Tiến hành lắp ráp và hiệu chỉnh:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN MÁY TÍNH (Trang 98 - 100)

I. BẢO DƯỠNG MÁY TINH:

3.Tiến hành lắp ráp và hiệu chỉnh:

Sau khi bảo dưỡng các thiết bị, ta tiến hành lắp ráp chúng lại thành một PC hoạt động.

a. Lắp đặt bộ vi xử lý lên bo mạch chủ:

Đối với CPU đế cắm (Socket): Tìm chân số 1 trên CPU; nó thường nằm ở một góc của CPU và được đánh dấu bằng một chấm nhỏ. Tiếp theo tìm chân số 1 tương ứng trên đế cắm ZIP trên bo mạch chủ; nó cũng thường được đánh dấu ngay trên bo mạch chủ hoặc một góc của đế cắm được uốn cong. Đặt CPU vào đế cắm bằng cách nâng đai bảo vệ thẳng đứng lên, sau đó đặt tương ứng các chân của CPU với các chân đế cắm rồi nhẹ nhàng nhấn xuống. Nếu quá trình nhấn xuống thấy chặt tay phải dừng ngay và kiểm tra các chân CPU xem chân nào bị cong thì dùng kìm nhỏ kéo thẳng. Khi CPU được đặt vào đế, nhấn đai bảo vệ vào đúng vị trí nhằm định vị CPU.

b. Tiếp theo là lắp bộ tản nhiệt:

Đối với dòng máy từ PIII trở về trước thì bộ tản nhiệt được cố định bởi một đai được nứu hai đầu vào hai mấu trên đế cắm, trước tiên ta phải đặt một đầu (thường là đầu nhỏ) mắc vào mấu trên đế cắm, dùng tay hoặc kìm nhỏ đẩy đầu còn lại mắc vào mấu đối diện.

Riêng đối với dòng máy Pentium 4 hiện nay, bộ tản nhiệt khá lớn, do đó thiết kế lắp đặt cũng khác, cả khối tản nhiệt được chụp bởi một bộ khung, ta mở 2 khoá ở trên bề mặt khối tản nhiệt ra nhằm nới lỏng khung với khối tản nhiệt. Đặt từ từ cả khối đó chụp lên bộ vi xử lý. Khi nào cả 4 chốt trên khung tản nhiệt khớp vào khung trên bo mạch chủ thì ta đóng 2 khoá định vị khối tản nhiệt lại.

Đối với CPU sử dụng khe cắm (Slot): Trước hết định vị hai giá đỡ vào hai bên của khe cắm. Đẩy chốt qua lỗ vít trên giá đỡ và bo mạch chủ cho đến khi vào đúng vị trí (khi nghe thấy tiếng “tách”). Đặt các chân giữ chốt qua lỗ để định vị vị trí. Sau đó đẩy bộ vi xử lý (đã lắp tản nhiệt, quạt) trượt trên giá đỡ cho đến khi vào đúng khe cắm trên bo mạch chủ. Chốt của bộ vi xử lý sẽ tự khoá khi bộ vi xử lý được đặt vào đúng chỗ.

c. Lắp các module nhớ:

Tuỳ từng loại module mà có những phương pháp lắp khác nhau. Thông thường lắp các module vào các khe cắm hoặc bank nhớ được đánh số thấp nhất.

Đối với SIMM ta phải lắp hoặc là 2 module hoặc là 4 module. Việc lắp 2 module thì yêu cầu 2 module đó phải trong cùng một khối nhớ và có dung lượng bằng nhau. Khi tháo lắp phải theo thứ tự vào trước ra sau, giữ ngiêng module đặt vào khe cắm rồi đẩy vào khi nào module được khoá 2 đầu là được.

99 Đối với DIMM vì 1 khối nhớ cần 1 DIMM do đó không nhất thiết phải lắp 2 module. Trước khi lắp phải mở khoá ở hai đầu khe cắm ra rồi ấn nhẹ module xuống. Khi nào khoá bập vào các khấc trên module là được. Nếu không thấy module trượt vào khe cắm thì chắc chắn là do ta cắm sai hướng. Việc ấn quá mạnh có thể làm gẫy module hoặc vỡ khe cắm. Nếu kẹp giữ của khe cắm bị vỡ, module không thể nằm chắc chắn được trong khe cắm do đó khi hoạt động dễ gây lỗi do tiếp xúc chập chờn.

d. Lắp bo mạch chủ vào khung máy:

Trước khi lắp bo mạch chủ cần xem trên bo mạch chủ có những vị trí nào có thể bắt vít được, từ đó ta đi lắp các đế nhựa (khi trên lỗ không có vòng đệm) hoặc đế kim loại (khi trên lỗ có vòng đệm) lên khung máy tương ứng với các vị trí đã xác định.

