Kết quả chụp SEM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của vật liệu đất trộn xi măng trong xử lý nền đất yếu tại huyện tân phú đông – tỉnh tiền giang (Trang 61 - 66)

3.5.4.1 Các mẫu trộn với nước tiêu chuẩn và bảo dưỡng trong môi trường không khí

Kết hợp phân tích mẫu do phản ứng pozzolanic qua các ảnh chụp SEM ở mẫu có hàm lượng xi măng 20% sau 28 ngày bảo dưỡng để thấy rõ sự khác biệt cường độ theo hàm lượng nước/ xi măng và môi trường dưỡng hộ.

Mẫu đất trộn xi măng có tỉ số wT/c lớn cho thấy có nhiều lỗ rỗng có đường kính từ 3,5µm đến 10µm. Các que hoặc vẩy xuất hiện làm tăng tính đồng nhất và giảm đường kính lỗ rỗng so với đất có tỉ số wT/c nhỏ.

Các que dạng kim là sản phẩm của phản ứng pozzolanic, trong môi trường không khí số que nhiều hơn trong môi trường nước. Điều này chứng tỏ cường độ của mẫu phụ thuộc vào môi trường dưỡng hộ.

Hình 3.28 Ảnh SEM mẫu wT/c=3

.

3.5.4.2 Các mẫu trộn với nước TPĐ và bảo dưỡng trong môi trường nước TPĐ

Hình 3.30 Ảnh SEM mẫu wT/c=5

Hình 3.31 Ảnh SEM mẫu wT/c=3

Hình 3.32 Ảnh SEM mẫu wT/c=4

Phân tích và thảo luận 3.6.

Cường độ nén nở hông qu của mẫu đất trộn xi măng thay đổi khi tỷ số wT:c thay đổi. Khi wT:c tăng thì cường độ nén nở hông giảm.

Theo thời gian, mẫu đất trộn xi măng đóng rắn và cường độ tăng dần lên. Nguyên lý cơ bản của việc gia cố nền đất yếu bằng cột đất trộn xi măng là xi măng sau khi trộn với đất sẽ sinh ra một loạt các phản ứng hóa học rồi dần đóng rắn lại.

Cường độ nén nở hông tăng nhanh ở đến aw=20% sau đó có khuynh hướng tăng chậm ở các hàm lượng xi măng cao hơn.

Cường độ nén nở hông của mẫu đất trộn xi măng được bão dưỡng trong môi trường không khí lớn hơn mẫu được bảo dưỡng trong môi trường nước TPĐ.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của vật liệu đất trộn xi măng trong xử lý nền đất yếu tại huyện tân phú đông – tỉnh tiền giang (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)