Ảnh hưởng của nhiệt độ chần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quá trình chần và sấy đến hàm lượng tinh dầu trong lá, thân sả (cymbopogon citratus) (Trang 35 - 38)

3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 15/06/

4.2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ chần

Đối với lá sả

Trong thí nghiệm này, nguyên liệu (500g) được chần trong nước ở các mức nhiệt độ khảo sát 80, 85, 90, 95°C trong khoảng thời gian 2 phút. Sau khi chần nguyên liệu được làm ráo 10-15 phút và đem đi sấy ở nhiệt độ 60°C. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ chần nước lên sự thay đổi hàm ẩm của lá sả khi sấy được biểu diễn ở hình 4.9.

Hình 4.9 Đồ thị đường cong sấy của lá sả tại điều kiện chần nước trong 2 phút

Kết quả ở hình 4.9 cho thấy khi tăng nhiệt độ chần nước từ 80 đến 95°C thì không có ảnh hưởng đến thời gian thoát ẩm của lá sả. Có thể do thời gian chần nguyên liệu chưa đủ để phá vỡ cấu trúc tế bào lá sả.

Như vậy, nhiệt độ chần nước không ảnh hưởng đến thời gian thoát ẩm của lá sả khi tiếp xúc với không khí nóng.

Ảnh hưởng của nhiệt độ chần nước đến hiệu suất tinh dầu lá sả được biểu diễn ở hình 4.10.

Kết quả ở hình 4.10 cho thấy hiệu suất tinh dầu giảm dần khi tăng nhiệt độ chần từ 80 đến 95°C. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê với 𝛼 = 0.05. Điều này có thể do cấu trúc lá sả chưa bị ảnh hưởng nhiều khi chần ở các chế độ này.

Như vậy, lá sả tiếp xúc với nước nóng nhiệt độ từ 80-95°C trong 2 phút không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất tinh dầu.

Đối với thân sả

Trong thí nghiệm này, thân sả được xử lý tương tự mục 4.2.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ chần nước lên sự thay đổi hàm ẩm của thân sả khi sấy được biểu diễn ở hình 4.11.

Hình 4.11 Đồ thị đường cong sấy của thân sả tại điều kiện chần nước trong 2 phút

Kết quả ở hình 4.11 cho thấy khi tăng nhiệt độ chần từ 80 đến 95°C thì thời gian thoát ẩm của nguyên liệu không bị ảnh hưởng. Như vậy, các chế độ chần này chưa có tác động đáng kể đến cấu trúc thân sả.

Ảnh hưởng của nhiệt độ chần đến hiệu suất tinh dầu thân sả được biểu diễn ở hình 4.12.

Hình 4.12 Đồ thị hiệu suất tinh dầu của thân sả tại điều kiện chần nước trong 2 phút

Kết quả ở hình 4.12 cho thấy khi tăng nhiệt độ chần từ 80 đến 85°C thì hiệu suất tinh dầu tăng, tuy nhiên, khi nhiệt độ tiếp tục tăng từ 85 đến 95°C thì hiệu suất này giảm dần. Nhiệt độ chần phù hợp có thể tác động đến cấu trúc tế bào thân sả, giúp tinh dầu dễ dàng được giải phóng trong quá trình chưng cất. Tuy nhiên, tinh dầu là thành phần dễ bay hơi nên nếu nhiệt độ xử lý quá cao nó có thể bị tổn thất do khuếch tán vào nước trong khi chần hoặc bay hơi một phần khi sấy, dẫn đến hiệu suất tinh dầu giảm [37].

Như vậy, hiệu suất tinh dầu thân sả bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ chần, nhiệt độ chần cao hơn 90°C trong 2 phút làm giảm hiệu suất tinh dầu.

Kết quả ở mục 4.2.2.1 và 4.2.2.2 cho thấy nhiệt độ chần không ảnh hưởng đến khả năng thoát ẩm của thân và lá sả, không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất tinh dầu của lá, tuy nhiên, có ảnh hưởng đến hiệu suất tinh dầu của thân.

Từ kết quả mục 4.1 và 4.2, sau khi cân nhắc về thời gian thoát ẩm của nguyên liệu khi sấy, hiệu suất tinh dầu tính toán được sau khi chưng cất, mẫu nguyên liệu được chọn cho thí nghiệm tiếp theo là mẫu sả (lá, thân) không qua quá trình chần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quá trình chần và sấy đến hàm lượng tinh dầu trong lá, thân sả (cymbopogon citratus) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)