Đồng Tháp Mười trong sáng tạo nghệ thuật tạo hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh sắc và con người đồng tháp mười trong tác phẩm nghệ thuật tạo hình việt nam hiện đại (Trang 39 - 61)

Chiến dịch Hồ Chí Minh và đại thắng mùa xuân năm 1975 đã giải phóng Việt Nam khỏi ách xâm lược Mỹđưa đất nước đến hoà bình thống nhất và độc lập dân tộc, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc và mỹ thuật Việt Nam cũng bước sang một thời kỳ mới. Đất nước chuyển sang một thời kỳ mới không kém phần khó khăn, đó là cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và xây dựng lại đất nước sau nhiều năm chiến tranh. Hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏđến đời sống mỹ thuật. Mặc dù vậy, nhiều nghệ sĩ vẫn âm thầm tìm tòi sáng tạo. Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) với chủ trương đổi mới đã mang lại những thành tựu về kinh tế và tác động tích cực đến khả năng sáng tạo nghệ thuật của giới nghệ sĩ. Thời kỳ này, mỹ thuật cả nước hòa nhập vào một dòng chảy chung, tạo nên bức tranh toàn cảnh về mỹ thuật đương đại Việt Nam khá phong phú, đa dạng.

Riêng về phần mình, sau 1975, hình ảnh quê hương Đồng Tháp Mười lại được thể hiện sâu lắng trong tình cảm thân thương của những người con xa xứ trở về. Đó là những tác phẩm được thể hiện sâu sắc, chân thành, mộc mạc như cuộc đời bình dị của riêng từng hoạ sĩ. Đề tài chiến tranh cách mạng thời kỳ này được thể hiện dưới nhiều tình cảm và hình tượng khác nhau.

Với họa sĩ Nguyễn Thanh Châu, ông tiếp tục đem đến cho người xem những tác phẩm đậm tính sử thi trữ tình của ngày giải phóng miền Nam và hơn cả là tình cảm về miền quê Đồng Tháp Mười qua những tác phẩm tiêu biểu như: “Buổi sáng ở Đồng Tháp Mười” – sơn dầu, “Khoá đuôi trên sông Tiền” – sơn dầu (1974), “Chiều về trên trang trại” – sơn dầu (2005), “Vượt

Đồng Tháp Mười về mặt trận Tây Nam thành phố” (trong tổng tiến công) – sơn dầu (2002)…. Thông qua đó, ta nhận thấy tranh ông mang một sắc thái rõ nét của vùng sông nước đồng bằng và thường được vẽ với bối cảnh mênh mông, chân trời mở rộng.

Tác phẩm “Vượt Đồng Tháp Mười về mặt trận Tây Nam thành phố” (Hình 2.6) ông đã thể hiện hình ảnh đoàn quân giải phóng với bước chân thần tốc hành quân lúc bình minh. Bức tranh với không gian bầu trời lồng lộng chiếm hai phần ba bức tranh cùng gam màu vàng cam làm chủ đạo. Bố cục người cận cảnh dàn hàng ngang, hướng nhìn phối cảnh để ánh sáng dồn về điểm tụ cho thấy họa sĩ rất tập trung vào chủ đề, nét vẽ phóng khoáng, thoải mái khi diễn tả hình ảnh những người chiến sĩ cùng với cách tạo hình vững vàng đã góp phần tạo nên sự mạnh mẽ cho tác phẩm.

Đến với tác phẩm “Chiều về trên trang trại” (Hình 2.7) ta lại thấy được

ở Nguyễn Thanh Châu với cách tạo hình và bút pháp khoẻ khoắn, kỹ thuật sử

dụng sơn dầu tinh tế đã tạo nên một hiệu quả trong trẻo trong sự phối hợp giữa hệ màu xanh lục nhẹ với sắc nâu vàng, nâu tím và cái ráng vàng của buổi hoàng hôn sắp tắt nắng. Xuất hiện trong tranh là hình ảnh một đàn trâu đang

đầm mình trên cánh đồng mênh mông nước, vội vã len nhau đi về hướng chân trời, tạo thành đường xiên trong bố cục. Điểm nhấn trong tranh là hình ảnh con người đang đứng trên mình trâu với lưng trần, khoẻ khoắn và chiếc sào chống đang điều khiển cảđàn trâu về trang trại sau một ngày dẫn đàn đi tìm thức ăn. Với sự khai thác đầy tinh tế, tác giả Nguyễn Thanh Châu đã khắc họa rõ nét về đặc trưng trong cuộc sống mùa nước nổi ở vùng đất Đồng Tháp Mười.

