6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài
2.2.2. Thực trạng KSC thuộc nhóm “Chi thanh toán cá nhân”
Đối tượng KSC thường xuyên NSNN theo dự toán qua KBNN Đức Phổ
* Đối tượng chi trả thanh toán theo dự toán NSNN qua KBNN Đức Phổ gồm có:
- Các cơ quan hành chính nhà nước; - Các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được NSNN hổ trợ kinh phí thường xuyên;
- Chi hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn.
* Đối tượng KBNN Đức Phổ thực hiện KSC thường xuyên Ngân sách là các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí do NSNN cấp. Hiện nay, trên địa bàn huyện Đức Phổ có 131 đơn vị sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN, tất cả những đơn vị này khi rút kinh phí đều phải chịu sự kiểm soát riêng.
Chi tiết các đối tượng như sau:
- Các đơn vị sử dụng ngân sách theo cấp ngân sách
Theo quy định của luật NSNN, NSNN phân ra: Ngân sách trung ương và ngân sách đia phương. Trong ngân sách địa phương có ngân sách tỉnh, ngân sách huyện thị xã và ngân sách xã, phường, thị trấn, cụ thể:
+ Ngân sách Trung ương : 12 đơn vị.
+ Ngân sách địa phương : 119 đơn vị ; Trong đó : Ngân sách tỉnh : 15 đơn vị.
Ngân sách huyện, thành phố : 89 đơn vị. Ngân sách xã, phường, thị trấn : 15 đơn vị.
- Các đơn vị sử dụng Ngân sách phân theo tính chất nguồn kinh phí Ngân sách.
Theo quy định có hai loại kinh phí thường xuyên: kinh phí không tự chủ và kinh phí khoán hay kinh phí tự chủ. Trong kinh phí khoán, kinh phí tự chủ phân ra làm ba loại: Kinh phí khoán theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP; kinh phí khoán theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP; cụ thể như sau :
+ Đơn vị không khoán : 16 đơn vị. + Đơn vị khoán theo Nghị nghị 130 : 65 đơn vị. + Đơn vị khoán theo Nghị định 43 : 50 đơn vị.
Các loại hồ sơ gửi lần đầu đến KBNN Đức Phổ
Các đơn vị sử dụng NSNN, khi đến giao dịch với KBNN Đức Phổ ngay từ đầu năm ngân sách hoặc khi đơn vị bắt đầu hoạt động, phải gửi đến KBNN Đức Phổ những hồ sơ sau, để cán bộ kiểm soát chi làm căn cứ kiểm soát chi cho cả năm gồm có:
- Dự toán ngân sách năm được cấp có thẩm quyền giao.
- Đối với cơ quan Nhà nước theo nghị định số 130/2005/NĐ-CP (cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính) gửi Quy chế chỉ tiêu nội bộ.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP (đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập) gửi Quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị; Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền của đơn vị để phân biệt loại hình đơn vị.
- Quyết định giao chỉ tiêu biên chế và hợp đồng của cấp có thẩm quyền; Bảng đăng ký biên chế, quỹ lương; danh sách những người được hưởng lương của cán bộ hợp đồng lao động có phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị.
Quá trình thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đức Phổ
kiểm soát chi thường xuyên của giao dịch viên kiểm soát chi kho bạc; quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước được quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính và Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012. Ngoài các hồ sơ gửi lần đầu ngay từ đầu năm như dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao, quy chế chi tiêu nội bộ, quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền; tùy theo từng nội dung chi và các tài liệu, chứng từ đơn vị gửi kèm theo mà có các thủ tục kiểm soát hồ sơ, chứng từ tương ứng. Thủ tục kiểm soát đối với một số khoản chi NSNN chủ yếu đối với các đơn vị tại KBNN huyện Đức Phổ như sau:
Trên địa bàn huyện Đức Phổ có 131 đơn vị mở tài khoản giao dịch tại KBNN Đức Phổ, các đơn vị này hiện đang sử dụng kinh phí thường xuyên NSNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN Đức Phổ.
Đối với các khoản chi thường xuyên thuộc nhóm chi thanh toán cá nhân được kiểm soát như sau:
Nội dung chi thanh toán cho cá nhân bao gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, học bổng học sinh, sinh viên, tiền thưởng, phúc lợi tập thể… được phản ánh từ mục 6000 đến mục 6400 của mục lục NSNN hiện hành. Nhóm mục chi này thường mang tính chất ổn định, ít biến động; do vậy, việc kiểm soát chi chủ yếu dựa trên hồ sơ đã gửi lần đầu cho KBNN Đức Phổ và những bổ sung của các đơn vị khi có biến động tăng, giảm về biến chế và quỹ tiền lương … để kiểm soát chi.