Đặt bo mạch chủ xuống khung máy rồi đẩy nó trượt đi nhờ các đế và khe cắm trên khung máy sao cho khớp vào khung máy. Tức là phải khớp các cổng trên bo mạch chủ với tấm bảo vệ I/O trên khung máy. Khi đặt bo mạch chủ vào vị trí phù hợp, các lỗ vít trên bo mạch chủ sẽ thẳng hàng với các lỗ vít trên khung máy. Dùng tô vít 4 cạnh có từ tính lần lượt bắt các vit vào đúng vị trí đã bắt đế sau đó xiết chặt lần lượt các vít nhằm định vị bo mạch chủ.

e. Lắp ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD:

Theo vị trí đã được nhà sản xuất xác định sẵn trên khung máy từ đó ta tiến hành lắp đặt ổ đĩa sao cho phù hợp. Lựa theo chiều thuận ta đặt ổ đĩa vào vị trí, khi vào đúng vị trí, các lỗ vít trên ổ đĩa sẽ thẳng hàng với lỗ trên khung máy. Dùng tô vít 4 cạnh bắt các vít hai bên ổ, đảm bảo ổ được xiết chặt vào khung máy.

f. Lắp khối nguồn:

Đưa khối nguồn phù hợp vào vị trí xác định sẵn. Dùng tô vít 4 cạnh bắt 4 vít nhằm định vị khối nguồn vào khung máy. Sau đó lần lượt xiết chặt 4 vít, đảm bảo khối nguồn được cố định lên khung máy.

Đối với bo mạch và khung máy sử dụng nguồn AT. Ta cần phải cắm 4 chân vào công tắc nguồn. Cần phải chú ý màu dây để cắm cho đúng: Theo chiều công tắc thì dây màu xanh đấu với dây màu nâu, dây màu đen đấu với dây màu trắng.

Sau khi đã lắp đặt xong khối nguồn. Ta tiến hành nối nguồn cung cấp tới: bo mạch chủ, quạt CPU, ổ cứng, ổ mềm, ổ CD..

Riêng với dòng PIV, ngoài dây nguồn ATX (20chân) cho bo mạch chủ còn

có một dây nguồn ATX_12V (4chân) cũng được nối xuống bo mạch chủ. g. Nối cáp I/O và các cáp khác vào bo mạch chủ:

Nối cáp giữa ổ mềm và đầu nối điều khiển ổ mềm 34 chân trên bo mạch chủ. Nối cáp IDE giữa ổ cứng, ổ CD-ROM với đầu nối IDE (master, slaver) 40 chân trên bo mạch chủ. Thông thường ta dùng đầu nối IDE chính cho ổ cứng và IDE phụ cho ổ CD-ROM hoặc những thiết bị khác.

100 Nối các dây đèn LED (ổ cứng, nguồn, loa trong, nút RESET, nút Power và nút TURBO trên một số hệ thống) từ khung máy vào vị trí tương ứng trên bo mạch chủ (nếu không thì phải xem sách hướng dẫn để nối cho đúng).

Đối với bo mạch chủ dòng PIV. Ta còn phải nối các dây cho cổng USB từ khung máy lên bo mạch chủ.

h. Lắp đặt các card mở rộng bus:

Hầu hết các hệ thống đều sử dụng card mở rộng cho các card màn hình, card âm thanh, card mạng. Những card này được cắm vào các khe cắm mở rộng trên bo mạch chủ.

Giữ các cạnh của card cẩn thận, đẩy vào khe cắm, tránh chạm vào các chip và mạch. Đặt đáy card vào khe cắm phù hợp, ấn nhẹ nhàng từ đỉnh card, cho đến khi card vào đúng vị trí. Dùng vít 4 cạnh xiết chặt giá đỡ card lên khung máy.

Nối dây từ card âm thanh tới CD-ROM.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN MÁY TÍNH (Trang 98 - 100)