Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá thời gian chờ đợi có thuốc theo đơn của người bệnh tại bộ phận cấp thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế bệnh viện quận 11 trong năm 2017 (Trang 33)

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo 2 phương pháp nghiên cứu hồi cứu và nghiên cứu mô tả cắt ngang.

 Nghiên cứu hồi cứu:

Phương pháp nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trong quá trình khảo sát thời gian chờ đợi trung bình của NB nhằm hồi cứu số liệu đã được khảo sát từ NVYT bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú BHYT từ tháng 08/2017 đến tháng 05/2018 tại 2 khu khám BHYT cấp phát thường và cấp phát dịch vụ.

Trong phân tích số liệu sử dụng theo hướng hồi cứu có ưu điểm ít tốn thời gian, công sức và thu thập dữ liệu nhanh. Tuy nhiên với hướng mô tả hồi cứu, thu thập các dữ liệu có sẵn nên có thể gặp các sai sót hay thiếu các thông tin cần thiết cho mẫu đánh giá dẫn đến kết quả nghiên cứu không đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ: có thể xảy ra một số nhầm lẫn hay sai sót trong quá trình nhập dữ liệu gây khó khăn trong thống kê truy xuất số liệu dẫn đến không đạt hiệu suất cao.

 Nghiên cứu mô tả cắt ngang:

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trong quá trình khảo sát số lượng NB trung bình trong ngày và đánh giá, phân tích mối liên hệ các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ đợi của NB.

Tuy nhiên, phương pháp này gây hạn chế trong quá trình khảo sát vì chỉ ghi nhận hiện trạng tại một thời điểm, không thể đánh giá tổng quát trong thời gian dài.

2.3.2. Nội dung nghiên cứu

Bảng 2.1. Bảng tóm tắt nội dung nghiên cứu

Nội dung công việc Thời gian thực hiện Sản phẩm

- Hồi cứu thời gian chờ đợi trung bình của NB tại 2 khu khám BHYT

-Khảo sát số lượng NB trung bình trong ngày.

05/2018 – 08/2018 Bảng số liệu khảo sát -Khảo sát thời gian từ lúc

NB nộp sổ đến lúc NB lấy thuốc tại khu BHYT cấp phát thường.

- Đánh giá, phân tích các ảnh hưởng tồn tại qua phân tích tương quan và phân tích hồi quy.

15/08/2018 – 15/09/2018

Bảng kết quả phân tích tương quan và phân tích

hồi quy.

2.3.3. Thu thập dữ liệu

- Chọn bất kì một số thứ tự tương ứng với số mà NB nhận được khi nộp sổ khám bệnh vào để nhận thuốc.

- Tiến hành theo dõi, ghi nhận thời gian từ lúc NB nộp sổ đến lúc NB thanh toán và nhận thuốc.

- Quá trình ghi nhận thời gian trải qua 05 bước: 1) Nhận sổ.

2) Giám định đơn thuốc theo quy định. 3) In BV01.

4) Soạn thuốc.

Hình 2.2. Tóm tắt quy trình thu thập dữ liệu.

2.3.4. Xử lý dữ liệu

2.3.4.1. Mô tả quá trình xử lý dữ liệu

Sau khi tiến hành quá trình khảo sát, ghi nhận thời gian từ lúc NB nộp sổ đến lúc NB nhận thuốc, giai đoạn thực hiện kế tiếp đó chính là tổng hợp số liệu đã thu nhận được và tiến hành phân tích để có thể đưa ra nhận xét về mối liên hệ cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của các giai đoạn đối với thời gian khảo sát từ đó xác định nguyên nhân và đưa ra đề xuất cải tiến.

Quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện thông qua các bước sau:

- Thống kê thời gian trung bình từ lúc NB nộp sổ đến khi thanh toán và lấy thuốc ở cả 2 khu khám BHYT cấp phát thường và cấp phát dịch vụ.

Chọn bất kì một số thứ tự tương ứng với số mà NB nhận được khi nộp sổ khám bệnh vào để nhận thuốc.

Tiến hành theo dõi, ghi nhận thời gian cùng họ và tên NB, mã số NB.

Theo dõi số thứ tự được chọn làm mẫu đến giai đoạn nào thì ghi nhận thời gian tại giai đoạn đó.

Sau đó, tính tổng thời gian từ lúc nộp sổ đến lúc thanh toán và lấy thuốc kéo dài bao lâu.

- Thống kê số lượng trung bình NB đến khám tại khu khám BHYT cấp phát thường và cấp phát dịch vụ.

