2r 3 r 3 O
2.3.3. Vẽ các bảng xét dấu và bảng biến thiên sau
a) x 1−x x−2 x−3 1−x (x−2)(x−3) −∞ + − − + 1 0 0 − − − − 2 0 − + − + 3 0 − + + − +∞ b) x f0(x) f(x) −5 0 7 − 0 + 25 25 0 0 49 49 c) x g0(x) g(x) −∞ −1 1 2 +∞ + 0 − 1 − 0 + −∞ −∞ g(−1) g(−1) g(2) g(2) +∞ +∞ g(0) d) x −∞ −2 1 +∞ f0(x) + + f(x) +∞ 2 −∞ +∞
e) x 0 −2 1 +∞ f0(x) - + f(x) +∞ 2 −∞ +∞ f) x f0(x) f(x) −∞ −2 1 +∞ − + +∞ 2 −∞ +∞ 2.3.4. Vẽ đồ thị của các hàm số y=x3+3x2+1. a) y= x 2 +2 x2−4. b) y=ex+sinx. c) d) y=lnx+tanx.
§4 TRÌNH CHIẾU TRÊN LATEX
4.1. Một số lưu ý khi biên soạn file trình chiếu
Nội dung trong mục này được trình bày theo bài viết của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, về chỉ dẫn cách “trình bày powerpoint trong hội nghị khoa học và cách soạn powerpoint slide”.
4.1.1. Tựa đề
Tựa đề của một báo cáo khoa học hay một bài nói chuyện cũng giống như là một dòng chữ . . . quảng cáo. Cũng như chuyên gia quảng cáo, diễn giả muốn có nhiều người chú ý đến bài nói chuyện của mình, muốn cử tọa hấp dẫn với nội dung của bài nói chuyện. Để đạt được mục đích đó, cách hay nhất trong đặt tựa đề bài nói chuyện là phải đầy đủ, nhưng không quá phức tạp mà cũng đừng quá chung chung. Tựa đề phức tạp làm người nghe không còn hấp dẫn. Tựa đề chung chung làm người nghe không có động cơ để theo dõi và không tập trung. Sau đây là vài chỉ dẫn cụ thể về cách đặt tựa đề sao cho hấp dẫn người nghe.
4.1.2. Slide đầu tiên
Bài nói chuyện dĩ nhiên bắt đầu bằng slide đầu tiên, thường là slide tựa đề. Không có qui ước nào đặt tựa đề bài nói chuyện, nhưng 2 thông tin quan trọng nhất cần phải có là:
1. Tựa đề bài nói chuyện 2. Tác giả và nơi làm việc
Tựa đề thường viết bằng font chữ40 trở lên để cử tọa dễ đọc. Ngoài ra,một số báo cáo, nhất là báo cáo viên là nghiên cứu sinh, còn cần cung cấp thêm các thông tin như:
3. Tên và ngày hội nghị 4. Danh sách đồng tác giả
5. Tên và logo của trung tâm nghiên cứu 6. Tên của thầy/cô hướng dẫn
7. Cảm tạ
8. Cơ quan tài trợ
9. Hình ảnh nền (background image)
Thông tin 3 có khi cần thiết, vì nó cho thấy báo cáo viên có đầu tư thời gian để soạn tài liệu cho hội nghị. Trong thực tế, có nhiều báo cáo viên rất lười biếng, họ sử dụng một bài nói chuyện từ hội nghị này sang hội nghị khác, chẳng có thông tin gì mới. Cách làm lười biếng như thế rất phản tác dụng, vì người nghe chẳng những xem thường diễn giả, mà còn cảm thấy mất thì giờ đi nghe những thông tin cũ.
Thông tin 5-7 có khi không cần thiết. Thật vậy, có thể nói phần lớn người nghe chẳng cần biết tên hay logo của trung tâm, hay tên của thầy cô, hay cảm tạ. Tuy nhiên, những thông tin này có khi làm cho thầy cô và đồng nghiệp . . . hài lòng. Nó còn cho thấy tác giả là người “biết điều”, ăn ở có trước có sau, chứ không phải vô ơn.
