3. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại huyện Yên Sơn, lựa chọn xã Lang Quán, huyện Yên Sơn để xây dựng cơ sở dữ liệu từ các tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
-Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính trên địa bàn toàn huyện Yên Sơn. Các số liệu hiện trạng lấy đến năm 2020.
-Lựa chọn xã Lang Quán, huyện Yên Sơn để tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu;
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Sơn, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tuyên Quang – Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Yên Sơn.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
-Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020 -Thời gian thực hiện: 05/2020 - 05/2021
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu
-Điều kiện tự nhiên;
-Điều kiện kinh tế - xã hội.
2.3.2 Đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính trên địa huyện Yên Sơn.
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2020;
- Tình hình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và lập hồ sơ địa chính:
- Thực trạng hồ sơ địa chính
- Thực trạng cơ sở dữ liệu địa chính;
- Đánh giá về thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính, CSDL địa chính và nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại huyện Yên Sơn
2.3.3 Nghiên cứu lựa chọn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
- Tình hình hồ sơ địa chính
- Đánh giá chung về tình hình hồ sơ địa chính phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Lang Quán
- Nghiên cứu lựa chọn phần mềm để xây dựng cơ sở dữ liệu của xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
2.3.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu
- Xây dựng Dữ liệu không gian địa chính; - Xây dựng Dữ liệu thuộc tính địa chính;
- Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và xử lý tập tin quét (chụp) để hình thành bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số, lưu trữ dưới khuôn dạng tập tin *.PDF đối với từng chủ sử dụng đất. Liên kết bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số với cơ sở dữ liệu địa chính.
- Thử nghiệm ứng dụng quản lý, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. - Ý nghĩa, hiệu quả đạt được từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
2.3.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp góp phần hoànthiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Yên thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Yên Sơn
- Ưu điên; - Hạn chế;
- Đề xuất giải pháp.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài dự kiến sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính:
Tham khảo, tổng hợp, hệ thống hóa các thông tin cần thiết từ các tài liệu, sách, báo, tạp chí; từ kết quả các công trình nghiên cứu, kết quả thực hiện các dự án đã được công bố để phục vụ nghiên cứu thực hiện đề tài.
-Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
-Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan về thực trạng hồ sơ địa chính của địa phương.
-Thu thập tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết cho việc đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính, tình hình quản lý, sử dụng đất đai của huyện Yên Sơn:
-Thu thập các tài liệu như bản đồ dạng số, hồ sơ dạng giấy như thống kê các năm, kiểm kê các kỳ và các số liệu báo cáo các năm, số liệu báo cáo theo các chuyên đề....
-Phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu xã Lang Quán gồm:
Thu thập cơ sở dữ liệu không gian bao gồm: 25 tờ Bản đồ theo tài liệu 299/TTg dạng số; 03 quyển sổ mục kê theo tài liệu 299/TTg; 89 tờ Bản đồ địa chính đo năm 2014, tỷ lệ 1:1000; 03 quyển Sổ Mục kê đất đai; 06 quyển sổ Địa chính, 03 quyển sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận, 03 quyển sổ Sổ Đăng ký biến động đất đai; 01 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020.
2.4.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
-Các số liệu về hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực trạng tài liệu hồ sơ địa chính của địa phương được thống kê, tổng hợp thông tin thành các bảng số liệu.
-Từ số liệu, tài liệu thu thập được phân tích làm rõ, chuẩn hóa và chọn lọc các dữ liệu cần thiết để đưa vào CSDL, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá đồng thời đề xuất các giải pháp.
2.4.3. Phương pháp ứng dụng các phần mền tin học chuyên ngành để thiếtkế, mô hình hóa và chuẩn hóa dữ liệu kế, mô hình hóa và chuẩn hóa dữ liệu
1. Thu thập, đánh giá tài liệu
Bản đồ địa chính hoàn chỉnh
Kiểm tra dữ liệu không gian, thuộc tính địa chính
CSDL địa chính
Dữ liệu thuộc tính địa chính Dữ liệu không gian địa chính 4. Xây dựng siêu dữ liệu địa chính
3. Xây dựng dữu liệu thuộc tính địa chính 2. Xây dựng dữ liệu
không gian địa chính
Dữ liệu kê khai ĐK, cấp GCN,
-Sử dụng phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel, Power Point) để xây dựng các bảng, biểu thông tin dữ liệu, trình chiếu khi thuyết trình.
-Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành về xây dựng, quản lý bản đồ, hồ sơ địa chính để biên tập, chuẩn hóa, xây dựng dữ liệu không gian địa chính. Các phần mềm dự kiến ứng dụng như: Microsation SE; Microsation V8i; Gcadas, Vilis 2.0; ArcGIS…
-Nghiên cứu, sử dụng phần mềm ArcGIS để xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu.
-Tiếp tục sử dụng các phầm mềm Microsation; Gcadas, ArcGIS; Excel để thực hiện chuẩn hóa, hoàn thiện dữ liệu khi dữ liệu còn tồn tại các sai sót cần chuẩn hóa, sữa chữa.
+ Biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation V8i.
+ Sử dụng phần mềm Gcadas để xây dựng CSDL và VILIS 2.0 để vận hành CSDL.
+ Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:
2.4.4. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế
Kiểm nghiệm qua việc thử nghiệm khai thác, ứng dụng cơ sở dữ liệuvào một số nhiệm vụ cụ thể phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai như:
- Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Cập nhật, chỉnh lý biến động dữ liệu địa chính trong cơ sở dữ liệu; - Cung cấp thông tin địa chính thửa đất từ cơ sở dữ liệu;
- Trích sao Sổ Địa chính, Sổ Mục kê đất đai, các tài liệu đo đạc khác từ cơ sở dữ liệu địa chính.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
3.1.1.1. Vị trí địa lý:
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Yên Sơn
Yên Sơn là một huyện miền núi, nằm về phía Nam của tỉnh có vị trí từ 210 40' đến 220 10' vĩ độ Bắc; 105010' đến 105040' kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp 2 huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hoá;
- Phía Nam giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), và huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ);
- Phía Đông giáp huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên); - Phía Tây giáp huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái).
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện tính đến ngày 30/12/2020 là 113.300.50 ha. Toàn huyện có 30 xã và 01 Thị trấn.
Huyện có đường Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 37 và các sông lớn như: sông Lô, sông Gâm, sông Đáy chạy qua; Các tuyến giao thông chính đi qua thị xã Tuyên Quang nối Yên Sơn với các huyện bạn và các tỉnh lân cận;
Huyện Yên Sơn nằm bao quanh thành phố Tuyên Quang. Đất đai chưa được quy hoạch, hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Khó khăn trong việc quản lý và thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai. Hệ thống giao thông đang được hình thành nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Nền kinh tế thương mại, dịch vụ chậm phát triển, đời sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, đồi núi, thung lũng tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Địa hình của huyện thấp dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất là đỉnh Núi Là (xã Kim Phú và Chân Sơn) có độ cao 550 m, độ dốc trung bình từ 20 - 250. Căn cứ vào điều kiện địa hình, thuỷ văn... huyện Yên Sơn được chia thành 3 vùng sau:
+ Vùng Thượng huyện: Gồm 6 xã: Quý Quân, Lực Hành, Xuân Vân, Trung Trực, Kiến Thiết và Phúc Ninh.
+ Vùng An toàn khu: Gồm 7 xã: Phú Thịnh, Đạo Viện, Trung Sơn, Kim Quan, Trung Minh, Hùng Lợi và Công Đa.
+ Vùng Trung và hạ huyện: Gồm 18 xã, thị trấn: Chiêu Yên, Tân Tiến, Tứ Quận, Tân Long, Thắng Quân, Lang Quán, Trung Môn, Chân Sơn, Thái Bình, Kim Phú, Tiến Bộ, Mỹ Bằng, Phú Lâm, Hoàng Khai, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình và thị trấn Tân Bình.
3.1.1.3. Địa mạo
-Địa mạo thung lũng gồm các xã ven sông Lô, sông Gâm và sông Đáy. Dọc các sông này có những thung lũng, bãi bồi không liên tục chịu ảnh hưởng
của phù sa hẹp và dốc theo chiều dòng sông. Vào mùa mưa thường bị ngập nước.
-Địa mạo núi cao trên 500 m (khu vực núi Là, núi Nghiêm). Đất đai vùng này chủ yếu để phát triển rừng phòng hộ, bảo vệ đầu nguồn...
-Địa mạo vùng đồi thấp dưới 300 m, phân bố ở phía Nam huyện. Đất đai vùng này có nhiều đồi núi, xen kẽ có các dạng thung lũng hình lòng máng phù hợp với phát triển nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lương thực. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện.