- Thống kê các trường hợp có thời gian dài hơn thời gian trung bình.

- Tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành phân tích bằng phần mềm Excel 2013 thông qua công cụ hỗ trợ phân tích tương quan và phân tích hồi quy.

2.3.4.2. Một số khái niệm liên quan:

Bảng 2.2. Bảng khái niệm về các yếu tố liên quan

1. Định nghĩa về phân tích tương quan (Correlation analysis)

Phân tích tương quan là một phép phân tích đóng vai trò như thước đo độ lớn của các mối liên hệ giữa các biến định lượng trong nghiên cứu. Thông qua thước đo này người nghiên cứu có thể xác định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong nghiên cứu. Để có thể chứng minh mối liên hệ giữa thời gian khảo sát với các yếu tố liên quan về quy trình cấp phát thuốc ta tiến hành phân tích tương quan.

2. Định nghĩa về phân tích hồi quy (Regression analysis)

Phân tích hồi quy là tìm quan hệ phụ thuộc của một biến, được gọi là biến phụ thuộc vào một hoặc nhiều biến khác, được gọi là biến độc lập nhằm mục đích ước lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Phân tích hồi quy giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các giai đoạn trong

đến khâu lấy thuốc) đến thời gian khảo sát cũng như xác định được yếu tố nào gây ảnh hưởng đến thời gian chờ đợi của NB.

3. Định nghĩa về biến độc lập và biến phụ thuộc

- Biến độc lập (independent variable) là biến số tác động tới biến số khác (biến phụ thuộc) trong một mô hình kinh tế. Biến độc lập không bị tác động bi các loại biến khác.

- Biến phụ thuộc (dependent variable) là biến số chịu ảnh hưởng của một biến số khác trong mô hình Biến phụ thuộc sẽ thay đổi nếu như có sự thay đổi của biến độc lập.

- Biến độc lập và phụ thuộc là sự thể hiện quan hệ nhân quả. Biến độc lập giữ vai trò là nguyên nhân còn biến phụ thuộc là kết quả, khi tác nhân thay đổi thì kết quả thay đổi. Cụ thể trong đề tài nghiên cứu này, biến phụ thuộc là thời gian chờ đợi có thuốc của NB tại khu khám BHYT và biến độc lập là các bước trong quy trình cấp phát thuốc BHYT (nộp sổ - giám định – in BV01 – soạn thuốc – lấy thuốc).

4. Định nghĩa về BV01 BV01 làmẫu bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tại các cơ sở khám

bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định số 517/QĐ-BYT ngày 16 tháng 09 năm 2013 được dùng để tổng hợp đầy đủ, chi tiết chi phí của các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo các quy định đã được sử dụng cho NB tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để làm cơ sở thanh toán với NB hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội (đối với NB có thẻ BHYT) nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN CỦA NB TẠI KHU KHÁM BHYT NGOẠI CÓ THUỐC THEO ĐƠN CỦA NB TẠI KHU KHÁM BHYT NGOẠI TRÚ BVQ11

Quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 08 năm 2017 đến tháng 09 năm 2018 theo 2 phương pháp:

 Theo phương pháp mô tả hồi cứu.  Theo phương pháp mô tả cắt ngang.

3.1.1. Thực hiện phương pháp mô tả hồi cứu

Trong quá trình khảo sát thời gian chờ đợi của NB tại hai khu khám BHYT cấp phát thường và cấp phát dịch vụ, tổng số mẫu thu thập được là 890 ca, được ghi nhận qua các thời điểm bất kì trong ngày từ 7h đến 17h trong khoảng thời gian từ tháng 08/2017 đến tháng 05/2018. Kết quả được trình bày như sau:

3.1.1.1. Thời gian chờ đợi trung bình của NB

Hình 3.1. Thời gian chờ đợi trung bình của NB tại khu BHYT cấp phát thường. 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 3-5' 6-10' 11-15' 16-20' 21-25' 26-30' 74 110 191 46 11 1 Số ca

Nhận xét:

Thời gian trung bình là khoảng thời gian chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số ca khảo sát. Theo kết quả ghi nhận từ hình 4.1, có thể thấy thời gian chờ đợi trung bình của NB tại khâu khám BHYT cấp phát thường trong khoảng từ 11 phút đến 15 phút (191 số ca ghi nhận). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số trường hợp có số ca dài hơn thời gian trung bình. Cụ thể tại khâu cấp phát thường, xuất hiện 01 ca khảo sát có thời gian từ lúc nộp sổ đến lúc lấy thuốc kéo dài trong khoảng từ 26 phút đến 30 phút và có 11 ca kéo dài từ 21 phút đến 25 phút.

