Giải pháp khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả phát triển nền nông

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn nghiên cứu khoa học (Trang 32 - 34)

nông nghiệp của TDMN phía Bắc.

Thu hút đầu tư lớn và khuyến khích phát triển, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời tổ chức liên kết với các doanh nghiệp theo hướng vừa đào tạo, vừa thực hành và tiếp nhận lao động sau đào tạo [43]. Cần phát triển các dịch vụ ứng dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị [44].

Xây dựng phương án sử dụng đất theo quan điểm phát triển bền vững, ơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, Đổi mới công nghệ, tập trung vào công nghệ chế biến, bảo quản nông sản [45].Phát triển các cây ăn quả chủ lực, cây công nghiệp có lợi thế, cây dược liệu, lúa chất lượng cao, lúa bản địa có giá trị kinh tế cao. Sản xuất với quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ; đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, lựa chọn các giống chất

lượng, năng suất cao đưa vào sản xuất; đẩy mạnh cơ giới hóa; mở rộng diện tích sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP[III], GlobalGAP[IV].

Chăn nuôi: Phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê, ngựa), phục tráng giống và phát triển các loại vật nuôi đặc sản, bản địa cung cấp cho thị trường trong nước; hình thành các vùng chăn nuôi an toàn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao. Thủy sản: Phát triển nuôi thủy sản ở các hồ thủy lợi, thủy điện và trên các vùng nước ven sông, đưa diện tích nuôi trồng đạt khoảng 50 nghìn ha. Nuôi trồng một số loài có giá trị kinh tế cao, như cá hồi, cá tầm, cá tiểu bạc và cá nước lạnh có lợi thế về địa hình, khí hậu [32].

Lâm nghiệp: Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững; tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu quả rừng sản xuất theo hướng trồng rừng thâm canh bằng các giống mới, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế; chuyển mạnh từ khai thác gỗ non sang khai thác gỗ lớn; trồng cây dược liệu, cây bản địa có giá trị kinh tế cao dưới tán rừng, nhất là tại các huyện miền núi; từng bước phát triển chế biến tinh, sâu, giảm dần chế biến thô, xây dựng nhà máy chế biến hiện đại trên địa bàn vùng [38].

III VietGAP: (Vietnamese Good Agricultural Practices) gồm tiêu chuẩn/quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

IV GlobalGAP: viết tắt của Global Good Agricultural Practice, nghĩa là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Là một bộ tiêu chuẩn tập hợp các biện pháp kỹ thuật về thực hành nông nghiệp tốt, được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho các loại nông sản trên phạm vi toàn cầu.

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn nghiên cứu khoa học (Trang 32 - 34)