Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát quyền lực hiệu quả

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 26)

Chế độ một đảng duy nhất cầm quyền đảm bảo cho Đảng không có sự cạnh tranh quyền lực. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với Đảng ta do nguy cơ sự tha hóa quyền lực mà biểu hiện cụ thể là sự độc đoán, chuyên quyền, xa rời quần chúng. Chính vì vậy, để củng cố vị trí và nâng cao năng lực cầm quyền, Đảng phải thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực một cách hiệu quả.

Trước hết, cần quan tâm đến việc tự kiểm soát trong nội bộ Đảng. Phát huy vai trò, năng lực kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp đối với tổ chức đảng và đảng viên, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những biểu hiện mơ hồ, dao động, những việc làm không đúng quy định Điều lệ Đảng, các quy chế, quy định của Đảng. Coi trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình liên quan đến các khâu của công tác cán bộ, do đây là việc làm phức tạp, nhạy cảm, dễ sinh ra các hiện tượng tiêu cực, chạy chức, chạy quyền, không đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, từ đó dẫn đến giảm sút năng lực lãnh đạo , cầm quyền của Đảng.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế và phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị-xã hội và quần chúng nhân dân trong giám sát và phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, hoạt động của tổ chức Đảng, nhà nước và cán bộ, đảng viên nhất là đảng viên giữ các cương vị lãnh đạo. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải trở thành các lực lượng nòng cốt giám sát việc việc thực hiện chính sách của Đảng, phản biện đối với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên nền tảng đối thoại dân chủ. Đảm bảo những chủ trương, chính sách của

Đảng trước khi thông qua phải có ý kiến của Mặt trận và các đoàn thể; Kịp thời phản ánh, góp ý với Đảng những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống để Đảng và nhà nước kịp thời điều chỉnh các chính sách, chủ trương, điều chỉnh trong triển khai thực hiện. Quan tâm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.Khi tiếp nhận ý kiến còn có vấn đề khác nhau, Đảng cần tổ chức trao đổi, thảo luận với Mặt trận và các đoàn thể để đi tới thống nhất.

Cùng với tự kiểm soát của hệ thống chính trị, Đảng phải có cơ chế phát huy vai trò giám sát, phát hiện vấn đề của các tầng lớp nhân dân; Thực sự tôn trọng lắng nghe ý kiến từ nhân dân; tiếp tục hoàn thiện những quy định của Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Có cơ chế để thẩm tra, xác minh những ý kiến phản ánh của nhân dân để Đảng tự soi lại các chủ trương, chính sách. Tự do, dân chủ, công khai trong bầu cử để lôi cuốn đông đảo nhân dân thực sự tham gia vào đời sống chính trị và lựa chọn đúng ngườiđại diện cho mình. Những chính sách có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân như: xây dựng các công trình công cộng, giao thông, phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, di dân và tái định cư … phải có tổ chức hoặc đại biểu của nhân dân giám sát quá trình ra chính sách, thực thi chính sách và kiểm tra đánh giá chính sách. Mở rộng thực hiện các loại hình dân chủ trực tiếp như: Trưng cầu ý dân; triển khai có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở. Nghiên cứu quy định về trưng cầu dân ý, lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân theo định kỳ đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt do dân bầu ra.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 26)