Niina (1977) làm thí nghiện nén không nở hông với mẫu đất trộn xi măng có đường kính 5 cm, trong khi Hirade (1995) làm với mẫu có đường kính 10 cm. Kết quả thí nghiệm (Hình 2.3) cho thấy hệ số Poisson của đất được gia cố bằng trụ đất xi măng đều nằm trong khoảng 0,25 đến 0,45.
Hình 2.3 Hệ số Poisson của đất trộn xi măng
co
Các yếu tố ảnh hƣởng đến cƣờng độ vật liệu đất trộn xi măng 2.2.
Cường độ của trụ đất xi măng bị ảnh hưởng bởi sự kết bông và sự gắn kết do phản ứng hóa học của xi măng. Tuy nhiên, cường độ chống cắt cũng bị ảnh hưởng bởi trạng thái ứng suất của đất ở hiện trường, điều kiện thoát nước, thời gian, nhiệt độ, tốc độ gia tải, thành phần cấu tạo đất…Tính chất của đất hiện trường và tác nhân ổn định đều ảnh hưởng mạnh đến cường độ của đất được gia cố (Terashi, 1997) được thể hiện trong Bảng 2.2.
2.2.1. Ảnh hưởng của loại đất sét
Sức chống cắt không thoát nước của trụ đất xi măng thay đổi đáng kể với các loại đất sét khác nhau, hàm lượng xi măng, độ ẩm và thời gian dưỡng hộ. Tan (2002) làm thí nghiệm với ba loai đất: Đất sét Eunos, City Hall và SAC, kết quả chỉ ra rằng cường độ kháng cắt khác nhau rất lớn với loại đất khác nhau (Hình 2.4). Mỗi loại sét có thành phần khoáng với tính chất vật lý và cơ học khác nhau, và mỗi loại tính chất có thể ảnh hưởng đến việc cải thiện cường độ.
Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của đất trộn xi măng I. Các đặt điểm của tác nhân gia cố 1. Loại tác nhân gia cố
2. Chất lượng
3. Nước trộn và các chất thêm vào II. Các đặt điểm và các điều kiện của
đất (đặc biệt quan trọng cho các loại đất sét)
1. Tính chất vật lý, hóa học và khoáng vật học của đất
2. Hàm lượng hữu cơ 3. pH của nước lỗ rỗng 4. Hàm lượng nước III. Các điều kiện trộn 1. Nhiệt độ trộn
2. Thời gian trộn
3. Khối lượng của tác nhân gia cố IV. Các điều kiện bảo dưỡng 1. Nhiệt độ
2. Thời gian bảo dưỡng 3. Độ ẩm