5. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
Dân số
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán Chay, Hoa Đào. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 trường đại học, 11 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động...
Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã và đang có nhiều cải thiện trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. Chính quyền các cấp đã có nhiều giải pháp tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính nhằm tăng hiệu quả, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện nhiều nhằm thu hút vốn đầu tư vào tỉnh, các cơ quan chuyên môn cũng tăng cường xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng cũng như có những cam kết giúp đỡ doanh nghiệp… điều này đã tăng việc làm và thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.
30
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020 So sánh (tăng giảm) 2019/ 2018 2020/ 2019 BQ
Tăng trưởng kinh
tế % 10,2 9,0 4,18 - - -
GRDP bình quân
ĐN Triệu 74 83,5 90 112,8 107,7 110,3
GTSX Công
nghiệp Nghìn tỷ 661 743,8 783,6 112,5 105,3 108,9 Giá trị xuất khẩu Tỷ USD 25,0 27,6 29,5 110,4 106,8 108,6 Thu ngân sách Tỷ đồng 14.000 15.000 15.555 107,1 103,7 105,4 GTSX Nông nghiệp Nghìn tỷ 13,02 13,54 14,02 103,9 103,54 103,7 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 65,8 68,6 70 - - - Tỷ lệ hộ nghèo % 3,7 3,4 3,1 - - - Tỷ lệ trường đạt
chuẩn quốc gia % 81,93 82,35 84,45 - - -
Nguồn: Báo cáo hằng năm UBND tỉnh Thái Nguyên và kết quả tính toán của tác giả
Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách tỉnh. Trước hết, Thái Nguyên và cả nước tập trung phòng dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh. Với tốc độ phát triển kinh tế đạt 4,18% đây là kết quả rất tốt trong bối cảnh hiện nay, cơ cấu kinh tế vẫn đảm bảo xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng
31
khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Thái Nguyên tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế, tăng cường cải cách thủ tục hành chính cũng như xây dựng môi trường đầu tư tốt nhằm phát triển kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư, kiểm soát tốt lạm phát, phát triển văn hóa xã hội, an sinh được đảm bảo.
Bên cạnh những thành tích đạt được thì vẫn còn những tồn tại nhất định cần phải khắc phục như: inh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, nguyên liệu, linh kiện phục vụ sản xuất trong nước phụ thuộc lớn vào bên ngoài, tỷ lệ nội địa hóa thấp.
Một số dự án, công trình trọng điểm còn vướng mắc về quy trình thủ tục đầu tư, chưa bảo đảm được nguồn vốn đối ứng, cho dự án nên chậm triển khai thực hiện. Một số dự án còn chậm tiến độ, nhu cầu vốn của ngân sách địa phương còn thiếu để đầu tư hoàn thành các chương trình, dự án theo kế hoạch…