Tác động của chất khảo sát lên quá trình đông máu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tác động chống đông máu của các phân đoạn nọc bò cạp heterometrus laoticus (Trang 37 - 38)

Kết quả khảo sát tác động của PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1 và 5.22.3 lên thời gian đông máu so với lô chứng (NaCl 0,9%) đã được thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thời gian đông máu dưới tác động của các chất khảo sát của PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 ở liều 2,48mg/kg so với lô chứng (NaCl 0,9%)

Thời gian đông máu (giây)

Sau 20 phút Sau 30 phút Sau 60 phút Sau 90 phút Sau 120 phút

PĐ5 422.3± 48.4* 391.7± 48.1* 387.5± 35.0 360.2± 56.5 358.8± 26.6* 5.5.1 442.5± 20.6** 426.2± 25.6** 366.2± 25.0** 428.3± 51.1 296.3± 37.4 5.21.1 401.5± 31.2 340.8± 29.1 300.3± 32.1 460.5± 41.7 313.3± 24.9* 5.22.3 556.5± 87.2** 426.2± 53.7* 388.0± 46.3* 367.0± 25.5* 261.8± 16.4 Chứng 307.7± 17.4 290.67± 9.58 286.00± 6.31 256.3± 20.4 229.7± 13.2 * p < 0,05 ** p < 0,01 so với chứng

Hình 3.1. Thời gian đông máu dưới tác động của PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 ở liều 2,48mg/kg

Nhìn chung, các PĐ 5 và các PĐTC 5.5.1, 5.21.1 và 5.22.3 đều cho tác động kéo dài thời gian đông máu trong suốt quá trình thử nghiệm (thời gian đông máu được xác định tại các thời điểm 20, 30, 60, 90 và 120 phút sau tiêm tĩnh mạch đuôi chuột các PĐ khảo sát).

PĐ 5 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) được quan sát thấy ở các thời điểm 20, 30 và 120 phút sau khi tiêm. Riêng thời điểm 60 và 90 phút, sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Trong 30 phút đầu kể từ sau khi tiêm thuốc, ngoại trừ PĐTC 5.21.1, các PĐTC khác đều cho thời gian đông máu dài hơn hẳn so với nhóm chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. PĐTC 5.21.1 tuy kéo dài thời gian đông máu đáng kể so với nhóm chứng nhưng lại không mang ý nghĩa thống kê.

Sau 60 phút thì chỉ còn 2 PĐCT là 5.5.1 và 5.22.3 cho sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. PĐTC 5.21.1 dù có kéo dài thời gian đông máu nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.

Sau 90 phút, các PĐTC đều kéo dài thời gian đông máu đáng kể so với nhóm chứng. Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ được thể hiện ở PĐTC 5.22.3, các PĐTC còn lại thì không có ý nghĩa thống kê.

Sau 120 phút đã có sự khác biệt so với các thời điểm trước. Các PĐTC vẫn cho tác động kéo dài thời gian đông máu, nhưng 5.21.1 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, trong khi 5.5.1 và 5.22.3 cho thấy sự khác biệt không đáng kể và cũng không mang ý nghĩa thống kê.

Như vậy, cả PĐ 5 và 3 PĐTC 5.5.1, 5.21.1, 5.22.3 ở liều 2,48 mg/kg đều tăng thời gian đông máu so với lô chứng. Trong đó, PĐTC 5.21.1 cho tác động chậm nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tác động chống đông máu của các phân đoạn nọc bò cạp heterometrus laoticus (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)