+ Đối với các khoản chi lương, phụ cấp lương, học bổng học sinh, sinh viên; chi về công tác người có công với cách mạng; chi lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội; Cán bộ KSC căn cứ vào danh sách chi trả thực tế, đối chiếu với Bảng đăng ký biên chế, quỹ lương, danh sách đối tượng được hưởng bảo
hiểm, trợ cấp … đã gửi đầu năm KBNN Đức Phổ (hoặc bảng đăng ký điều chỉnh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) nếu khớp đúng KBNN Đức Phổ tiến hành thanh toán.
+ Đối với mục tiền thưởng và phúc lợi tập thể : Cán bộ KSC căn cứ vào Quyết định khen thưởng của cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ để cấp phát thanh toán tiền thưởng; căn cứ vào Bảng kê chứng từ thanh toán tiền phép đã được kế toán và thủ trưởng đơn vị ký duyệt; nếu đúng theo chế độ, định mức Nhà nước quy định thì Kho bạc chấp nhận thanh toán.
Căn cứ vào giấy rút dự toán ngân sách đối chiếu với hồ sơ đã kiểm soát về cả nội dung và số tiền, nếu khớp đúng thì KBNN Đức Phổ tiến hành thanh toán cho người được hưởng thông qua tài khoản của đơn vị bằng hình thức chuyển khoản hoặc thanh toán bằng tiền mặt.
Với quy định như trên, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm báo cáo tình hình tăng giảm về biên chế và quỹ tiền lương cho Kho bạc Nhà nước khi có biến động nhưng thực tế vẫn còn nhiều đơn vị không thực hiện. Qua quá trình KSC đối với nhóm “Chi thanh toán cá nhân” tại KBNN Đức Phổ còn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát, đối chiếu danh sách những người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp với bảng đăng ký biên chế - quỹ lương năm hoặc bảng đăng ký điều chỉnh do chưa có phần mềm công nghệ thông tin để hỗ trợ trong quá trình kiểm soát danh sách thanh toán lương; Ngoài ra, một số thủ trưởng đơn vị chưa quan tâm đến sự biến động tăng giảm lương, phụ cấp của bảng lương nên kế toán đơn vị trong thực tế đã lợi dụng điểm yếu này, cố tình làm sai để chiếm dụng NSNN, nhất là các đơn vị có số lượng biên chế lớn như các đơn vị Y tế, Giáo dục có số lượng danh sách chi trả thường xuyên biến động dễ dẫn đến rủi ro trong công tác KSC của Kho bạc Nhà nước.
cán bộ nghỉ hưu từ ngày 01/04/2019 nhưng đơn vị không báo giảm chỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương, vẫn lập chứng từ rút lương từ tháng 04 - 06/2019 gửi KBNN huyện, KBNN căn cứ bảng đăng ký tiền lương đầu năm, đối chiếu khớp đúng với bảng thanh toán tiền lương tháng 04, 05, 06 nên không phát hiện ra được 01 cán bộ đã nghỉ hưu từ tháng 04/2019 và cho thanh toán, dẫn đến thất thoát ngân sách từ tháng 4- 6/2019 trên 21.000.000 đồng.
Do đó vấn đề cần phải đặt ra là cần bổ sung quy định trách nhiệm của Thủ trưởng ĐVSDNS phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bảng thanh toán lương, danh sách nhận tiền. KBNN chỉ thực hiện kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ chứng từ thanh toán; kiểm soát đảm bảo không vượt dự toán và tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
+ Kiểm soát chi thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm của đơn vị tự chủ:
Khi thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức, đơn vị gửi đến KBNN các hồ sơ, chứng từ gồm:
++ Danh sách chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức (gửi từng lần).
++ Bảng xác định kết quả tiết kiệm chi theo năm.
++ Biên bản họp phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, viên chức.
++ Quyết định chi trả thu nhập tăng thêm do thủ trưởng đơn vị ký. GDV kiểm soát chi kho bạc căn cứ vào quyết định phân loại đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, kết quả tài chính trong năm, các hồ sơ, chứng từ đơn vị gửi đến, phương án chi trả thu nhập tăng thêm của đơn vị cho từng người lao động quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, thực hiện kiểm tra, tính toán, đối chiếu sự khớp đúng để thanh toán cho đơn vị.
Tài chính và Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26/8/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 thì việc chi trả thu nhập tăng thêm được thực hiện chi trả theo quý và tối đa không quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý. Kết thúc năm ngân sách, đơn vị tự xác định số tiết kiệm chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ gửi KBNN nơi giao dịch đề nghị thanh toán tiếp thu nhập tăng thêm cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế thì tất cả các đơn vị trên địa bàn huyện không thực hiện theo quý mà đến cuối năm mới xác định được số chênh lệch thu lớn hơn chi để đề nghị chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động và KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán theo đề nghị của đơn vị. Đồng thời, có một vài đơn vị khi kinh phí rút về người lao động vẫn ký trên chứng từ đầy đủ nhưng số thực nhận lại ít hơn vì đã có thỏa thuận trước trong nội bộ trích lại một khoản để dùng vào một số hoạt động chung trong đơn vị.
