Phương pháp tính theo tiêu chuẩn Thượng Hải–Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng xử của nền đất yếu được gia cố bằng trụ đất xi măng kết hợp vải địa kỹ thuật dưới nền đường đắp cao tại huyện cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 53 - 54)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.5. Phương pháp tính theo tiêu chuẩn Thượng Hải–Trung Quốc

2.2.5.1 Xác định tỷ số giữa diện tích tính đổi và khoảng cách trụ C

Tỷ số diện tích tính đổi là diện tích trụ xi măng trên 1m2 đất nền gia cố. Khoảng cách các trụ cần căn cứ vào tải trọng công trình tác dụng lên đất nền và khả năng chịu tải của nền đất thiên nhiên.

Cường độ trụ đất xi măng được xác định theo công thức:

Rsp = αqn.Rs.β.(1-α)/(KK’). (2.31) Trong đó:

Rsp: Cường độ thiết kế đất nền, phải lớn hơn hoặc bằng trị số tải trọng phụ

qn: Cường độ chịu nén (không giới hạn bên) của mẫu thí nghiệm ximăng đất trong phòng thí nghiệm

K: Hệ số an toàn K=2

K’: Hệ số về sự khác biệt của độ đồng đều giữa mẫu thí nghiệm trong phòng và thực tế hiện trường, K’=1,5

β: Hệ số chiết giảm mức độ phát huy khả năng chịu tải đất nền thường lấy từ 0,3÷1. Trường hợp không hạn chế độ lún có thể lấy bằng 1. Độ lún khống chế càng nghiêm ngặt, trị số trên càng nhỏ xấp xỉ 0,5÷0,6.

Rs: Sức chịu tải cho phép của đất α: Trị số diện tích tính đổi

2.2.5.2 Xác định đường kính và chiều dài trụ

Chiều dài trụ cần căn cứ vào tình hình địa chất, tải trọng tính toán trên các phương diện như cường độ và độ lún có kể đến các trường hợp tải trọng bất lợi nhất.

Kiểm tra cường độ bao gồm kiểm tra sức chịu tải của đất nền theo chiều sâu thẳng đứng, kiểm toán ổn định tổng thể. Dựa trên tính năng yêu cầu của thiết bị cho phép với đường kính và chiều sâu khoan trụ cho phép chế tạo trụ theo công suất của máy cho phù hợp.

2.2.5.3 Tính toán độ lún

Sử dụng phương pháp tổng hợp độ lún của các lớp địa tầng, lưu ý trong phạm vi tầng bị nén lún đã bao gồm chiều sâu (chiều dài trụ) được gia cố bằng trụ và phạm vi đất nền thiên nhiên được gia cố bằng trụ trên.

Độ lún trụ đất ximăng được xác định theo công thức sau:

s p E E b q S ) 1 ( . . . 1        (2.32) Trong đó:

Ψ: Hệ số tính toán lún trên đất yếu q: Áp lực gây lún

b: Chiếu rộng của công trình α: Hệ số diện tích tính đổi

Ep: Module nén lún của trụ đất ximăng

Es: Module nén lún của địa tầng đất nền trong phạm vi chiều sâu gia cố đất yếu.

Độ lún phần đất ở bên dưới khu vực được gia cố được tính cũng như ở phần trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng xử của nền đất yếu được gia cố bằng trụ đất xi măng kết hợp vải địa kỹ thuật dưới nền đường đắp cao tại huyện cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)