Thông tin 8 (tên cơ quan tài trợ) cũng có khi quan trọng. Có hội nghị yêu cầu tác giả phải nói rõ cơ quan tài trợ, và phải tuyên bố những mâu thuẫn lợi ích (conflict of interest) ngay từ slide đầu tiên để cử tọa biết.
Thông tin 9 (hình nền) có thể làm cho slide hấp dẫn hơn, nhưng cần phải chú ý đến hình ảnh. Thông thường, hình ảnh nền là những yếu tố của công trình nghiên cứu, hay hình (có khi là bản đồ chỉ trung tâm nghiên cứu - nếu có gì để “khoe”).
Cần lưu ý rằng slide đầu tiên không nên cung cấp quá nhiều thông tin. Nhiều thông tin trong slide như thế rất dễ làm cho cử tọa bị sao lãng. Tùy theo hội nghị và tùy theo yêu cầu, chỉ cần tựa đề và tên tác giả có lẽ là đủ.
Nếu chúng ta có 20 hộp sơn, chúng ta không tự nhiên trở thành họa sĩ. Tương tự, nếu chúng ta có 20 slides, chúng ta không hẳn có một bài báo cáo - mà chỉ là một loạt slides. Để có một báo cáo tốt, tác giả đòi hỏi phải thực tập rất nhiều. Một trong những vấn đề của PowerPoint là tính đồng dạng. Ba đặc điểm sau
đây làm chobáo cáo khó theo dõi:
1. Những slide đều có một format giống nhau; 2. Dùng điểm bullet trong mỗi slide;
3. Dùng một màu nền duy nhất; 4. Mỗi slide cần phải có một tựa đề.
Đặc điểm 1-3 có thể làm cho người theo dõi mệt mỏi, vì lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu được, cố gắng sáng chế ra nhiều màu nền khác nhau để dùng trong bài nói chuyện; nếu không có nhiều màu nền, thì chỉ dùng màu nền hết sức đơn giản.
Tựa đề trên mỗi slide cũng giống như bảng chỉ đường. Bảng chỉ đường dẫn dắt câu chuyện một cách logic và lí thú. Do đó, tác giả cần phải suy nghĩ cách đặt tựa đề cho mỗi slide sao chođơn giản nhưng đủ để khán giả biết mình đang ở đâu trong câu chuyện. Sau đây là vài hướng dẫn cho cách soạn slide.
4.1.3. Mỗi slide chỉ nên trình bày một ý tưởng
Đây là điều quan trọng: một slide chỉ nên trình bày một ý tưởng, không nên nhồi nhét hơn một ý tưởng vào một slide. Do đó, tất cả những bullet, dữ liệu, hoặc biểu đồ trong slide chỉ nên dùng để yểm trợ cho ý tưởng chính.
Ý tưởng của slide có thể thể hiện qua tựa đề của slide. Nếu tựa đề slide không chuyển tải được ý tưởng một cách nhanh chóng, thì diễn giả sẽ phải tốn thì giờ giải thích, và có thể làm loãng hay làm cho khán giả sao lãng vấn đề.
4.1.4. Slide trình bày theo công thức n×n
Một slides có quá nhiều chữ (text) sẽ làm khán giả khó theo dõi và ý tưởng bị loãng. Mỗi slide, nếu chỉ có chữ, thì nên tuân thủ theo công thức “n by n”. Công thức này có nghĩa là nếu quyết định mỗi slide có 5 dòng chữ thì mỗi dòng chỉ nên có 5 chữ. Một slide không nên có quá 6 dòng chữ (n<7).
4.1.5. Viết slide theo công thức telegraphic
Giữa đọc và nghe, cái nào làm cho khán giả dễ theo dõi hơn? Câu trả lời là đọc, bởi vì đọc đòi hỏi ít nỗ lực hơn là nghe. Nếu diễn giả soạn slide với quá nhiều chữ, thì khán giả sẽ đọc chứ không nghe. Nhưng diễn giả cần khán giả phải nghe hơn là đọc (vì họ có thể đọc bài báo hay báo cáo khoa học chi tiết hơn). Do đó, soạn slide ngắn gọn sẽ giúp khán giả tiêu ra ít thì giờ đọc và dành nhiều thì giờ lắng nghe diễn giả.