3.1.1.4. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu của huyện Yên Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc á - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; Mùa Đông khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C, lượng mưa trung bình 1.500 – 1.800 mm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 82%.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Trên địa bàn huyện có 20 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh, Cao Lan, Tày, Dao, Mông, Hoa, Nùng Mỗi dân tộc điều có phong tục tập quán sinh hoạt và kinh nghiệm sản xuất riêng đã tạo cho Yên Sơn có một nền văn hoá đa dạng về bản sắc. Đây cũng là nhân tố tích cực trong công tác quản lý, sử dụng đất đai do làm tốt việc xây dựng hương ước chung của mỗi thôn bản và mỗi dân tộc trong cộng đồng khu dân cư. Bên cạnh đó đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế mang theo nền văn hóa châu thổ, cùng phong cách hoạt động chính trị xã hội và làm kinh tế năng động tiên tiến đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của huyện tạo lên đời sống văn hóa phong phú và đa dạng.
- Tính đến ngày 30/12/2020 dân số huyện Yên Sơn có: 43.785 hộ với 172.117 khẩu.
- Y tế: Trên địa bàn huyện có 03 bệnh viện trung tâm và 100% số xã có trạm y tế với, đội ngũ Y, Bác sỹ đủ để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
- Văn hóa thể thao: Những năm gần đây, phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ - thể thao được huyện quan tâm tạo điều kiện phát triển ở mọi cấp mọi ngành đặc biệt là các phong trào quần chúng ở các cơ quan, đơn vị và các thôn bản. Cơ sở vật chất đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhà văn hóa cụm xã, và nhà văn hóa thôn bản.
- Giáo dục: Hiện trên địa bàn huyện có 7 Trường Trung học Phổ thông (Trong đó có 01 Trường Phổ thông Trung học Nội trú), 35 Trường Trung học Cơ sở, 44 Trường Tiểu học đang kiên cố hóa được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Ngoài ra các Trường Mầm non, các lớp học trong thôn bản được xây dựng kiên cố. Hàng năm, hầu hết các con em trong ở độ tuổi đi học đều được đến trường.
3.2. Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính trên địabàn huyện Yên Sơn bàn huyện Yên Sơn
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2020, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện đến 31/12/2020 là 106.773,76 ha, trong đó:
Bảng 3.1: Hiện trạng diện tích, cơ cấu một số loại đất chính năm 2020 Thứ tự Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 106.773.76 100,00% 1 Đất nông nghiệp NNP 98.925,60 92,65%
2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.160,11 6,71%
3 Đất chưa sử dụng CSD 688,04 0,64%
Đất chưa sử dụng,
, 00.64
Đất phi nông nghiệp, 6.71
Đất nông nghiệp, 92.65
Hình 3.2: Biểu cơ cấu sử dụng đất năm 2020
Qua bảng 3.1 cho thấy: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện đến 31/12/2020 là 106.773,76 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp có diện tích 98.925,60 ha, chiếm 92,65% tổng diện tích đất tự nhiên. chiếm tỷ lệ lớn
- Đất phi nông nghiệp có diện tích 7.160,11 ha, chiếm 6,71% tổng diện tích tự nhiên.chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Đất chưa sử dụng có diện tích 688,04 ha, chiếm 0,64% tổng diện tích đấttự nhiên.chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Diện tích sử dụng đất cụ thể như sau:
3.1.1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích nhóm đất nông nghiệp của huyện là 98.925,60 ha, chiếm 92,65% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
Đối với nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn được sử dụng vào 4 mục đích sử dụng chính là: Đất sản xuất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác,
3.1.1.2 Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp
Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của huyện là 7.160,11 ha, chiếm 6,71% tổng diện tích tự nhiên của huyện.
Các loại đất chính có trong nhóm đất phi nông nghiệp là: đất ở; đất chuyên dùng; đất cơ sở tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; đất có mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.
Diện tích đất ở theo số liệu kiểm kê đất đai đến ngày 31/12/2020 của huyện Yên Sơn là 1.224,49 ha chiếm 17,10% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó diện tích đất ở tại nông thôn là 1.224,49 ha.
3.1.1.3 Hiện trạng nhóm đất chưa sử dụng
Nhóm đất chưa sử dụng trên địa bàn 688,04 ha chiếm 0,64 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện.
Diện tích đất chưa sử dụng của huyện gồm cả 3 loại đó là đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây, cụ thể như sau:
- Đất bằng chưa sử dụng có 172,27ha chiếm 25,04 % diện tích đất chưa sử dụng, phân bố trên địa bàn một số xã của huyện.
- Đất đồi núi chưa sử dụng chiếm có 67,12ha chiếm 9,76 % diện tích đất chưa sử dụng, trong đó phân bố rải rác ở các xã trên địa bàn huyện.
- Núi đá không có rừng cây chiếm chủ yếu diện tích trong nhóm đất chưa sử