Nhóm từn gữ biểu thị khái niệm chủng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp nghề cá vùng đồng tháp mười (Trang 112 - 115)

6. Cấu trúc đề tài

3.3.2. Nhóm từn gữ biểu thị khái niệm chủng

Đây là nhóm từ ngữ thể hiện “độ sâu phân loại” theo hướng khái quát hóa, trừu tượng hóa. Các từ ngữ trong nhóm chủng biểu thị khái niệm rộng

hơn so với các từ ngữ cụ thể. Trong từ ngữ nghề nghiệp nghề cá vùng Đồng

Tháp Mười, nhóm từ ngữ biểu thị chủng là những từ ngữ mà trong ngôn ngữ

toàn dân không có từ ngữ nào cùng biểu thị khái niệm chủng tương ứng, hoặc nếu có thì những từ ngữ đó lại biểu thị khái niệm loại. Sự khác biệt này đã

góp phần rất lớn trong việc tạo nên sự đa dạng và những đặc trưng riêng biệt của từ ngữ nghề cá vùng Đồng Tháp Mười; từ đó thể hiện thói quen tri nhận,

định danh của ngữ dân nơi này.

Ở nhóm thứ nhất: những từ ngữ nghề cá vùng Đồng Tháp Mười biểu

thị chủng mà ngôn ngữ toàn dân, phương ngữ Nghệ Tĩnh không có từ ngữ tương ứng.

Đây là những từ ngữ đặc trưng chỉ có trong giao tiếp của một số vùng Nam Bộ nói chung và nghề cá vùng Đồng Tháp Mười nói riêng. Loại này có số lượng là 66/107 đơn vị (chiếm 61,68%).

Chẳng hạn, một số từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện nghề cá: lú, bung,

xà neng, xà ngôn, xà búp, xà di, xà no, xịa, xiệt,…

Từ lú ở đây được hiểu: “dụng cụ dùng để bắt cá chốt. Phải có lú mới bắt được nhiều cá chốt, còn câu thì chỉ có bắt được từng con lâu lắc lắm” [95, tr. 766].

Từ bung được hiểu: “dụng cụ bắt cá được đan bằng nan tre, hình dạng trái bầu, đặt đứng, có lỗ cho cá vào ở thành bụng. Đặt bung mấy bữa rày có khá không anh Mười” [95, tr. 216].

Từ xà neng được hiểu: “từ dùng theo cách phát âm của người Khmer

chỉ đồ xúc cá được đan bằng tre, có hình dạng như cái ki. Cá nhiều thì dùng cái xà neng để xúc, chớ ít thì cần gì” [95, tr. 1325].

Hay một số từ ngữ chỉ hoạt động nghề cá như: chụp đìa: “bắt hết cá trong đìa, tát đìa. Chụp đìa ăn đám giỗ hả anh Tư” [95, tr. 366]; xiệt: hoạt động đánh bắt bằng xiệt; xàm (ghe, xuồng): làm cho kín tất cả các khe hở của

ghe xuồng sau khi đóng xong;…

Những công cụ, phương tiện và hoạt động này chỉ dùng trong cộng đồng ngư dân nghề cá vùng Đồng Tháp Mười mà không có ở các vùng

phương ngữ khác. Do đó, nó không có từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ

Ở nhóm thứ hai: những từ ngữ nghề nghiệp nghề cá vùng Đồng Tháp Mười mang đặc điểm chủng thì từ ngữ toàn dân lại mang đặc điểm

của loại. Nhóm này có số lượng ít hơn 41/107 đơn vị (chiếm 38,32%).

Chẳng hạn:

Theo Từ điển từ ngữ Nam Bộ từ lội có các nghĩa gồm: “1. bơi, di

chuyển trong nước, hoặc nổi trên nước, bằng cử động của thân thể. Sông dài cá lội biệt tăm. Phải duyên chồng vợ mười năm cũng chờ (ca dao); 2. đi xa có

ý nói vất vả, di chuyển có thể bằng phương tiện, nhưng thường là bằng chân.

Tôi phải lội vô rẫy kêu chú Phó Cao về, lừa khi lũ nó nhóm họp tại nhà chú, tôi giúp sức với chú hạ lũ nó cho kỳ được mới nghe… (Phi Vân); 3. thay đổi trong đánh cuộc bằng cách chọn bắt qua phía bên kia, cũng như nhảy. Hết nước nhứt, qua nước nhì, gà ông B lại áp đảo gà ông A, nhóm hang xáo lại nhảy (lội) qua gà ông B phóng ngược lại… (Mai Phùng Võ)” [95, tr. 752]. Còn từ lội trong ngôn ngữ toàn dân lại mang ý nghĩa khác: “1. đi trên mặt nền

ngập nước. Xắn quần lội qua; 2. (Đường sá) có nhiều bùn lầy, lầy lội. Mưa to, đường khá lội” [77, tr. 582].

Hay từ chục trong ngôn ngữ toàn dân có ý nghĩa: số gộp chung mười đơn vị làm một. Ví dụ: ba chục cam. Chục trong phương ngữ Nam Bộ nói chung, vùng Đồng Tháp Mười nói riêng có nghĩa là: “mười hoặc hơn mười, đơn vị tính thường lớn hơn mười, có thể là mười hai, mười bốn, mười

sáu… Ở đây bán chục mười bốn, chớ không có chục mười sáu đâu chị ơi.” [95, tr. 359].

Đặc biệt, trong thực tế sử dụng của ngư dân vùng Đồng Tháp Mười, có

những từ ngữ chỉ mang đặc điểm của một từ loại, nhưng cũng có những từ

ngữ mang đặc điểm của hai từ loại trở lên khác nhau. Loại này có những trường hợp không có trong ngôn ngữ toàn dân, có những trường hợp có ít

nhất một nghĩa tương ứng với một từ ngữ toàn dân. Chẳng hạn, khô trong ngôn ngữ toàn dân thường được dùng với ý nghĩa của một tính từ: 1. ở tình

trạng hết gần hết nước. Ruộng khô vì hạn; 2. ở tình trạng chứa nước hay có độ ẩm dưới mức bình thường. Cam quả to nhưng khô; 3. ở tình trạng không có nước, khác với tình trạng bình thường có nước. Thức ăn khô, tôm khô, cá khô. Còn khô đối với ngư dân vùng Đồng Tháp Mười, ngoài ý nghĩa là một tính từ như trong ngôn ngữ toàn dân, nó thường được dùng như một danh từ chỉ một món ăn, một loại đối tượng sản phẩm nghề cá. Ví dụ: món khô, khô cá, khô tép, khô cá lóc, khô cá chạch,… Như vậy, khô trong các trường hợp trên vừa

có hiện tượng đồng âm, vừa có hiện tượng đa nghĩa, vừa có hiện tượng

chuyển loại. Người tiếp nhận muốn hiểu được, đương nhiên phải đặt trong các

ngữ cảnh cụ thể.

Như vậy, những đối tượng chung mang tính phổ biến thì ngư dân vùng Đồng Tháp Mười dừng lại ở mức chủng. Chính sự đa dạng về nghĩa biểu hiện

của nhóm từ chỉ chủng đã cho thấy thói quen tư duy khái quát, tổng hợp mang đặc trưng riêng của người dân Đồng Tháp Mười. Đồng thời, nhóm từ ngữ này

đã góp phần quan trọng tạo nên sự đa dạng trong lời ăn tiếng nói của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp nghề cá vùng đồng tháp mười (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)