Các số liệu được trình bày dưới dạng Số trung bình (Mean) ± SEM (Standard Error of Mean – sai số chuẩn của số trung bình). Nếu có khác biệt giữa các lô, xác định sự khác biệt giữa hai lô bằng phép kiểm Mann-Whitney với phần mềm thống kê Minitab 16.0. Sự khác nhau được xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ & BÀN LUẬN 3.1. KẾT QUẢ
3.1.1. Tác động của chất khảo sát lên quá trình đông máu
Kết quả khảo sát tác động của PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1 và 5.22.3 lên thời gian đông máu so với lô chứng (NaCl 0,9%) đã được thể hiện ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thời gian đông máu dưới tác động của các chất khảo sát của PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 ở liều 2,48mg/kg so với lô chứng (NaCl 0,9%)
Thời gian đông máu (giây)
Sau 20 phút Sau 30 phút Sau 60 phút Sau 90 phút Sau 120 phút
PĐ5 422.3± 48.4* 391.7± 48.1* 387.5± 35.0 360.2± 56.5 358.8± 26.6* 5.5.1 442.5± 20.6** 426.2± 25.6** 366.2± 25.0** 428.3± 51.1 296.3± 37.4 5.21.1 401.5± 31.2 340.8± 29.1 300.3± 32.1 460.5± 41.7 313.3± 24.9* 5.22.3 556.5± 87.2** 426.2± 53.7* 388.0± 46.3* 367.0± 25.5* 261.8± 16.4 Chứng 307.7± 17.4 290.67± 9.58 286.00± 6.31 256.3± 20.4 229.7± 13.2 * p < 0,05 ** p < 0,01 so với chứng
Hình 3.1. Thời gian đông máu dưới tác động của PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 ở liều 2,48mg/kg
Nhìn chung, các PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1 và 5.22.3 đều cho tác động kéo dài thời gian đông máu trong suốt quá trình thử nghiệm (thời gian đông máu được xác định tại các thời điểm 20, 30, 60, 90 và 120 phút sau tiêm tĩnh mạch đuôi chuột các PĐ khảo sát).
PĐ 5 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) được quan sát thấy ở các thời điểm 20, 30 và 120 phút sau khi tiêm. Riêng thời điểm 60 và 90 phút, sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Trong 30 phút đầu kể từ sau khi tiêm thuốc, ngoại trừ PĐTC 5.21.1, các PĐTC khác đều cho thời gian đông máu dài hơn hẳn so với nhóm chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. PĐTC 5.21.1 tuy kéo dài thời gian đông máu đáng kể so với nhóm chứng nhưng lại không mang ý nghĩa thống kê.
Sau 60 phút thì chỉ còn 2 PĐCT là 5.5.1 và 5.22.3 cho sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. PĐTC 5.21.1 dù có kéo dài thời gian đông máu nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.
Sau 90 phút, các PĐTC đều kéo dài thời gian đông máu đáng kể so với nhóm chứng. Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ được thể hiện ở PĐTC 5.22.3, các PĐTC còn lại thì không có ý nghĩa thống kê.
Sau 120 phút đã có sự khác biệt so với các thời điểm trước. Các PĐTC vẫn cho tác động kéo dài thời gian đông máu, nhưng 5.21.1 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, trong khi 5.5.1 và 5.22.3 cho thấy sự khác biệt không đáng kể và cũng không mang ý nghĩa thống kê.
Như vậy, cả PĐ 5 và 3 PĐTC 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 ở liều 2,48 mg/kg đều tăng thời gian đông máu so với lô chứng. Trong đó, PĐTC 5.21.1 cho tác động chậm nhất.
