Các biện pháp khắc phục giúp ngăn chặn sai sót trong dùng thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá thời gian chờ đợi có thuốc theo đơn của người bệnh tại bộ phận cấp thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế bệnh viện quận 11 trong năm 2017 (Trang 55)

Rất nhiều sai sót liên quan đến kê đơn không được phát hiện và báo cáo. Tuy nhiên, các bằng chứng nghiên cứu đến nay cho thấy, sai sót thuốc trong kê đơn là vấn đề thực tế rất quan trọng. Trong một phân tích về ảnh hưởng của các sai sót y tế với đối tượng trẻ em đã xác định các sai sót chiếm 24,5% các can thiệp y tế được ghi nhận, sai sót phổ biến nhất thuộc về các sai sót trong kê đơn chiếm 68,3% [9]. Các sai sót trong kê đơn nếu không được phát hiện có thể gây ra các sai sót trong thực hành. Tuy nhiên, dược sĩ và điều dưỡng có thể tham gia phát hiện tới 70% các sai sót thuốc trong đơn thuốc [9].

3.2.3.1. Giải pháp mang tính hệ thống

Cung cấp đầy đủ chính xác thông tin NB.

Đảm bảo tên thuốc, nhãn thuốc và dạng đóng gói rõ ràng, đúng quy cách.

Đảm bảo lựa chọn các thiết bị hỗ trợ dùng thuốc phù hợp với BV và trình độ chuyên môn.

Đảm bảo môi trường làm việc đối với cán bộ y tế (đủ ánh sáng, không gian…). Đào tạo và đánh giá thường xuyên năng lực của cán bộ y tế, bố trí công việc phù hợp.

Xây dựng quy trình QLCL và rủi ro tại đơn vị.

3.2.3.2. Xây dựng các giải pháp với các đối tượng có liên quan.

1) Đối với BS:

Tham khảo ý kiến dược sĩ và tư vấn với các bác sĩ chuyên ngành sâu;

Bác sĩ cần biết về hệ thống quản lý thuốc tại BV, bao gồm: danh mục thuốc BV, quy trình điều tra sử dụng thuốc, hội đồng có thẩm quyền quyết định lựa chọn thuốc, quy trình thông tin thuốc mới, các quy định về quản lý thuốc và quy định kê đơn thuốc;

Đánh giá tổng trạng của NB và xem xét tất cả các thuốc đang điều trị để xác định tương tác thuốc.

2) Đối với Dược sĩ:

Triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại BV, có dược sĩ tham gia giám sát điều trị bằng thuốc (tham gia từ khi khám bệnh, lựa chọn thuốc điều trị thích hợp, dùng thuốc, xem xét khả năng tương tác thuốc, trùng lặp thuốc, đánh giá triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm thích hợp với NB), điều tra sử dụng thuốc để giúp sử dụng thuốc an toàn, hợp lý;

Sẵn sàng cung cấp thông tin về thuốc cho Bác sĩ và điều dưỡng; Đảm bảo hiểu rõ đơn thuốc trước khi cấp phát;

Thu thập và lưu trữ các dữ liệu về sai sót trong sử dụng thuốc để phòng ngừa và điều chỉnh các hoạt động về sử dụng thuốc;

Nên sử dụng nhãn phụ để cảnh báo các thuốc có nguy cơ cao và chú ý cách sử dụng thuốc. Ngăn ngừa các sai sót liên quan đến tên thuốc “nhìn giống nhau”, “đọc giống nhau” (LASA).

3.2.3.3. Giám sát và quản lý sai sót

1) Giám sát chặt các yếu tố có khả năng gây sai sót:

- Ca trực (tỷ lệ sai sót xảy ra cao hơn khi đổi ca)

- Nhân viên mới (thiếu kinh nghiệm và chưa được đào tạo đầy đủ) - Các đối tượng NB: người già, trẻ sơ sinh, NB ung thư.

- NB sử dụng nhiều thuốc (dễ xảy ra tương tác thuốc).

- Môi trường làm việc (ánh sáng, tiếng ồn, hay bị gián đoạn). - Cán bộ y tế quá tải và mệt mỏi.

