Kết quả đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp ở TDMN phía Bắc

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn nghiên cứu khoa học (Trang 30 - 31)

4.1.1 Trồng trọt

Như vậy, tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm chè dần dần phải khép kín theo hướng CNH, xúc tiến việc hình thành sàn đấu giá, giao dịch trực tiếp giữa người bán, người mua nhằm nâng cao chất lượng, cũng như đẩy mạnh hơn nữa việc quản lý, quảng bá thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế [21].

Với sự đa dạng trong nhu cầu như vậy, sẽ có sự phát triển mối liên kết giữa nhà sản xuất và kinh doanh để vực dậy cây ngô vụ đông. Bên cạnh đó, vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng trong việc dẫn dắt nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. “Chính quyền địa phương gần như đóng vai trò quyết định, bên cạnh đó là tổ chức sản xuất có hợp tác xã, sự vào cuộc của ngành nông nghiệp [25].

4.1.2 Chăn nuôi

Như vậy, trong những năm qua, chăn nuôi gia cầm luôn được quan tâm và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tiêu dùng thực phẩm trong nước. Yếu tố công nghệ, công nghiệp trong chăn nuôi gia cầm đã được coi trọng, tăng trưởng về sản lượng thịt và trứng luôn cao trong khi số đầu con không tăng hoặc tăng ít. Đã có mô hình xây dựng mạng lưới giống cho một số tỉnh; đã chọn tạo, nhân thuần được một số giống gia cầm phù hợp với vùng sinh thái. Đã xuất hiện các mô hình tổ chức chăn nuôi mới theo hướng liên kết có hiệu quả kinh tế cao [30].

4.1.3 Lâm nghiệp

Với sự quan tâm đầu tư của nhà nước các hoạt động lâm nghiệp đã có những chuyển biến tích cực trên mọi lĩnh vực: trồng rừng, bảo vệ rừng, giao đất rừng, khai thác và chế biến lâm sản… Đã đem lại hiệu quả phát triển kinh tế trên địa bàn. Tuy nhiên các hoạt động sản xuất lâm nghiệp vẫn còn bộc lộ một số tồn tại và có quy mô sản xuất vẫn còn lạc hậu, chưa áp dụng công nghệ cao vào công tác chế biến. Gây lãng phí nghiên liệu chất lượng nông sản chưa cao [34].

4.1.4 Thủy sản

Nói chung trong những năm vừa qua, công tác nghiên cứu các công nghệ chọn, tạo và sản xuất giống thủy sản đã được gắn với các định hướng phát triển, các mục tiêu chung của ngành Nông nghiệp nói chung và Thủy sản nói riêng. Thành công trong nghiên cứu khép kín vòng đời, làm chủ công nghệ chọn, tạo và sản xuất giống nhân tạo các đối tượng thủy sản đã góp phần chủ động, ổn định về số lượng, chất lượng con giống cung cấp cho người nuôi, thúc đẩy phát triển NTTS bền vững, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo [38].

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn nghiên cứu khoa học (Trang 30 - 31)