Cách viết slide tốt nhất là cách viết telegraphic. Đó là cách viết ngắn gọn, như phóng viên đặt tựa đề bản tin. Nói cách khác, đó là cách viết không tuân theo văn phạm Anh ngữ, không cần phải có một câu văn hoàn chỉnh. Cụ thể là tránh dùng mạo từ (the, a/an) và cố gắng viết ngắn, bỏ những chữ không cần thiết.
Ngoài ra, cố gắng chọn những chữ ngắn nhất, những câu văn ngắn nhất (nếu có thể).
4.1.6. Dùng bullet
Bullet thường hay được sử dụng trong các bài nói chuyện bằng powerpoint, nhưng cần phải cân nhắc không nên dùng quá nhiều bullet trong một bài nói chuyện. Nguyên tắc căn bản là không lặp lại những từ trong các bullet.
4.1.7. Dùng biểu đồ và hình ảnh
Người xưa có câu “một hình có giá trị bằng hàng vạn chữ” để nói lên tầm quan trọng của biểu đồ. Thật vậy, chúng ta thường nhớ biểu đồ hơn là nhớ những bảng số liệu chi chít. Chúng ta cũng dễ cảm nhận và có ấn tượng với biểu đồ hơn là con số. Biểu đồ có giá trị rất lâu, và người ta thường trích dẫn biểu đồ trong các hội nghị khoa học. Do đó, cần phải đầu tư thời gian để suy nghĩ về cách trình bày biểu đồ một cách có ý nghĩa.
Trong mỗi biểu đồ hay bảng số liệu, cần phải chú ý định danh và đơn vị của trục hoành và trục tung. Biểu đồ hay bảng số liệu nên được thiết kế một cách đơn giản và “chiến lược” (tức nhắm vào điểm cần trình bày), không nên quá tham vọng và làm loãng chủ đề hay điểm chính của bài nói chuyện.
Nên tránh dùng hình hoạt họa, vì những hình ảnh này có thể làm giảm sự trang trọng của bài nói chuyện. Hình hoạt họa dùng không đúng chỗ và đúng cách cũng làm cho người xem cảm thấy khó theo dõi thông điệp chính của bài nói chuyện.
4.1.8. Font và cỡ chữ
Có hai nhóm font chữ chính: nhóm chữ không có chân (sans serif) và nhóm có chân. Nhóm sans serif bao gồm Arial, Comic Sans, Papyrus, v.v. Nhóm font chữ có chân bao gồm Times New Roman, Courier, Script, v.v. Nhiều nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng font chữ sans serif thường dễ đọc. Người đọc tiêu ra ít thời gian để đọc các font chữ như Arial hơn là Times hay Times New Roman. Chính vì thế mà các “đại gia” internet như Google, yahoo, Firefox, Amazon, YouTube,. . . đều dùng font chữ Arial, hay các font tương tự.
Về cỡ chữ (size), phần lớn các chuyên gia khuyến cáo nên dùng cỡ (size) từ 18 trở lên. Nếu dùng font chữ với cỡ <18 khán giả sẽ khó đọc, nhất là trong các hội trường rộng. Riêng phần tựa đề, cỡ font chữ phải 40 đến 50. Tuy nhiên, trong trường hợp phải trình bày tài liệu tham khảo thì font size khoảng 12-14 có thể chấp nhận được.
Không bao giờ dùng chữ viết hoa như THIS IS A TEST. Chữ viết hoa được hiểu là la hét, mất lịch sự. Ngoài ra, chữ viết hoa cũng khó đọc và khó theo dõi. Tuy nhiên, có thể viết nghiêng hay tô đậm (bold-faced), nhưng đừng nên lạm dụng những cách viết này. Chỉ dùng gạch đít khi cần nhấn mạnh một điều gì
quan trọng; nếu không thì nên tránh cách viết này.
4.1.9. Màu
Chọn màu cho chữ cũng là một nghệ thuật. Màu đỏ và màu cam là màu “high-energy” nhưng rất khó tập trung. Màu xanh lá cây, xanh nước biển, và nâu là những màu “ngọt dịu”, nhưng khó gây chú ý. Màu đỏ và xanh lá cây có thể khó thấy đối với những người với hội chứng mù màu.