- Trao đổi thông tin giữa các cán bộ y tế không đầy đủ, rõ ràng. - Dạng thuốc (VD: giám sát sử dụng thuốc tiêm chặt chẽ). - Bảo quản thuốc không đúng.

- Tên thuốc, nhãn thuốc, cách đóng gói dễ gây nhầm lẫn. - Nhóm thuốc sử dụng nhiều.

2) Quản lý các sai sót trong sử dụng thuốc

Ghi chép và báo cáo ngay các sai sót khi được phát hiện theo các mẫu quy định của từng BV (mẫu báo cáo ADR, báo cáo chất lượng thuốc…).

Với mỗi sai sót xảy ra, cần thu thập các thông tin và báo cáo đầy đủ bằng văn bản các nội dung, bao gồm: vấn đề xảy ra, nơi xảy ra, tại sao và như thế nào, các đối tượng có liên quan. Thu thập và giữ lại các bằng chứng có liên quan đến sự việc (vỏ thuốc, xi lanh) để tìm nguyên nhân và cách phòng tránh.

Nên thông tin rộng rãi về nguyên nhân và cách giải quyết các sai sót đã xảy ra. Các sai sót thường mang tính hệ thống, không nên xử lý bằng biện pháp kỷ luật mà khuyến khích báo cáo để có biện pháp phòng ngừa.

Thông tin từ các báo cáo sai sót nên được làm tài liệu để đào tạo cho cán bộ y tế hoặc để làm căn cứ xây dựng các quy định phòng cách phòng tránh sai sót.

Lãnh đạo BV và các hội đồng có liên quan định kỳ đánh giá các sai sót và xác định nguyên nhân gây sai sót và xây dựng các giải pháp phòng tránh (đào tạo, luân chuyển cán bộ, sửa đổi chính sách và quy trình, thay thế các trang thiết bị không

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ có hạn về thời gian thực hiện của đề tài tốt nghiệp Dược sĩ đại học, đề tài đã đạt được ba mục tiêu đề ra:

- Khảo sát thực trạng về thời gian chờ đợi có thuốc theo đơn của NB đồng thời thống kê số lượng trung bình mỗi ngày NB đến khám tại bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú BHYT của BVQ11.

- Phân tích các tồn tại cũng như các yêu tố gây ảnh hưởng đến thời gian chờ đợi của NB.

- Đề xuất cải tiến quy trình nhằm khắc phục, tăng cường quản lý hoạt động tại bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú BHYT của BVQ11.

Như vậy đề tài khóa luận đã hoàn thành các mục tiêu đề ra và đề tài cũng đã nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ rất lớn từ phía Ban giám đốc và Khoa Dược BVQ11. Hơn thế nữa nội dung nghiên cứu này là một trong những trọng tâm trong công tác chuyên môn mà Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như các BV trong cả nước nói chung quan tâm thực hiện.

Mặc dù đề tài đã giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu giới hạn nên đề tài chưa thể thực hiện việc đánh giá lại các giải pháp đề xuất. Vì vậy, tương lai có thể mở rộng nghiên cứu để có thêm nhiều giải pháp thiết thực phục vụ cho công tác quản lý về dược tại BV góp phần xây dựng nên những tiêu chí giúp đánh giá và QLCLBV một cách hiệu quả và tốt nhất.

*Tổng kết kết quả khảo sát thời gian chờ đợi của NB ngoại trú tại BVQ11 trong năm 2017

Qua quá trình khảo sát thực tế tại BVQ11, có thể nhận thấy:

- Thời gian chờ đợi trung bình tại khu khám BHYT cấp phát thường trong khoảng từ 11 phút đến 15 phút.

- Thời gian chờ đợi trung bình tại khu khám BHYT cấp phát dịch vụ được rút ngắn hơn so với khu khám BHYT cấp phát thường khoảng 5 phút. NB chỉ tiêu tốn thời gian trong khoảng từ 6 phút đến 10 phút là có thể nhận được thuốc.

- Số lượng trung bình NB tại hai khu khám chữa bệnh BHYT dao động từ 1,200 – 1,500 NB mỗi ngày. Trong đó, khu cấp phát dịch vụ tiếp đón trung bình khoảng 430 NB/ngày. Số lượng NB tại khu cấp phát thường đông hơn rất nhiều, khoảng 790 lượt NB/ngày.

