3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.2. Tổng quan kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư và kết quả đạt được trong
trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở nước ta trong thời gian qua
Trong những năm đầu của thế kỷ 21 việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số đã được các tỉnh chú trọng đầu tư thích đáng, như Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính số tại thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh: Bình Dương, Long An, An Giang, Đồng Nai, Bình Thuận, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, .... Nhiều chương trình dự án về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được triển khai ở cấp Trung ương. Các dự án điển hình là xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai từ năm 2000 đến nay; dự án xây dựng hệ thống thông tin đất đai và môi trường đã xây dựng hệ thống ELIS; dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên và môi trường và một số dự án khác. Trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu số chúng ta cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất có hiệu quả của các tổ chức Quốc tế như: SIDA Thụy Điển, Hiệp hội đô thị Canada, Ngân hàng thế giới…
Một trong các chương trình, dự án tiêu biểu là chương trình Hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về đổi mới hệ thống địa chính - CPLAR. Chương trình này có nguồn vốn không hoàn lại do cơ quan phát triển quốc tế SIDA Thụy Điển tài trợ cho Tổng cục Địa chính thực hiện từ năm 1997 đến năm 2003. Chương trình được chia thành nhiều dự án về chính sách, nâng cao năng lực… trong đó có hợp phần 5 về phát triển và ứng dụng hệ thống thông tin đất đai (LIS) ở cấp tỉnh và thử nghiệm tại một số tỉnh… Kết quả của dự án này là đã nâng cao nhận
thức, chuyển giao công nghệ xây dựng bản đồ địa chính số, xây dựng cơ sở dữ liệu về đăng ký đất đai, quản lý và in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng công nghệ số thay thế cho việc viết tay trước đây.
Gần đây là Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP) với số vốn lên tới 100 triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện tại 9 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Hưng Yên, Thái Bình và thành phố Hà Nội. VLAP là dự án của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý đất đai, được nghiên cứu trên 10 năm trước khi triển khai thực hiện, qua sự hợp tác của nhiều nước như Pháp, Thụy Điển, New Zealand, Phần Lan; Dự án được thực hiện từ tháng 8/2008 đến 30/6/2015. Mục tiêu của dự án là tăng cường sự tiếp cận của mọi đối tượng với dịch vụ thông tin đất đai, bằng cách phát triển một hệ thống quản lý đất đai hoàn thiện tại các địa phương qua việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và bản đồ địa chính dạng số hóa.
Về kết quả từ dự án mang lại:Tháng 11/2014, tại Hội thảo tham vấn về xây dựng dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai (VLAP) Việt Nam giai đoạn II, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại tỉnh Ninh Bình. Ban chỉ đạo quốc gia của dự án đánh giáđến nay, dự án đã đạt được nhiều mục tiêu đề ra. Các địa phương tham gia dự án cũng thảo luận, chia sẻ các kinh nghiệm, lợi ích, hiệu quả từ việc ứng dụng sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng bở dự án vào công tác quản lý nhà nước về đất đai và các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Cụ thể; theo kinh nghiệm chia sẻ của tỉnh Vĩnh Long, có thể thấy bốn cái được khi triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính và xây dựng mô hình quản lý đất đai hiện đại, đó là:
“Thứ nhất, việc liên thông cơ sở dữ liệu về đất đai từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã đã chấm dứt tình trạng dữ liệu phân tán dẫn đến nhiều sai sót như trùng thửa; cập nhật biến động không thường xuyên, không kịp thời, dẫn đến
những sai sót trong quá trình quản lý đất đai; giải quyết các thủ tục giao dịch đất đai... Thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung này, việc tra cứu truy cập thông tin đất đai của các cấp được dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi; cán bộ Văn phòng đăng ký cấp tỉnh, huyện có thể cập nhật đồng thời, cùng một lúc tất cả những kết quả đăng ký lần đầu cũng như những biến động đất đai, nhà ở, tài sản phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng đất tại địa phương như chia tách thửa, thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng, thế chấp, bổ sung tài sản … Nhờ vậy, giảm được rất nhiều thời gian, nhân lực cho việc chỉnh lý bản đồ, hồ sơ, sổ bộ địa chính ở các cấp, cơ sở dữ liệu địa chính sau khi hình thành luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và tại mọi thời điểm luôn phản ánh thông tin mới nhất của các thửa đất.
Cán bộ địa chính cấp xã đã sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai để tra cứu thông tin phục vụ cho giải quyết tranh chấp đất đai, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về nguồn gốc đất, hỗ trợ xây dựng bộ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của địa phương, chứng thực các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất.
Thứ hai, toàn bộ quy trình tiếp nhận, xử lý, luân chuyển hồ sơ và trả lời kết quả giải quyết các thủ tục đất đai theo quy định pháp luật đã được tin học hoá và áp dụng trong các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp (Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh). Thông qua phần mềm ViLIS 2.0 và cơ sở dữ liệu địa chính, tại bất cứ thời điểm nào cũng có thể kiểm tra Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp (nay là Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh) hiện đang tiếp nhận bao nhiêu hồ sơ, thủ tục, việc giải quyết các hồ sơ thủ tục này có bảo đảm thời gian thực hiện hay không, việc chậm trễ (nếu có) thì thuộc trách nhiệm của bộ phận nào. Nhờ vậy, nâng cao được tinh thần trách nhiệm của các công chức, viên chức có liên quan đến quá trình thụ lý, giải quyết hồ sơ, thời gian giải quyết các thủ tục, hồ sơ giao dịch đất đai được rút
ngắn hơn so với trước đây và hàng năm, tỷ lệ hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai được giải quyết đúng thời hạn quy định đạt 96% ở cấp tỉnh và đạt trên 90% ở cấp huyện.
Thứ ba, hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính còn được chia sẻ, ứng dụng để hỗ trợ cho công tác tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp và hỗ trợ công tác thu hồi, bồi thường, giao, thuê, chuyển mục đích sử dụng đất. Với việc kết nối dữ liệu thông tin địa chính hiện có, việc thu thập thông tin về chủ sử dụng đất, tính pháp lý của thửa đất, diện tích, mục đích sử dụng … phục vụ cho công tác giải quyết tranh chấp đất đai, thu hồi, lập phương án bồi thường được thực hiện nhanh chóng, chính xác hơn rất nhiều so với trước đây. Các thông tin về việc giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng… được cập nhật và quản lý thống nhất, thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho tổng hợp số liệu, thống kê, kiểm kê, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất của tỉnh.
Thứ tư, trên cơ sở dữ liệu địa chính đã hình thành, các tỉnh thành cũng đã triển khai dịch vụ cung cấp thông tin đất đai cho người dân qua 4 hình thức: Cung cấp trực tiếp khi người dân trực tiếp đến Văn phòng đăng ký hoặc Trung Tâm Công nghệ thông tin trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; cung cấp theo hình thức qua tin nhắn điện thoại; cung cấp theo hình thức gọi điện trực tiếp đến tổng đài 1080 và cung cấp theo hình thức trực tuyến (online) qua trang Web của sở.
Các thông tin được cung cấp bao gồm: Thông tin về tình trạng giải quyết hồ sơ giao dịch đang được Văn phòng đăng ký đất đaihoặc Chi nhánh tiếp nhận, thông tin về hồ sơ thửa đất như họ tên chủ sử dụng (vợ/chồng), năm sinh, số tờ bản đồ, số thửa đất, diện tích, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, sơ đồ thửa đất, tình hình cấp Giấy chứng nhận ...”.