Trong thực tế tại địa bàn huyện Đức Phổ, hầu hết các cơ quan, đơn vị khi rút thu nhập tăng thêm đều dựa vào kết quả đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo quy định (xếp loại theo A, B, C, D) theo Quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng khi chi trả tiền thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức tại đơn vị thì chi trả theo mức bình quân/người nên chưa thực hiện đúng quy định của nhà nước tại các Thông tư hướng dẫn của từng loại hình khoán chi. Cụ thể như tại đơn vị Trường Trung học Cơ sở Phổ Khánh: Trong năm 2019, khi thực hiện rút kinh phí tiết kiệm chi, đơn vị lập bảng thanh toán tiền lương tăng thêm, kèm theo văn bản đánh giá mức độ hoàn thành theo hệ số A = hệ số 1, B = hệ số 0,9, C = hệ số 0,8 , D = hệ số 0,6) gửi KBNN Đức Phổ, KBNN đối chiếu hồ sơ, chứng từ đúng với Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị Trường Trung học Cơ sở Phổ Khánh và chấp thuận thanh toán với tổng số tiền tiết kiệm để chi thu nhập tăng thêm là 106.000.000 đồng (trong đó người xếp
loại A: 12.000.000 đồng, loại B: 10.000.000 đồng,…) nhưng khi thực hiện chi trả tại đơn vị này thì chi theo bình quân với mức 10.000.000 đồng/người.
Do NSNN cấp kinh phí cho các cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đến kết quả đầu ra của các chương trình, mục tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị tự chủ hiện nay vẫn dựa theo biên chế hiện có và định mức phân bổ theo đầu người, chưa căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể và tình hình thực tế của các đơn vị tự chủ để áp dụng nên thực tế tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị còn hạn chế, chưa nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ công cho xã hội, chưa khuyến khích đơn vị sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả.
Hiện nay việc KSC thường xuyên trong đó có việc kiểm soát chi trả thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm của đơn vị tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP tại KBNN huyện Đức Phổ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do các văn bản quy định về KSC thường xuyên cho các đơn vị tự chủ theo hai loại hình này còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau do nhiều cấp, nhiều ngành ban hành qua nhiều thời kỳ khác nhau và thường xuyên bổ sung, thay đổi; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong hệ thống KBNN trong thời gian qua.
Kết quả kiểm soát chi nhóm chi thanh toán cá nhân ở bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4 : Số liệu KSC nhóm chi thanh toán cá nhân từ năm 2017-2019
Đơn vị : triệu đồng
S TT
Nhóm Mục,
mục Nội dung chi
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 I Nhóm mục 1 Thanh toán cho cá nhân 458.040 523.352 592.151
1 6000,6050,6100 Tiền lương, tiến công, PC 232.327 248.423 287691
2 6150 Học bổng HS 870 950 997
3 6200 Tiền thưởng 3.392 3.405 3.586
4 6250 Phúc lợi TT 930 950 965
5 6300 Các khoản đóng góp 33.365 39.006 50.210
6 6350 Chi cho CB xã, thôn, bản 16.332 21.987 21.954
S TT
Nhóm Mục,
mục Nội dung chi
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 cho cá nhân
8 7150, 7250 Chi về công tác người có
công cách mạng và xã hội 159.305 195.653 217.698
(Nguồn: Báo cáo KBNN Đức Phổ)
2.2.3. Kiểm soát các mục chi thuộc nhóm “Chi nghiệp vụ chuyên môn”
Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; chi mua vật tư văn phòng; chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc; chi hội nghị, công tác phí; chi phí thuê mướn được phản ánh từ mục 6500 đến mục 7000 của mục lục NSNN hiện hành.
Khi có nhu cầu thanh toán các mục chi nêu trên, đơn vị sử dụng NSNN gửi đến KBNN Đức Phổ giấy rút dự toán Ngân sách đã được thủ trưởng đơn vị chuẩn chi, kèm theo Bảng kê chứng từ thanh toán; Cán bộ KSC kiểm soát đối chiếu các mục chi và số tiền giữa giấy rút dự toán cùng với các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi nghiệp vụ chuyên môn cho từng lĩnh vực; nếu khớp đúng thì cán bộ KSC thực hiện thanh toán cho đơn vị.
+ Mục chi hội nghị bao gồm các khoản chi cho hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề. Kinh phí hội nghị được bố trí sắp xếp trong phạm vi dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị. Khoản chi này căn cứ vào định mức chi tiêu hội nghị cho từng vị đại biểu tham gia hội nghị theo quy định của Bộ Tài chính. Khi đơn vị thanh toán tiền phải theo đúng quy định, đúng đối tượng và theo đúng nội dung chi được xây dựng trong dự toán chi và có giấy triệu tập hội nghị, có danh sách nhận tiền … Trong KSC mục