Cách chọn màu còn tùy vào bối cảnh và môi trường. Cũng cần phân biệt màu chữ (text color) và màu nền (background color). Tựu trung lại, kinh nghiệm cho thấy:
Nếu hội trường nhỏ hay giảng dạy (lecture): chọn chữ màu tối trên nền sáng. Ví dụ như chữ màu đen hay màu xanh đậm và nền trắng;
Nếu hội trường rộng lớn: chọn chữ sáng trên nền tối, như chữ màu trắng/vàng trên nền xanh đậm. Tránh slide với chữ màu xanh lá cây và màu nền đỏ (hay chữ màu đỏ trên nền màu xanh lá cây), vì rất nhiều người bị mù màu với sự kết hợp này. Nói chung tránh chọn màu nền đỏ vì đây là loại màu “high energy” dễ làm cho mắt bị mệt và khó theo dõi.
4.2. Trình chiếu với lớp beamer
Lợi thế dùng trình chiếu bằng beamer có những mặt sau đây: 1. Beamer như là một lớp thay vào chỗ article.
2. Mỗi trang được thực hiện trong môi trường frame. 3. Nhiều kiểu chạy chữ và chuyên trang.
4. Có rất nhiều cách thề hiện thanh tiêu đề và các ký hiệu như trong LATEX. 5. Đầu ra có thế định dạng như trên màn hình, in tóm tắt, chú thích,. . . 6. Có thể mô phỏng hình chuyển động.
Thông thường, lớp beamer có cấu trúc như code sau. \documentclass[12 pt , dvipsnames , notheorems ,
envcountsect , t a b l e , notes ] { beamer } \usepackage{ amsmath , amsxtra , amssymb , latexsym } \usepackage{ graphicx }
\setbeamertemplate { theorems } [ numbered ] \newtheorem{ theorem } { Định lý } [ s e c t i o n ] \usetheme { Ilmenau } %%%%%===============f o n t================%%%% \l e t\widering\relax \usepackage{ f o u r i e r n c } \usepackage[ u t f 8 ] { vietnam }
\makeatletter
\DeclareSymbolFontAlphabet {\math@bb } {AMSb}
\AtBeginDocument {\ p r o t e c t e d \def\mathbb {\math@bb } } \makeatother
\begin{ document }
\t i t l e{ SỬ DỤNG LỚP BEAMER TRONG LATEX } \author{TRẦN LÊ NAM}
\ i n s t i t u t e [ Đại học Đồng Tháp ] { Khoa Sư phạm Toán học } \date{ 1 5 / 6 / 2 0 2 0 }
\ s e t l e n g t h {\baselineskip} { 1 6 t r u e p t } \frame{\ m a k e t i t l e }
\section{ Phần mở đầu }
\ s u b s e c t i o n { Sử dụng môi trường cơ bản } \begin{ frame }
\begin{ theorem }
Trên mặt phẳng Ơclít, tổng 3góc trong của một tam giác bằng 180◦. \end{ theorem }
\ s u b s e c t i o n { Tùy chọn hiển thị } \begin{ enumerate }
\item <+−| a l e r t @ +> Nội dung hiển thị 1%\pause
\item <+−| a l e r t @ +> Nội dung hiển thị 2 %\pause
\item <+−| a l e r t @ +> Nội dung hiển thị 3 %\pause
\end{ enumerate } \end{ frame } \end{ document }
4.3. Tùy chọn của lớp beamer
Lệnh\documentclass [<Tùy chọn>]{beamer} có những tùy chọn sau: 1. slidestop: Đặt tiêu đề bên trái góc trên (mặc định=slide scentered). 2. compress: Làm các thanh tiêu đề nhò có thế (mặc định= uncompressed). 3. red: Thay đổi màu của thanh tiêu đề và khung, blue: Màu mặc định, red:
Mặc định cho trình chiếu.
4. handout: Tệp PDF liệt kê các trang trình chiếu đầy đủ. 5. trans: Tệp PDF trong suốt.
6. note=hide/show: cho ẩn, hiện ra các tùy chọn.
7. 17pt: cỡ chữ cho văn bản có 8pt, 9pt, 9pt, 11pt, 12pt, 14pt, 17pt, 20pt.
