ĐÒN BẨY GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG NHƯ THẾ

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VẬT LÝ 6 ĐẦY ĐỦ (Trang 41 - 46)

II. ĐÒN BẨY GIÚP CON NGƯỜILÀM VIỆC DỄ DÀNG NHƯ THẾ LÀM VIỆC DỄ DÀNG NHƯ THẾ NÀO?

1. Đặt vấn đề:

1. Hướng dẫn nghiên cứu vấn đề:

Yêu cầu học sinh đọc mục này trong SGK và giải thích các ký hiệu trên hình vẽ 38.

Giáo viên giới thiệu như SGK: Với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật (F2 < F1) thì các khoảng cách OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì?

OO1: là khoảng các từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực.

OO2: là khoảng các từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực kéo.

Điều ta quan tâm là các khoảng cách này có quan hệ gì với lực kéo?

2. Hướng dẫn thí nghiệm: 2. Thí nghiệm:

Tổ chức cho học sinh làm việc theo

nhóm như tiết trước.

Hướng dẫn đọc sách và giải thích các ký hiệu tương ứng trên thiết bị thí nghiệm.

Mục đích thí nghiệm:

Thấy được sự phụ thuộc của các lực tác dụng với chiều dài các cánh tay đòn của các lực tác dụng vào đòn bẩy.

Cần chú ý cách cầm ngược lực kế, cách lắp ráp thí nghiệm và biết thay

a. Chuẩn bị: - Lực kế, khối trụ có móc, giá đỡ có thanh ngang. - Bảng kết quả (xem Phụ lục). b. Tiến hành đo: Lắp dụng cụ như hình vẽ. *. Đo trọng lượng của vật.

*. Dùng lực kế đo lực nâng vật trong ba trường hợp:

- OO2 > OO1. - OO2 = OO1. - OO2 < OO1.

Ghi chép kết quả thu được vào bảng kết quả thí nghiệm.

đổi độ dài của tay đòn.

3. Tổ chức rút ra kết luận: 3. Rút ra kết luận:

Yêu cầu học sinh nghiên cứu số liệu thu thập được. Từ đó trả lời các câu hỏi sau:

- Hãy cho biết độ lớn của lực kéo khi OO1 lớn hơn (/ nhỏ hơn, / bằng) OO2? - Hãy so sánh F và P trong từng trường hợp cụ thể. Câu C3 trong SGK có ba đáp số: (1): nhỏ hơn / lớn hơn / bằng. (2): lớn hơn / nhỏ hơn / bằng. Để khẳng định mục đích của đòn bẩy trong thực thế ta chọn cách trả lời thứ nhất.

Cho học sinh ghi vào vở phần Ghi nhớ.

Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lực của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

GHI NHỚ:

Mỗi đòn bẩy đều có: Điểm tựa là O. Điểm tác dụng lực F1 là O1. Điểm tác dụng lực F2 là O2. Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1. Hoạt động 4: Vận dụng 4. Vận dụng: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi phần Vận dụng, Giáo viên ghi nhận và nhận xét các câu trả lời của học sinh.

Để củng cố bài, có thể dùng các câu hỏi sau:

- Mô tả sơ lược cấu tạo của đòn bẩy.

- Sử dụng đòn bẩy ta được lợi gì? Vì sao?

C5. Điểm tựa của các đòn bẩy trên hình 40 là chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, trục bánh xe cút kít, ốc giữ hai lưỡi kéo, trục quay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

F1 tác dụng vào: chỗ nước đẩy vào mái chèo, đáy thùng xe, giấy chạm vào lưỡi kéo, chỗ một bạn ngồi.

F2 tác dụng vào: tay cầm mái chèo, tay cầm của xe, tay cầm của kéo, chỗ bạn thứ hai ngồi.

C6. Để cải tiến hệ thống đòn bẩy ở hình 37, ta có thể đặt điểm tựa gần ống bê tông, buộc dây kéo xa điểm tựa hơn, có thể buộc thêm các vật nặng vào cuối đòn bẩy.

PHỤ LỤC BÀI HỌC

BẢNG KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

So sánh OO2 với OO1 Trọng lượng của vật Cường độ của lực kéo OO2 > OO1

OO2 = OO1

OO2 < OO1

RÚT KINH NGHIỆM

Tiết 17

KIỂM TRA HỌC KÌI. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU

Kiểm tra kiến thức của học sinh nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

ĐỀ BÀI

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng (2 điểm)

1. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước, thể tích vật bằng:

a. Thể tích bình tràn. c. Thể tích nước tràn từ bình tràn ra bình chứa. b. Thể tích bình chứa. d. Thể tích nước còn lại trong bình tràn.

2. Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là gì?

a. kilogam b. mét c. mét khối d. niu tơn

3. Muốn đo khối lượng riêng của vật, ta cần dùng những dụng cụ gì? a. Chỉ cần dùng cái cân b. Chỉ cần dùng lực kế

c. Chỉ cần dùng bình chia độ d. Cần dùng cân và bình chia độ

4. Thể tích nước trong bình chia độ là 60 cm3, khi thả vật rắn vào bình chia độ, nước dâng lên thể tích 80 cm3, thể tích vật là:

a. 60 cm3 b. 80 cm3 c. 20 cm3 d. 140 cm3

Câu 2. Chọn kết quả đúng (2 điểm):

5. Dùng thước đo được kết quả độ dài 21,1 cm. Độ chia nhỏ nhất của thước này là:

a. 1 cm b. 0,5 cm c. 0,1 cm d. 10mm

6. Giới hạn đo của cân Rô béc van là khối lượng quả cân lớn nhất.

a. Đúng. b. Sai.

