Triệu chứng 3.1 Lâm sàng

Một phần của tài liệu Giáo trình điều dưỡng chuyên khoa hệ nội da liễu (2) (Trang 32 - 33)

3.1. Lâm sàng

3.1.1. Giai đoạn ủ bệnh: 10 đến 23 ngày (trung bình 14 ngày).

3.1.2. Tiền triệu

Thủy đậu ở trẻ em thường không có tiền triệu, bệnh thường bắt đầu bằng phát ban. Ở trẻ em lớn và người lớn phát ban đi sau tiền triệu khoảng 2 – 3 ngày với các triệu chứng: ớn lạnh, sốt, khó chịu, đau đầu, chán ăn.

3.1.3. Giai đoạn toàn phát

Tổn thương da: phát ban bắt đầu là các sẩn (thường dễ nhầm với sẩn ngứa), xuất hiện nhanh và nhanh chóng tiến triển đến mụn nước. Mụn nước thường đơn độc, riêng lẻ, số lượng ít ở trẻ em, còn ở người lớn số lượng mụn nước nhiều và tập trung hơn.

Mụn nước điển hình có kích thước từ 2 – 3 mm đường kính, hình tròn hoặc elip, mụn nước như nhọt nước nhỏ được ví như giọt sương trên cánh hoa hồng. Mụn nước nông, thành mỏng, xung quanh có quầng đỏ, lõm giữa; dịch trong mụn nước dần trở nên đục do sự xâm nhập của các tế bào viêm. Mụn nước trở thành mụn mủ khô dần từ vùng trung tâm và tạo thành vảy tiết trong vòng 8 – 12 giờ. Vảy tiết bong đi sau 1 – 3 tuần để lại nền da màu hồng thường mờ dần theo thời gian. Thương tổn mụn nước khi lành thường ít khi có sẹo, sẹo tạo thành do bệnh nhân tự bóc vảy gây tổn thương sâu hoặc do các thương tổn bị nhiễm khuẩn.

Phát ban thành từng đợt liên tục, nên cùng một lúc tất cả các giai đoạn tiến triển của bệnh đều có thể được nhìn thấy như: sẩn, mụn nước, mụn mủ, vảy tiết trên cùng một bệnh nhân, đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh thủy đậu.

Phân bố thương tổn: thương tổn thường bắt đầu ở vùng mặt, da đầu, sau lan đến thân và các chi (dấu hiệu tạt nước). Nhiều nhất ở mặt, thân; lòng bàn tay, bàn chân không có thương tổn.

Triệu chứng toàn thân: thường có sốt nhẹ, có thể sốt cao trong các trường hợp tổn thương lan rộng, có thể xuất hiện hạch ở vùng cổ, bẹn.

3.2. Một số thể lâm sàng đặc biệt

Thuỷ đậu xuất huyết (Hemorrhagic varicella) xuất huyết trong mụn mủ, gặp ở trẻ em bị thuỷ đậu nhưng hiếm gặp.

Thuỷ đậu bẩm sinh do mẹ bị thủy đậu trong thời kỳ mang thai.

3.3. Cận lâm sàng

Công thức máu: thường giảm số lượng bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan.

Phết kính Tzanck: lấy dịch nền mụn nước giai đoạn sớm, phết trên lam kính, nhuộm Giemsa, soi dưới kính hiển vi thấy tế bào đa nhân khổng lồ.

Sinh thiết tổn thương da: ở giai đoạn tiền mụn nước, hình ảnh mô bệnh học cho kết quả chẩn đoán chắc chắn hơn là phết kính Tzanck.

Nuôi cấy virus: phân lập virus trên môi trường nuôi cấy virus (nguyên bào sợi đơn lớp của người) lấy dịch mụn nước nuôi cấy có khi phát hiện được nhưng rất khó và tốn kém.

IV. Chẩn đoán

4.1. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng: - Chưa mắc thuỷ đậu bao giờ

- Tiếp xúc với người bị thủy đậu 2 - 3 tuần trước

- Triệu chứng toàn thân kín đáo ngay trước hay cùng lúc với phát ban - Có cùng một lúc những thành phần của ban có lứa tuổi khác nhau - Giảm bạch cầu

- Kính phết tế bào - Nuôi cấy virus (ít làm)

4.2. Chẩn đoán phân biệt

Pemphigoid bọng nước. Chốc.

Hồng ban đa dạng.

Nhiễm Herpes simplex lan tỏa. Dị ứng thuốc.

Một phần của tài liệu Giáo trình điều dưỡng chuyên khoa hệ nội da liễu (2) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w