3.1.2. Tác động của chất khảo sát lên quá trình chảy máu
Kết quả khảo sát tác động của PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.22.3 và 5.21.1 lên thời gian chảy máu so với lô chứng (NaCl 0,9%) đã được thể hiện ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thời gian chảy máu dưới tác động của các chất khảo sát của PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 ở liều 2,48mg/kg so với lô chứng (NaCl 0,9%)
Thời gian chảy máu (giây)
Sau 20 phút Sau 30 phút Sau 60 phút Sau 90 phút Sau 120 phút
PĐ 5 386.2±57.3* 187.0±64.6* 86±2.38 119.3±29.2* 183±80.7 5.5.1 248.2±66.7* 314±58.6* 146.7±46.0* 65±14.5 40.2±10.3 5.22.3 233.0±30.6 ** 179.0±41.4* 218.7±78.5** 151.5±57.4 83.8±13.7 5.21.1 314.5±85.2* 84.8±16.7 81.2±15.4 61.8±14.8 68.8±16.4 Chứng 79.5±13.7 43.33±1.94 45.83±3.95 40.67±5.02 49.67±7.85 * p < 0,05 ** p < 0,01 so với chứng
Hình 3.2. Thời gian chảy máu dưới tác động của PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 ở liều 2,48mg/kg
Nhìn chung, các PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1 và 5.22.3 đều có tác động kéo dài thời gian chảy máu trong suốt quá trình thử nghiệm (thời gian chảy máu được xác định tại các thời điểm 20, 30, 60, 90 và 120 phút sau tiêm tĩnh mạch chuột các chất khảo sát).
PĐ 5 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) được quan sát thấy ở các thời điểm 20, 30 và 90 phút sau khi tiêm. Riêng thời điểm 60 và 120 phút, sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Sau 20 phút kể từ khi tiêm thuốc, cả 3 PĐTC đều kéo dài thời gian chảy máu so với nhóm chứng từ 3-5 lần và tất cả sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Sau 30 phút, các PĐTC 5.5.1 và 5.22.3 đều kéo dài thời gian chảy máu đáng kể so với nhóm chứng và các khác biệt đều có ý nghĩa thống kê. Đáng chú ý, PĐTC 5.5.1 có thời gian chảy máu gấp khoảng 7,2 lần so với nhóm chứng và sự chênh lệch này là cao nhất so với các thời điểm khảo sát khác của PĐTC này và các PĐTC khác trong suốt quá trình thử nghiệm. Ở PĐTC 2.21.1, thời gian chảy máu mặc dù có kéo dài nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.
Sau 60 phút, mặc dù các PĐTC đều kéo dài thời gian chảy máu so với nhóm chứng nhưng chỉ có 5.5.1 và 5.22.3 có ý nghĩa thống kê, 5.21.1 có sự khác biệt so với nhóm chứng không lớn (1,8 – 1,9 lần, trong khi 5.5.1 và 5.22.3 tương ứng là 3,2 và 4,8 lần) và cũng không có ý nghĩa thống kê.
Sau 90 phút, cả 3 PĐTC 5.5.1, 5.22.3 và 5.21.1 dù có kéo dài thời gian chảy máu so với nhóm chứng nhưng không mang ý nghĩa thống kê.
Sau 120 phút, so với nhóm chứng, hầu hết các PĐTC đều kéo dài thời gian chảy máu, chỉ có duy nhất PĐTC 5.5.1 có thời gian chảy máu ngắn hơn. Tuy nhiên, cả 3 PĐTC được khảo sát đều cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê..
Như vậy, cả PĐ 5 và 3 PĐTC 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 ở liều 2,48 mg/kg đều tăng thời gian chảy máu so với lô chứng. Trong đó, PĐTC 5.21.1 cho tác động yếu nhất.
3.2. BÀN LUẬN
Theo các nghiên cứu trước đây, nọc thô bò cạp Heterometrus laoticus được tách ra 5 PĐ (cột Saphadex G-50 1,5 x 100cm). Trong đó, PĐ 5 làm tăng thời gian đông máu lên 10 lần so với mẫu đối chứng qua xét nghiệm APTT [2].
