6. Cấu trúc đề tài
3.4. Tiểu kết chương 3
Chương 3 của luận án tập trung phân tích miêu tả từ ngữ nghề cá vùng
Đồng Tháp Mười về phương diện định danh.
Phần lớn các từ ngữ nghề cá vùng Đồng Tháp Mười có cấu trúc định danh hai yếu tố: yếu tố chỉ loại (X) và yếu tố phân biệt (Y) với 3 bậc khác
nhau để phân loại, khu biệt đối tượng định danh. Kết quả thống kê đã phản
ánh khuynh hướng chủ đạo về cấu tạo ngữ nghĩa của từ ngữ nghề cá vùng
Đồng Tháp Mười là chú trọng định danh biệt loại, cụ thể.
Có 19 cơ sở định danh khác nhau được ngư dân vùng Đồng Tháp Mười lựa chọn khi định danh. Điều này thể hiện sự đa dạng, phong phú của hiện thực nghề cá ở đây cũng như sự quan sát tỉ mỉ của chủ nhân nghề cá. Các cơ
sở định danh theo hình dáng, cách thức, cấu tạo, màu sắc là những cơ sở định danh chiếm tỉ lệ cao. Điều này cho thấy ngư dân nghề cá vùng Đồng Tháp
Mười chủ yếu lựa chọn các đặc điểm quen thuộc, thường gặp trong cuộc sống, dễ tri nhận và có tính trực quan. Thông qua từ ngữ, các tên gọi khiến
cho người trong nghề dễ liên tưởng, quy chiếu, dễ khu biệt các sự vật với nhau. Các dấu hiệu định danh được lựa chọn là những biểu hiện cho thấy thói quen nhận thức, tư duy về nghề nghiệp cũng như cách ứng xử của con người với thiên nhiên sông nước.
Qua thống kê, phân tích về độ sâu phân loại của từ ngữ nghề cá vùng
Đồng Tháp Mười, chúng tôi thấy từ ngữ nghề cá vùng này vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thể. Số lượng từ ngữ nghề nghiệp nghề cá chỉ
loại mang ý nghĩa cụ thể chiếm tỉ lệ cao. Trong tri nhận, ngư dân vùng Đồng
Tháp Mười thường hướng tới việc chi tiết, cụ thể hóa đối tượng. Tất cả điều này cho thấy độ sâu phân loại trong định danh của từ ngữ nghề cá vùng
Đồng Tháp Mười, nhìn chung chi tiết hơn so với từ ngữ nghề cá toàn dân và
Chương 4
ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA BIỂU HIỆN QUA TỪ NGỮ NGHỀ CÁ
VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI