3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 15/06/
4.1.2 Đối với thân sả
Trong thí nghiệm này, thân sả được xử lý tương tự mục 4.1.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của quá trình chần hơi lên sự thay đổi hàm ẩm của thân sả khi sấy được biểu diễn ở hình 4.3.
Hình 4.3 Đồ thị đường cong sấy của thân sả tại điều kiện chần hơi
Kết quả ở hình 4.3 cho thấy khi tăng thời gian chần hơi thì thời gian cần thiết để sấy mẫu về độ ẩm yêu cầu sẽ giảm. Cụ thể, đối với mẫu không chần thì thời gian sấy là 130 phút, mẫu chần 2 phút thời gian sấy là 120 phút và giảm xuống 110 phút đối với mẫu chần từ 4 đến 6 phút. Có thể thời gian chần càng lâu thì cấu trúc tế bào trong thân sả bị phá vỡ càng nhiều làm cho nước trong nguyên liệu thoát ra nhanh hơn khi gặp không khí nóng.
Như vậy, quá trình chần hơi có ảnh hưởng đến khả năng thoát ẩm của thân sả trong quá trình sấy.
Ảnh hưởng của quá trình chần hơi lên hiệu suất tinh dầu thân sả được biểu diễn ở hình 4.4.
Hình 4.4 Đồ thị hiệu suất tinh dầu của thân sả tại điều kiện chần hơi
Kết quả ở hình 4.4 cho thấy khi thân sả được chần hơi thì hiệu suất tinh dầu không thay đổi đáng kể. Có thể thời gian chần hơi chưa đủ để tinh dầu trong thân sả khuếch tán vào hơi nước.
Kết quả ở mục 4.1.1 và 4.1.2 cho thấy thời gian chần hơi có ảnh hưởng đến khả năng thoát ẩm của thân sả khi tiếp xúc với không khí nóng nhưng không ảnh hưởng đối với lá sả, điều này có thể do cấu trúc của thân và lá khác nhau. Chần hơi có ảnh hưởng đến hiệu suất tinh dầu trong lá sả nhưng không có ảnh hưởng đáng kể đối với thân sả. Điều này có thể do cấu trúc thân sả có nhiều lớp nhưng lá sả thì không nên tinh dầu trong lá bị khuếch tán vào hơi nước nhiều hơn so với thân.
4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CHẦN BẰNG NƯỚC NÓNG 4.2.1Ảnh hưởng của thời gian chần