Trong thử nghiệm in vivo, PĐ 5 thể hiện rõ ảnh hưởng lên thời gian đông – chảy máu thông qua việc kéo dài thời gian đông – chảy máu so với nhóm chứng suốt 120 phút của quá trình thử nghiệm. Cụ thể, PĐ 5 có thời gian đông máu gấp 1,1 – 1,4 lần nhóm chứng và thời gian chảy máu gấp 2,9 – 4,9 lần nhóm chứng. Như vậy, kết quả in vivo
đã góp phần củng cố thêm bằng chứng chứng minh tác dụng chống đông máu của PĐ 5 nọc bò cạp Heterometrus laoticus.
Từ PĐ 5 Heterometrus laoticus, đã tách được 24 PĐTC qua sắc ký pha đảo. Trong đó, các PĐTC sạch tách được là 5.5.1, 5.21.1 và 5.22.3 đều cho thấy tác động kéo dài thời gian đông – chảy máu trong suốt quá trình thử nghiệm.
Tác động lên quá trình đông máu của các PĐTC
Kết quả khảo sát cho thấy tác động kéo dài thời gian đông máu của các PĐTC khảo sát không cao, chỉ từ 1,3 – 1,8 lần so với nhóm chứng.
Trong đó, PĐTC 5.21.1 và 5.22.3 cho tác động nhanh và kéo dài. Cả 2 PĐTC trên đều thể hiện tác động ngay từ phút thứ 20 sau tiêm và kéo dài suốt 60 ở PĐTC 5.5.1 và 90 phút ở PĐTC 5.22.3. Đáng chú ý, tại thời điểm 20 phút kể từ khi tiêm thuốc, PĐTC 5.22.3 có thời gian đông máu kéo dài đến 1,8 lần so với nhóm chứng.
Ngược lại, PĐTC 5.21.1 lại cho tác động yếu và chậm hơn hẳn. PĐTC này phát huy tác động sau 120 phút kể từ khi tiêm thuốc và cho kèo dài thời gian đông máu chỉ 1,4 lần so với nhóm chứng.
Tác động lên quá trình chảy máu của các PĐTC
Kết quả khảo sát cho thấy tác động kéo dài thời gian chảy máu của các PĐTC khảo sát khá rõ ràng, từ khoảng từ 2,9 đến 7,2 lần so với nhóm chứng. Trong khi PĐTC 5.5.1 và 5.22.3 thể hiện tác động mạnh hơn thì PĐTC 5.21.1 là yếu nhất.
Cả 2 PĐTC 5.5.1 và 5.22.3 đều thể hiện tác động kéo dài thời gian chảy máu trong suốt 1 giờ đầu thử nghiệm. Đáng chú ý, tại thời điểm 30 phút sau tiêm thuốc, PĐTC 5.5.1 có thời gian chảy máu dài gấp 7,2 lần nhóm chứng.
Ngược lại, PĐTC 5.21.1 thể hiện tác động yếu nhất và ngắn nhất trong số các PĐTC được khảo sát. PĐTC này chỉ cho tác động trong 20 phút đầu.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN
- PĐ 5, các PĐTC 5.5.1, 5.21.1 và 5.22.3 đều cho thấy tác động kéo dài thời gian đông máu và chảy máu.
- Tác động kéo dài thời gian chảy máu của PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1 và 5.22.3 rõ hơn đông máu.
- PĐTC 5.5.1 và 5.22.3 có tác động kéo dài thời gian đông – chảy máu mạnh hơn. - PĐTC 5.21.1 có tác động kéo dài thời gian đông - chảy máu yếu nhất.
4.2. ĐỀ NGHỊ
Tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định đích tác động và cơ chế tác động của các PĐ lên hoạt động chống đông máu.
Từ đó triển khai các nghiên cứu tối ưu hóa quá trình chiết tách, tinh sạch các chất, nghiên cứu thành phẩm và ứng dụng vào điều trị bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Ngọc Anh, Phạm Nguyên Đông Yên, Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Thanh Đức, Võ Phùng Nguyên (2010), "Khảo sát thành phần protein của nọc bọ cạp
Heterometrus laoticus phân bố ở Tây Ninh và so sánh nó với nọc bọ cạp này phân bố ở An Giang", Tạp chí Hóa học, 48(4B), tr. 285-289.
