Dùng điện cực chỉ thị là thủy tinh hay Pt. Điện cực so sánh là calomen hay Ag/AgCl. Để cho gọn có thể dùng điện cực tổ hợp là điện cực kép gồm một điện cực chỉ thị và một điện cực so sánh (thường hay dùng thủy tinh+calomen; thủy tinh Ag/AgCl; kim loại quí+calomen). Khi
5
1 2 3 4
nhúng các cực này vào dung dịch đo có pH trong khoảng 0<pH<12 thì quan hệ giữa thế của cực chỉ thị và pH là tuyến tính chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ theo phương
trình: E = E0H2 + 2,303. RT log a + = E0H2 + 2,303. RT pH
(trong đó E0H2 ≈ const, phụ thuộc nhiệt độ và bản chất mỗi điện cực; ở 250C trị số 2,303.
RT = 59,16 mV).
Vì vậy khi sử dụng máy đo thế (pH meter) có thể xác định được pH của dung dịch cần thử. Những núm điều chỉnh chính của một máy đo thế (pH meter):
6
7
1: Núm chọn chức năng. 2: Điều chỉnh nhiệt độ.
3: Điều chỉnh độ dốc (Slope).
4: Điều chỉnh thế bất đối xứng (Buffer hoặc 4.1.Dụng cụ, hóa chất: - Máy đo pH AP). 5: Màn hình hiện số. 6: Điện cực tổ hợp. 7: Dung dịch cần đo. F F F H
- Điện cực thủy tinh, calomen (hoặc điện cực tổ hợp) - Cốc để dung dịch
- Dung dịch đệm pH=7, pH=4, pH=9. - Chỉ thị màu vạn năng.
4.2.Tiến hành:
-Để máy ở chế độ đo pH, theo hướng dẫn sử dụng cụ thể trên thiết bị .
- Dùng giấy chỉ thị thử dung dịch cần đo xem pH ở khoảng nào. Lấy dung dịch đệm có pH gần pH dung dịch cần đo.
Ví dụ: Chuẩn máy với 2 dung dịch đệm (pH=7 ; pH=4 ); nên chuẩn với 7,0 trước, rồi chuẩn với dung dịch pH= 4,0 nếu môi trường ta đo có tính acid. Nếu môi trường base thì chuẩn điện cực bằng dung dịch pH = 7 trước rồi sau đó chuẩn lại bằng dung dịch pH= 9 trước khi đo các mẫu thử.
- Thay dung dịch đệm bằng dung dịch cần đo, màn hình sẽ chỉ trị số pH của dung dịch. Chú ý: mỗi khi thay dung dịch đo phải dùng bình phun nước cất rửa sạch cực, lau khô bằng giấy sạch, mịn và mềm.
Yêu cầu: số chỉ pH trên thiết bị không được sai quá ±0,2 đơn vị pH so với giá trị ghi trên dung dịch chuẩn.