- Số lượng trung bình NB đến khám chữa bệnh tại khu cấp phát thường là 65%, chiếm tỉ lệ cao gấp 1,84 lần so với khu BHYT cấp phát dịch vụ.

- Qua quá trình khảo sát thực tế tại bộ phận và kết quả phân tích đã ghi nhận được yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ đợi của NB là thời gian nộp sổ, thời gian in BV01 và thời gian lấy thuốc. Trong đó, yếu tố về thời gian nộp sổ và thời gian lấy thuốc là những yếu tố nhiễu, bị tác động từ bên ngoài, chủ yếu do sai sót con người gây ra. Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giai đoạn in BV01 phần lớn do phần mềm công nghệ tại khâu in BV01 vẫn còn hay gặp trục trặc về sự cố. Cũng chính vì thế mà việc gián đoạn tại khâu này gây tiêu tốn nhiều thời gian chờ đợi của NB, trung bình khoảng từ 15 phút đến 20 phút.

4.2. KIẾN NGHỊ

4.2.1. Các phương án đề xuất cải tiến

Từ kết quả nghiên cứu, một số phương án đề xuất cải tiến nhằm khắc phục các vấn đề nêu trên được đưa ra như sau:

- Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao, cải tiến phần mềm để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến QLCLBV nói chung và thực hiện công tác khám chữa bệnh ngoại trú tại BVQ11 nói riêng.

- Kiến nghị với bộ phận kế toán tăng cường thêm nhân viên cùng với máy in giúp quy trình lãnh thuốc của NB được xử lý nhanh chóng hơn.

- Tăng cường công tác phát hiện, đánh giá, xử trí và giám sát các sai sót trong chu trình sử dụng thuốc tại BV từ giai đoạn chuẩn đoán, kê đơn đến giai đoạn cấp phát thuốc cho NB để hạn chế các tình trạng gây mất thời gian của NB không cần thiết. - Định kì rà soát và cập nhật các nội dung hướng dẫn đã được khoa Dược BV xây dựng và phổ biến, đồng thời thành lập đội thanh tra dược phục vụ công tác kiểm tra

- Tổ chức các hoạt động tập huấn về sử dụng thuốc theo quy định.

- Áp dụng các phương pháp phân tích tiên tiến để có thể phát hiện và phòng ngừa cũng như hạn chế các vấn đề không mong muốn về sử dụng, kê đơn thuốc.

- Thiết lập mối liên hệ, trao đổi giữa dược sĩ với bác sĩ giúp việc chuyển, đổi thuốc được xử lý nhanh chóng, thuận tiện hơn.

- Bố trí các bảng hướng dẫn, quy trình tóm tắt khám chữa bệnh đặt trong khuôn viên hợp lý của BV để giúp NB di chuyển dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian hơn.

4.2.2. Chiến lược đào tạo hỗ trợ

Chiến lược đào tạo được xem như là nhân tố cần thiết cho tất cả các chương trình QLCLBV vì chiến lược này có ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng và hành vi của toàn thể NVYT. Bên cạnh đó, chiến lược đào tạo sẽ cung cấp nền tảng kiến thức cho NVYT, qua đó đảm bảo hiệu quả của chương trình QLCL. Tuy nhiên, nếu chỉ có đào tạo mà không kết hợp với các biện pháp can thiệp thì hiệu quả thu được sẽ bị hạn chế, không tạo ra được các thay đổi tích cực trong QLCLBV.

4.2.3. Đề xuất thiết kế công cụ phân tích thời gian khảo sát

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Dược là vô cùng cần thiết. Việc thực hiện bằng công cụ phân tích giúp thuận tiện hơn trong công việc phân tích đánh giá đồng thời tiết kiệm thời gian và nhân lực, giảm gánh nặng công việc cho khoa Dược và hỗ trợ Ban Quản lý BV có được cái nhìn tổng quan cũng như chi tiết hơn về công tác QLCLBV. Công cụ thiết kế phân tích thời gian khảo sát với các công thức liên quan theo bảng sau:

Bảng 4.1. Bảng dữ liệu đổ vào công cụ phân tích  Tổng thời gian = (5) + (6) + (7) + (8) + (9) STT NGÀY HỌ TÊN NB MÃ SỐ NB TỔNG THỜI GIAN NỘP SỔ GIÁM ĐỊNH IN BV01 SOẠN

THUỐC THUỐC LẤY

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Bảng 4.2. Bảng truy xuất kết quả thống kê thời gian chờ đợi của NB STT THỜI GIAN SỐ CA 1 3 phút 2 4 phút 3 5 phút 4 6 phút 5 7 phút 6 8 phút 7 9 phút 8 10 phút 9 11 phút 10 12 phút 11 13 phút 12 14 phút 13 15 phút 14 16 phút 15 17 phút 16 18 phút 17 19 phút 18 20 phút 19 21 phút 20 22 phút 21 23 phút 22 24 phút 23 25 phút 24 26 phút 25 27phút 26 29 phút 27 30 phút  Tổng số ca = SUM (Ô1:Ô27)

 Thời gian chờ đợi nhiều nhất = MAX (Ô1:Ô27)  Tỷ lệ thời gian chờ đợi nhiều nhất = MAX/SUM

Bảng 4.3. Bảng truy xuất kết quả thời gian chờ đợi trung bình của NB

STT THỜI GIAN TRUNG BÌNH SỐ CA

1 3-5' 2 6-10' 3 11-15' 4 16-20' 5 21-25' 6 26-30'

 Thời gian chờ đợi trung bình = MAX (Ô1:Ô6) /SUM

Kết quả phân tích tương quan

Bảng dữ liệu -> Data -> Data Analysis -> Correlation

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y Tế (2011), Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 Quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện.

2. Bộ Y Tế (2011), Thông tư số 23/2011.TT-BYT ngày 10/06/2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.

3. Bộ Y Tế (2012), Thông tư 19/2013/TT-BYT ngày 12/07/2013 Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện. 4. Bộ Y Tế (2013), Quyết định số 1313/2013/QĐ-BYT ngày 22 tháng 04 năm

2013 Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện. 5. Bộ Y Tế (2015), Quyết định số 4276/2015/QĐ-BYT ngày 14 tháng 10 năm

2015 Chương trình hành động quốc gia về nâng cao năng lực quản lý chất lượng khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2025.

6. Bộ Y Tế (2016), Các thực hành tốt quản ký chất lượng và an toàn người bệnh tại một số bệnh viện Việt Nam, Bộ Y Tế, Hà Nội.

7. Bộ Y Tế (2016), Quyết định số 6858/2016/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam.

8. Bộ Y Tế (2016), Quyết định số 7051/2016/QĐ-BYT ngày 29 tháng 11 năm 2016 Hướng dẫn xây dựng thí điểm một số chỉ số cơ bản đo lường chất lượng bệnh viện.

9. Bộ Y Tế, Cục quản lý khám chữa bệnh (2014), Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Kim Phụng (2018), Khảo sát thực trạng và phân tích mô hình

bệnh tật theo mã ATC và liều xác định trong ngày (DDD) tại bệnh viện quận 11 trong năm 2017, Hồ Chí Minh.

11. PGS.TS.Lương Ngọc Khuê (2014), “Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc”, Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, tr 38 – 60.

12. Sở Y Tế, Hội đồng quản lý chất lượng khám bệnh, chữa bệnh (2014), Sổ tay

khuyến cáo tăng cường triển khai hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện,

TRANG WEBSITE

13. Nguyễn Ngọc Khánh Linh, Áp dụng biểu đồ xương cá và pp 5Whys để phân tích nguyên nhân gốc, ngày truy cập 16/09/2018

<http://qpsolutions.vn/subnews.asp?cat1id=7&cat2id=16>

14. Phạm Lộc (2015), Phân tích tương quan, ngày truy cập 18/09/2018

<https://www.phamlocblog.com/2015/11/phan-tich-tuong-quan-pearson- trong-spss.html>

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH KHÁM BỆNH LÂM SÀNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22 tháng 04 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá thời gian chờ đợi có thuốc theo đơn của người bệnh tại bộ phận cấp thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế bệnh viện quận 11 trong năm 2017 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)