2. Hoàng Ngọc Anh, Võ Đỗ Minh Hoàng, Nikitin Ilya, Utkin Yurin (2011), "Tách và bước đầu nghiên cứu các toxin ngắn của nọc bọ cạp Heterometrus laoticus",
Tạp chí Hóa học, 49(1), tr. 117-121.
3. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 1074- 1076.
4. Bộ môn Miễn dịch-Sinh lý bệnh - Trường đại học Y Hà Nội (2012), Sinh lý bệnh học, tái bản lần thứ 2,NXB Y học, Hà Nội, tr. 297-298.
5. Trần Thị Thu Hằng (2018), Dược lực học, tái bản lần thứ 22,NXB Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 947-964.
6. Võ Đỗ Minh Hoàng, Phạm Nguyên Đông Yên, Lưu Hoàng Lê Giang, Võ Phùng Nguyên, Hoàng Ngọc Anh (2014), "Khảo sát tính chất hóa học và dược tính của nọc bọ cạp đen Heterometrus laoticus (An Giang)", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 52(1C), tr. 217-224.
7. Võ Phùng Nguyên, Hoàng Ngọc Anh, Lưu Hoàng Lê Giang (2009), "Độc tính cấp - bán trường diễn và tác động giảm đau, kháng viêm của nọc bọ cạp đen An Giang (Heterometrus laoticus)", Tạp chí Dược học, 400, tr. 13-17.
8. Võ Phùng Nguyên, Hoàng Ngọc Anh, Nguyễn Thị Phương Khuê (2008), "Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm đau của nọc bò cạp nâu và bò cạp đen Việt Nam", Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, Tập 12(1), tr. 106.
9. Võ Phùng Nguyên, Hoàng Ngọc Anh, Nguyễn Thị Phương Khuê (2008), "Nghiên cứu độc tính cấp, tác dụng giảm đau, kháng viêm của nọc bọ cạp đen Tây Ninh",
Tạp chí Dược học, 389, tr. 31-34.
10. Nguyễn Thị Thùy Trang, Trần Hiếu Trung, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Cửu Khoa, Võ Phùng Nguyên, Yuri Utkin, Hoàng Ngọc Anh (2014), "Khảo sát tác động kháng viêm, giảm đau các phân đoạn nọc bọ cạp Heterometrus laoticus",
Tạp chí Dược học, 464, tr. 41-45.
11. Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế (2012), Giải phẩu sinh lý người (Dùng cho đào tạo dược sĩ đại học), NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 75-85.
TIẾNG ANH
12. Andrade E., Villanova F., Borra P., Leite K., Troncone L., Cortez I., Messina L., Paranhos M., Claro J., Srougi M. (2008), "Penile erection induced in vivo by a purified toxin from the Brazilian spider Phoneutria nigriventer", BJU Int, 102(7), p. 835-837.
13. Berger R., Billups K., Brock G., Broderick G. A., Dhabuwala C. B., Goldstein I., Hakim L. S., Hellstrom W., Honig S., Levine L. A., Lue T., Munarriz R., Montague D. K., Mulcahy J. J., Nehra A., Rogers Z. R., Rosen R., Seftel A. D., Shabsigh R., Steers W. (2001), "Report of the American Foundation for Urologic Disease (AFUD) Thought Leader Panel for evaluation and treatment of priapism", Int J Impot Res, 13 Suppl 5, p. S39-43.
14. Brazón Josmary, Guerrero Belsy, D´Suze Gina, Sevcik Carlos, Arocha-Piñango Carmen L (2013), "Anticoagulant and factor Xa-like activities of Tityus discrepans scorpion venom", Acta Toxicol. Argent., 21(1), p. 26-32.
15. Brunton Laurence L., Chabner Bruce A., Knollmann Bjorn C. (2011), Goodman & Gilman's The Pharmacological Basic of Therapeutics, 12th edition,McGraw Hill Medical, New York, p. 849.