7. Để kéo trực tiếp thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên ta cần dùng lực nào trong các lực sau? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. F<20N b. F=20N c. 20N<F<200N d. F=200N

8. Dùng thước thẳng có độ chia nhỏ nhất là 1cm thì cách ghi kết quả nào sau đây là ghi đúng cách:

a. 250 mm b. 25 cm c. 2,5 dm d. 0,25 m

Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây (2 điểm):

1. Hai lực cân bằng là hai lực ... cùng ...nhưng ngược...

2. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta đo bằng cách ... vật đó vào bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng ... bằng thể tích của vật.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1: Nêu những hiện tượng quan sát được khi có lực tác dụng vào vật.

Câu 2: Một hòn gạch có hai lỗ có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của viên gạch.

ĐÁP ÁN

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng (2 điểm)

1. c 2. a 3. b 4. c

Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây (2 điểm):

1. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau cùng phương nhưng ngược chiều

2. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta đo bằng cách thả chìm vật đó vào bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1:

Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng vào vật. (1 đ) Trọng lực có phương thẳng đứng chiều hướng xuống. (1 đ) Câu 2. Hệ thức : P=10m (0,5 đ) Ap dụng: Ta có m=3,2 tấn = 3200 kg (0,5 đ) Từ P=10m = 10 x 3200 = 32000 N (1 đ) Câu 3: (2 đ) V=0,5m3 , D= 2600 kg/m3 Tính m? Ta có D=⇒ m=DV=2600 x 0,5 = 1300 kg. Tiết 18 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

Củng cố và hệ thống kiến thức cho học sinh .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập

Cho học sinh nhắc lại một số kiến thức trọng tâm đã học trong Học kỳ 1. Chú ý cho phát biểu chuẩn xác các thuật ngữ vật lý.

2. Cần nhấn mạnh các kiến thức về lực và khối lượng tạo cơ sở vững chắc để giải bài tập vật lý một cách thành thạo.

Để đo độ dài ta dùng thước.

Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong...

Thể tích của vật rắn bất kỳ không thấm nước có thể đo được bằng cách:

a. Thả chìm vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

b. Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ, thì thả vật đó vào trong bình tràn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng?

Trình bày các dấu hiệu để nhận biết có lực tác dụng vào vật?

Giữa khối lượng và trọng lượng của cùng một vật có một quan hệ gì với nhau?

KLR và TLR của vật là gì? Công thức và đơn vị.

Cho biết hệ thức liên hệ giữa KLR và TLR của cùng một vật.

Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.

Người ta dùng cân để đo khối lượng. Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.

Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến động chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.

Giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức P=10m, trong đó P là trọng lượng của vật đo bằng Newton còn m là khối lượng đo bằng kilogam.

- KLR của một chất được xác định bởi khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó: D=m/V.

- Đơn vị KLR là kg/m3.

- TLR được xác định bởi trọng lượng của đơn vị thể tích (1m3) chất đó.

- Công thức tính TLR theo KLR là d=10D.

Hoạt động 2: Luyện tập

Hướng dẫn giải 1. Biết 10 lít cát có khối lượng

15kg. a. Thể tích của một tấn cát. b. Trọng lượng của 3m3 cát. 1a. 10 l= 1 dm3=10.10-3m3. KLR của cát 3 3 3 15 1,5.10 / 10.10 m D kg m V − = = = Vậy thể tích cát 3 3 3 ' 10 ' 0,667 1,5.10 m V m D = = = b. P=10m=10DV=10.1,5.103.3=45000N 2. 1kg kem giặt VISO có thể tích

900cm3. Tính KLR của kem giặt và so sánh với KLR của nước.

2. Thể tích V= 900cm3=9.10-4m3

Áp dụng công thức tính KLR ta tính được KLR của kem giặt là 1111 kg/m3, vậy KLR của kem giặt lớn hơn KLR của nước.

Tiết 19

BÀI MƯỜI SÁURÒNG RỌC RÒNG RỌC I. MỤC TIÊU

1. Nêu được hai ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng.

2. Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.

II. CHUẨN BỊ

Lực kế có GHĐ 2N, một khối trụ kim loại có móc nặng 2N.

Một ròng rọc cố định, một ròng rọc động kèm theo giá đỡ, dây vắt qua ròng rọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Câu hỏi:

- Mô tả sơ lược cấu tạo của đòn bẩy. - Sử dụng đòn bẩy ta được lợi gì? Vì sao? - Sử dụng MPN ta được lợi gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống

Trong hình 41 là một phương án thứ tư trong việc nâng ống bêtông ra khỏi mương. Liệu có dễ dàng hơn không?

Một số người quyết định dùng ròng rọc để nâng vật lên(*).

Hình 41

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của ròng rọc.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VẬT LÝ 6 ĐẦY ĐỦ (Trang 41 - 46)