Ngoài mảng đề tài trên, họa sĩ Nguyễn Thanh Châu còn tập trung vào nội dung thể hiện đời sống, tình cảm con người và phong cảnh sông nước của vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là những tác phẩm ca ngợi vẻđẹp quê hương, nhiều khi rất bình dị thân quen như một “Buổi sáng ở Đồng Tháp Mười” (Hình 2.8) với hình ảnh con người được điểm xuyết trên chiếc xuồng câu giữa cái bao la của bầu trời và cái mênh mông trống trải của đồng nước quê hương. Hay đó là hình ảnh của dòng người phấn khởi, chung tay xây dựng quê hương

mới “Trên những dòng kinh Tháp Mười” với khí thế hào hứng, tươi vui sau ngày giải phóng đất nước. Trong tranh của ông những dòng kinh hiện lên vẻ

hiền hòa, với các loại xuồng, ghe đặc trưng của một miền sông nước.

Còn với Nguyễn Kao Thương, họa sĩ được đào tạo từ Trường Mỹ thuật

Đông Dương thì “Hành quân qua bưng biền Đồng Tháp” (Hình 2.9) là một tác phẩm được ông sáng tác về vùng đất Đồng Tháp Mười bằng chất liệu sơn dầu khi đặt chân đến nơi đây. Trong tranh sáu nhân vật được ông thể hiện với

động tác thật tự nhiên và đầy sinh động. Yếu tố sắc độ và ánh sáng trong gam màu vàng cam chủ đạo góp phần tạo nên không gian trong tranh mang tính thực tiễn chiến đấu cao. Nét cọ mạnh bạo, dứt khoát và hừng hực không khí chiến đấu với tinh thần lạc quan của ông đã góp phần tạo nên bối cảnh và con người trong tranh với những nét đặc trưng về miền quê Đồng Tháp.

Họa sĩ Lê Thanh Trừ là một trong những họa sĩ lão thành có nhiều

đóng góp cho Hội họa Việt Nam nói chung và Hội họa vùng Đồng Tháp Mười nói riêng. Ông sinh năm 1932 tại Sa Đéc, nguyên quán xã Hội An

Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Lê Thanh Trừ được nhắc đến nhiều qua thể loại tranh khắc gỗ và sơn mài với những tác phẩm như: “Xóm nhỏ Đồng Tháp Mười”, “Ven sông Tiền”, “Sông nước quê tôi”, “Thả neo chờ con nước”,.... Là một họa sĩ chuyên về thể loại tranh khắc gỗ, cách thể hiện của ông mang đậm nét hiền hòa, dung dị như bản tính và phong cách vẽ tranh của ông. Những tác phẩm của ông, phần nhiều là tranh khắc gỗ với những phong cảnh và con người miệt vườn với hình ảnh của những dòng sông, hàng dừa, ghe thuyền… đầy chất sống và ngọt ngào hương vị quê hương. Yêu mảnh đất

Đồng Tháp Mười, họa sĩ Lê Thanh Trừđã thể hiện tác phẩm “Xóm nhỏĐồng Tháp Mười” (Hình 2.10) với một bút pháp hồn nhiên, thơ ngây với hình ảnh những rừng tràm âm u, những mái nhà sàn trên sông nước với những chiếc thuyền con và những đàn vịt bơi lội tung tăng trong một khung cảnh lặng lẽ,

tĩnh mịch. Với bút pháp từ con mắt tâm tưởng riêng biệt ấy, Lê Thanh Trừđã dựng nên một không khí hồn nhiên rất riêng của mình.