16. Catterall W. A., Cestele S., Yarov-Yarovoy V., Yu F. H., Konoki K., Scheuer T. (2007), "Voltage-gated ion channels and gating modifier toxins", Toxicon, 49(2), p. 124-41.
17. Chen B., Ji Y. (2002), "Antihyperalgesia effect of BmK AS, a scorpion toxin, in rat by intraplantar injection", Brain Res, 952(2), p. 322-326.
18. Chen J., Feng X. H., Shi J., Tan Z. Y., Bai Z. T., Liu T., Ji Y. H. (2006), "The anti-nociceptive effect of BmK AS, a scorpion active polypeptide, and the possible mechanism on specifically modulating voltage-gated Na+ currents in primary afferent neurons", Peptides, 27(9), p. 2182-2192.
19. Chuang R. S., Jaffe H., Cribbs L., Perez-Reyes E., Swartz K. J. (1998), "Inhibition of T-type voltage-gated calcium channels by a new scorpion toxin", Nat Neurosci, 1(8), p. 668-674.
20. Couraud F., Jover E., Dubois J.M., Rochat H. (1982), "Two types of scorpion toxin receptor sites, one related to the activation, the other to the inactivation of the action potential sodium channel", Toxicon, 20(1), p. 9-16.
21. Couzijn H.W.C. (1981), "Revision of the Genus Heterometrus Hemprich & Ehrenberg (Scorpionidae, Arachnidea)", Zoologische Verhandelingen, 184(1), p. 1-196.
22. DeBin J. A., Maggio J. E., Strichartz G. R. (1993), "Purification and characterization of chlorotoxin, a chloride channel ligand from the venom of the scorpion", Am J Physiol, 264(2 Pt 1), p. C361-369.
23. DeBin J. A., Strichartz G. R. (1991), "Chloride channel inhibition by the venom of the scorpion Leiurus quinquestriatus", Toxicon, 29(11), p. 1403-1408. 24. Diaz-Garcia A., Morier-Diaz L., Frion-Herrera Y., Rodriguez-Sanchez H.,
Caballero-Lorenzo Y., Mendoza-Llanes D., Riquenes-Garlobo Y., Fraga-Castro J. A. (2013), "In vitro anticancer effect of venom from Cuban scorpion
Rhopalurus junceus against a panel of human cancer cell lines", J Venom Res, 4, p. 5-12.
25. Dorce A. L. C., Martins A. D. N., Dorce V. A. C., Nencioni A. L. A. (2017), "Perinatal effects of scorpion venoms: maternal and offspring development", J Venom Anim Toxins Incl Trop Dis, 23(1), p. 31.
26. Fu Y. J., Yin L. T., Liang A. H., Zhang C. F., Wang W., Chai B. F., Yang J. Y., Fan X. J. (2007), "Therapeutic potential of chlorotoxin-like neurotoxin from the Chinese scorpion for human gliomas", Neurosci Lett, 412(1), p. 62-67.
27. Gopalakrishnakone P., Possani Lourival D., Schwartz Elisabeth F., Vega Ricardo C. Rodríguez de la (2014), Scorpion venoms, Springer, Dordrecht, p. 3-496. 28. Gordon D., Karbat I., Ilan N., Cohen L., Kahn R., Gilles N., Dong K., Stuhmer
W., Tytgat J., Gurevitz M. (2007), "The differential preference of scorpion alpha-toxins for insect or mammalian sodium channels: implications for improved insect control", Toxicon, 49(4), p. 452-472.
29. Goudet C., Chi C. W., Tytgat J. (2002), "An overview of toxins and genes from the venom of the Asian scorpion Buthus martensi Karsch", Toxicon, 40(9), p. 1239-58.
30. Guan R., Wang C. G., Wang M., Wang D. C. (2001), "A depressant insect toxin with a novel analgesic effect from scorpion Buthus martensii Karsch", Biochim Biophys Acta, 1549(1), p. 9-18.
31. Hamilton P. J., Ogston D., Douglas A. S. (1974), "Coagulant activity of the scorpion venoms Palamneus gravimanus and Leiurus quinquestriatus",