nhiệt khác nhau.
Hoạt động 5: Vận dụng. 4. Vận dụng:
Trong các câu hỏi phần Vận dụng, cần chú ý giúp học sinh thấy được ý nghĩa của sự nở vì nhiệt của vật rắn trong cả hai lĩnh vực: nở khối và nở dài.
Khâu dao: khi nung nóng khâu dao để tra lưỡi vào được dễ dàng, sau khi để nguội, khâu dao sẽ co lại xiết chặt vào chuôi dao: đây l ứng dụng về nở khối.
Tháng Một là mùa đông, thép gặp lạnh thì sao? Tháng Bảy mùa hè nóng bức, hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Nung nóng khâu dao sẽ nở ra (hình 46), như vậy có thể tra lưỡi dao hay liềm vào một chuôi dễ dàng, sau khi để nguội, khâu dao sẽ co lại xiết chặt vào chuôi dao.
Hình 46 Muốn quả cầu đã nung nóng lọt qua vòng kim loại, ta nung nóng vòng kim loại.
Mùa đông, thép gặp lạnh sẽ co lại, mùa nóng bức thép nở ra, do đó tháp sẽ cao lên.
Để củng cố giáo viên có thể dùng các câu hỏi:
1. Các chất rắn nở vì nhiệt theo quy luật nào?
2. Nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Bê tông là ximăng trộn với nước và cát, sỏi nở vì nhiệt như thép. Nhờ đó mà các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi.
Tiết 22
BÀI MƯỜI CHÍN
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNGI. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU
1. Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ:
- Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
3. Làm được thí nghiệm ở hình 47 và 48, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra các kết luận cần thiết.
II. CHUẨN BỊ
Một bình thủy tinh đáy bằng, một ống thủy tinh thẳng có thành dày. Nút cao su có đục lỗ.
Một chậu nhựa, nuớc có pha màu, phích nước nóng.
Miếng giấy trắng 4cm*10cm có vẽ vạch chia và có cắt hai đầu để lồng vào ống thủy tinh.
Cho cả lớp: hai bình thủy tinh đáy bằng, một chậu có thể chứa được hai bình trên.