5. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn Châu Âu
2.2.4.1 Kiểm tra điều kiện về cường độ
Rc = 2cuc+ 3σh (2.29) Trong đó:
cuc - Sức kháng cắt không thoát nước của trụ đất ximăng, phụ thuộc vào hàm lượng xi măng sử dụng (kPa).
σh - Giá trị ứng suất ngang tác dụng lên thành trụ (áp lực bị động) (kPa).
Tải trọng tác dụng vào trụ là tích số giữa giá trị tải trọng phân bổ trên 1m2 với giá trị “diện tích tương đương của 1 trụ”. Với giả thiết ứng suất tác dụng không giảm theo chiều sâu, chỉ số ứng suất tác dụng lên trụ được tính bằng tải trọng tác dụng vào trụ chia cho diện tích của một trụ. Chỉ số “diện tích tương đương của 1 trụ” được xác định bằng diện tích khu vực gia cố chia cho tổng số trụ.
Cường độ chịu tải của vật liệu trụ Rc với giá trị của cường độ của đất gia cố khoảng 50kg xi măng/m dài trụ. Hệ số an toàn là tỷ số của cường độ trụ và ứng suất tác dụng lên trụ, thường > 1,2. [8] [9]
2.2.4.2 Tính toán độ lún
Độ lún được xác định bằng tổng độ lún của trụ và độ lún phần đất ở bên dưới khu vực được gia cố.
- Độ lún của trụ đất ximăng . (1 ) col soil q h S aE a E (2.30) Trong đó: S - Độ lún của trụ (m).
h - Chiều dày đất yếu trong phạm vi gia cố (m). q - Áp lực gây lún (kPa).
a - Tỷ số quy đổi diện tích, a = A/d2. A - Diện tích tiết diện ngang của trụ (m2). d - Khoảng cách giữa tim các trụ (m).
Ecol và Esoil - Mô đun đàn hồi của trụ và của nền đất thiên nhiên chưa gia cố.
- Độ lún của phần đất dưới khu vực được gia cố:
Độ lún xảy ra trong vùng ảnh hưởng đến độ sâu khi thỏa mãn điều kiện sau: σz ≤ 0,1.γ. H
Trong đó:
H - Chiều sâu vùng ảnh hưởng lún (m). γ - Trọng lượng thể tích của đất (kN/m3).