Hình 3.2. Thời gian chờ đợi trung bình của NB tại khu BHYT cấp phát dịch vụ. Nhận xét:

Thời gian chờ đợi trung bình của NB tại khâu khám BHYT cấp phát dịch vụ được rút ngắn hơn rất nhiều so với khâu khám BHYT cấp phát thường, chỉ tiêu tốn thời gian trong khoảng từ 2 phút đến 5 phút (222 số ca ghi nhận) hoặc từ 6 phút đến 10 phút (225 số ca ghi nhận) là NB có thể nhận được thuốc. Tuy nhiên, kết quả hình 4.2 cho thấy vẫn còn tồn tại một số trường hợp có thời gian dài hơn thời gian trung bình, cụ thể có 10 ca kéo dài từ 11 phút đến 15 phút. 222 225 10 0 50 100 150 200 250 2-5' 6-10' 11-15' Số ca

Trên thực tế, thời gian chờ đợi của NB tại BVQ11 đã được tiết kiệm hơn rất nhiều do sự quyết tâm, nỗ lực của ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên BV đã bám sát thực hiện quy trình tổ chức khám chữa bệnh dựa theo phụ lục 1 nằm trong quyết định số 1313 do Bộ Y Tế ban hành. BVQ11 đã bố trí nơi thu phí và phát – lĩnh thuốc nằm cùng trong một khu vực, tạo thành một dây chuyền kín xuyên suốt theo thứ tự từ khâu nộp sổ đến khâu lĩnh thuốc. Vì vậy, NB có thể tiết kiệm được thời gian hơn do quy trình đã hạn chế được tối đa thời gian di chuyển giữa các khâu. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi giữa hai khu cấp phát thường và dịch vụ vẫn còn chênh lệch. Cụ thể, thời gian chờ đợi trung bình của NB tại khu cấp phát thường dao động trong khoảng từ 15 phút đến 20 phút còn bên khu cấp phát dịch vụ chỉ khoảng tầm 6 phút đến 10 phút. Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thời gian chờ đợi của NB đến khám BHYT tại khu cấp phát thường luôn kéo dài hơn so với khu cấp phát dịch vụ là do số lượng NB trung bình tại khu BHYT cấp phát thường luôn đông hơn, trung bình khoảng 790 lượt mỗi ngày. Trong khi đó, số lượng NB trung bình trong ngày tại khâu cấp phát dịch vụ khoảng 430 luợt NB/ngày.

3.1.2. Thực hiện phương pháp mô tả cắt ngang

3.1.2.1.. Số lượng trung bình NB đến khám chữa bệnh tại khu cấp phát thuốc BHYT BVQ11 trong ngày.

Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng NB trong ngày từ tháng 05/2018 đến tháng 08/2018 tại BVQ11

Số lượng NB trong ngày

Tại khu cấp phát thường Tại khu cấp phát dịch vụ Tháng 05/2018 732 lượt/ngày 405 lượt/ngày

Tháng 06/2018 769 lượt/ngày 448 lượt/ngày

Tháng 07/2018 812 lượt/ngày 412 lượt/ngày

Tháng 08/2018 845 lượt/ngày 463 lượt/ngày

Số lượng NB

Hình 3.3. Số lượng NB trung bình trong ngày.

Nhận xét:

Thông qua số liệu ghi nhận từ các ngày trong tuần, được tiến hành khảo sát từ tháng 05/2018 đến tháng 08/2018, có thể thấy tỉ lệ NB đến khám BHYT tại khu cấp phát thường cao hơn so với khu cấp phát dịch vụ (65% so với 35%) và số lượng NB trung bình tại khu cấp phát thường luôn cao hơn so với khu cấp phát dịch vụ, trung bình khoảng 790 lượt mỗi ngày, gấp 1,84 lần so với khu cấp phát dịch vụ ( khoảng 430 lượt mỗi ngày).