4.4. Phần khai báo
Tương tự như các file khai báo khác của LATEX. Thêm vào đó, lệnh
\usetheme{Madrid}
được dùng để xác định giao diện trình chiếu. Một số giao diện hay được sử dụng là: Berkeley, Warsaw, dolphin, Montpellier.
Trang bìa được xác định bởi các lệnh
\t i t l e{ SỬ DỤNG LỚP BEAMER TRONG LATEX } \author{TRẦN LÊ NAM}
\ i n s t i t u t e [ Đại học Đồng Tháp ] { Khoa Sư phạm Toán học } \date{ 1 5 / 6 / 2 0 2 0 }
\ s e t l e n g t h {\baselineskip} { 1 6 t r u e p t } \frame{\ m a k e t i t l e }
4.5. Khung trình chiếu và tùy chọn
Mỗi trang trình chiếu định dạng trong một khung, có hai cách làm như sau: Dùng lệnh
\frame[ <Tùy chọn khung > ] { \ f r a m e t i t l e { Tiêu đề }
Nội dung }
Dùng môi trường
\begin{ frame } [ < Tùy chọn khung >] \ f r a m e t i t l e { Tiêu đề }
Nội dung \end{ frame }
Có nhiều tùy chọn cho khung giao diện và cách nhau dấu phẩy:
1. containsverbatim: cho phép dùng môi trường verbatim và \verb. 2. allowframebreaks: Cho phép ngắt trang sang trang sau.
3. shrink: Co dãn nội dung để phù hợp 1 trang. 4. squeeze: Nén văn bản cho vừa chiều cao.
4.5.1. Hiệu ứng lật trang
Hiệu ứng trên mọi trang dược dạt trước\begin{document}
1. Mặc định là lật trang bình thường.
2. \beamertemplatetransparentcoveredhighcác dòng mở thì mờ, nhấn chuột hiện rõ.
3. \beamertemplatetransparentcovereddynamicmediumgiống như trên nhưng rõ ra dần dần.
Hiệu ứng mở các đối tượng để các lệnh sau sau \begin{frame} như code dưới đây
\begin{ frame } [ containsverbatim ] \ t r a n s b l i n d s h o r i z o n t a l
\ f r a m e t i t l e { T i t l e } Nội dung
\end{ frame }
4. \transblindshorizontal hiệu ứng màn hình trải dọc. 5. \transsplitverticalin màn hình trải ngang.
4.5.2. Các khối văn bản được beamer định nghĩa
Beamer cung cấp khung định sằn như môi trường:
1. Môi trườngtheorem, corollary, definition màu theo khung cấu trúc. 2. Môi trườngexamples trong khung màu xanh.
3. Môi trườngblock khung màu như tiêu đề.
4. Môi trươngalertblock dổi màu khung với tiêu đề.
Các môi trường này có tính năng che lấp để lật ra và màu thường phụ thuộc cùng màu mỗi trang.
Ví dụ đoạn code sau sẽ tạo ra 3 khung văn bản như Hình 2.4.1 \begin{ frame }
\ f r a m e t i t l e {\ b f Các loại khối văn bản } \begin{ b l o c k } { \ b f Môi trường block }
Nội dung \end{ b l o c k } \begin{ theorem }
Nội dung định lý \end{ theorem }
Nội dung chú ý \end{ a l e r t b l o c k } \end{ frame }
Hình 2.4.1. Các khối văn bản trong beamer
4.5.3. Dừng từng bước hiển thị
Thông thường, lệnh \pause được dùng để dừng một bước hiển thị nội dung. Hơn mữa, một số môi trường danh sách trong beamer cũng được hỗ trợ dừng từng bước hiển thị.
Trong danh sách, lệnh\item<n->với số ntăng dần để xác định các bước hiển thị. Ví dụ
\begin{ i t e m i z e }
\item<1−> Nội dung hiển thị thứ nhất \item<2−> Nội dung hiển thị thứ hai \item<3−> Nội dung hiển thị thứ ba \end{ i t e m i z e }
Các bạn cũng có thể dùng tùy chọn[+-] để hiển thị các bước theo thứ tự. Ví dụ như code dưới.
\begin{ frame }
\ f r a m e t i t l e {\ b f Hiển thị nội dung } \begin{ i t e m i z e }[ <+−>]