Theo số liệu đã trình bày ở hình 4.3, lý do góp phần ảnh hưởng đến tình trạng khu BHYT cấp phát thường luôn có lượng NB đông hơn so với khu dịch vụ là do đặc tính nhân khẩu học và mức kinh tế thu nhập của người dân xung quanh khu vực BVQ11. Do BVQ11 nằm trong khu vực có số lượng người Hoa sinh sống tập trung cao, chủ yếu là người dân lao động và mức kinh tế trung bình. Các yếu tố trên góp phần ảnh hưởng đến xu hướng khám chữa bệnh của NB tại BVQ11 đó là thường sử dụng dịch vụ khám có thẻ BHYT dẫn đến số lượng NB trung bình mỗi ngày tại khu khám BHYT rất đông, đặc biệt là khu BHYT cấp phát thường (chiếm 65% tổng số

65% 35%

Cấp phát thường Cấp phát dịch vụ

3.1.2.3. Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ đợi của NB

Để có thể đánh giá mối liên hệ cũng như phân tích yếu tố nào trong quy trình cấp phát thuốc gây ảnh hưởng đến thời gian chờ đợi có thuốc theo đơn của NB ngoại trú tại khu cấp phát thuốc BHYT tại BVQ11, đề tài sử dụng phép phân tích tương quan (Correlation Analysis) và phân tích hồi quy (Regression Analysis) thông qua phần mềm hỗ trợ Excel 2013. Kết quả phân tích được trình bày như sau:

Bảng 3.2. Kết quả phân tích tương quan

Tổng Nộp sổ Giám định In BV01 Soạn thuốc Lấy thuốc Tổng 1 Nộp sổ 0,145090227 1 Giám định 0,149698363 0,999965494 1 In BV01 0,152847039 0,999941867 0,99996506 1 Soạn thuốc 0,542873618 0,160167706 0,16207117 0,162888461 1

Bảng 3.3. Kết quả phân tích hồi quy (1)

Regression Statistics (Thống kê phân tích hồi quy)

Multiple R (Hệ số tương quan) 1 R Square (R bình phương) 1 Adjusted R Square (R bình phương hiệu chỉnh) 1 Standard Error (Sai số chuẩn) 0,000149451 Observations ( Cỡ mẫu) 372

Bảng 3.4. Kết quả phân tích hồi quy (2)

ANOVA df SS MS F Significance F Regression 5 0,003449893 0,00068998 3,089140075 0,00000 Residual 366 0,000817484 0,000022336 Total 371 0,003449893

Bảng 3.5. Kết quả phân tích hồi quy (3)

Coeffcients Standard

Error tStat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0%

Upper 95.0% Intercept -0.0005,55112 0,00369423 -150,2643837 0,00000 -0,000562376 -0,000547847 -0,000562376 -0,00054785 Nộp sổ -1 0,00816527 -1,224698837 0,00000 -1 -1 -1 -1 Giám định 0,000000135 0,00983105 1,37089528 0,171247655 -0,000585509 0,000328098 -0,000585509 0,000328098 In BV01 -0,000316122 0,00093368 -3,385763981 0,000786777 -0,000499727 -0,000132517 -0,000499727 -0,00013252 Soạn thuốc -0,000136881 0,00951319 -1,438853887 0,151046532 -0,000323954 0,000501928 -0,000323954 0,00050192 Lấy thuốc 1 0,00444524 2,249598848 0,00000 1 1 1 1

Nhận xét:

Từ kết quả phân tích cho thấy, hệ số tương quan nằm trong khoảng từ -1 đến 1 thể hiện mối tương quan giữa thời gian chờ đợi (Tổng) với 5 biến độc lập (Nộp sổ - Giám định – In BV01 – Soạn thuốc – Lấy thuốc). Giá trị R bình phương bằng 1 (R Square =1 ) cho biết đường hồi quy hoàn toàn phù hợp. Kiểm định thống kê F cho thấy mô hình có ý nghĩa vì trị thống kê của kiểm định F < 0,05 (Significance F=0,00000). Ngoài ra, kết quả còn cho thấy các biến về thời gian nộp sổ, thời gian in BV01 và thời gian lấy thuốc gây ảnh hưởng đến yếu tố khảo sát về thời gian chờ đợi của người bệnh vì có giá trị p < 0,05 (0,00000; 0,000786777; 0,00000).

Quá trình khảo sát thực tế tại bộ phận đã ghi nhận được nguyên nhân dẫn đến xuất hiện các trường hợp có số ca dài hơn so với thời trung bình là do các yếu tố về thời gian nộp sổ, thời gian in BV01 và thời gian lấy thuốc. Trong đó, yếu tố về thời gian nộp sổ và thời gian lấy thuốc là những yếu tố nhiễu, bị tác động từ bên ngoài, do con người (NB, thân nhân NB, NVYT…) gây ra. Ví dụ: khi NB chưa thực hiện đầy đủ các quy trình khám hay khi NB đăng kí khám 2 khoa mà chỉ mới thực hiện quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá thời gian chờ đợi có thuốc theo đơn của người bệnh tại bộ phận cấp thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế bệnh viện quận 11 trong năm 2017 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)