Đến với tác phẩm sơn mài “Gia đình tự vệ quân Đồng Tháp tránh lũ” (Hình 2.11) người xem dễ dàng nhận ra ngay về một mùa lũđang đến, không gian trong tranh là một cánh đồng nước mênh mông, trời lại đang mưa và mọi thứđều chìm ngập trong nước. Hình ảnh chính trong tranh là một chiếc bè với ba con người đang đội mưa, chống sào tìm nơi cao tránh lũ. Sắc trắng nhẹ

nhàng được sử dụng bao trùm tác phẩm và đôi chỗ lại ẩn lên những sắc vàng

đục như chính màu đất phù sa do con nước đem về. Sự thản nhiên qua hình

ảnh thơ ngây của một đứa trẻ càng làm rõ thêm yếu tốđặc trưng về mùa nước nổi đã trở thành thân quen, không gì xa lạ. Sự chao gợn của dòng chảy và những giọt mưa dày đặc, tất cảđã tạo nên sự chân thực về yếu tố gắn kết giữa con người và thiên nhiên trên chính mảnh đất này.

“Đi học” (Hình 2.12) với chất liệu khắc gỗ được họa sĩ Lê Thanh Trừ

khai thác từ nguồn cảm hứng nhân chuyến đi đến Long An, khi nhìn thấy các em nhỏ tới trường, tác giả đã ký họa lại, sau đó về dựng thành tác phẩm vào năm 1997. Dễ dàng nhận thấy trong tranh là hình ảnh chân thực của cuộc sống thường nhật diễn ra tại Đồng Tháp Mười, nơi mà cuộc sống trở nên yên bình với hình ảnh những rặng dừa nước xanh tươi, một dòng sông hiền hòa êm ả và hình ảnh thân quen của chiếc cầu khỉ lắc lẻo được bắc qua sông. Sáu nhân vật trong tranh đang ở tuổi đến trường, và hàng ngày các em đều đi ngang chiếc cầu ấy. Cái hay của họa sĩ Lê Thanh Trừ là việc xây dựng cho mỗi nhân vật có một động tác qua cầu khác nhau, nhưng đều có có điểm tương đồng - đó là sự tự tin, vững chãi ở từng bước chân của các em. Bởi lẽ, chiếc cầu ấy đã trở nên thân thuộc và là một phần trong sinh hoạt hàng ngày của các em. Chiếc cầu khỉ với những thanh ngắn dài đã tạo thành những nhịp lượn tinh tế làm nên sự chuyển động cho tổng thể của bức tranh.

Cũng được thể hiện thông qua hình thức khắc gỗ, tác phẩm “Hành quân mùa nước nổi” (Hình 2.13), được ông lấy cảm hứng từ cảnh hành quân của bộ đội vào mùa nước nổi tại Long An. Tác phẩm được hoàn thành năm 1995 với lối bố cục dàn ngang qua hình ảnh từng nhóm bộđội chống gậy bước đi trong dòng nước. Xung quanh họ, một màu trắng ngà của dòng nước phù sa, và đôi chỗ bước chân của họ làm cho dòng nước trở nên đục ngầu. Con đường họđi tạo cho người xem cảm giác không được bằng phẳng của mặt đất. Họ cầm gậy để dò đường, trên vai họ, ba lô nặng trĩu, họ trò chuyện và bước đi về

phía trước. Con đường họ đi còn khá dài bởi người xem không thấy điểm dừng, và xung quanh họ chỉ toàn là nước.

Cũng nói về hình ảnh mùa nước nổi ởĐồng Tháp Mười, nhưng với tác phẩm “Mùa nước nổi” (Hình 2.14) họa sĩ Lê Thanh Trừ lại khai thác ở khía cạnh là sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây trong mùa nước nổi. Họđi lại bằng xuồng, ghe với những cây dầm, mái chèo một cách thuần thục. Trên xuồng, ghe họ chởđầy hàng hoá, cây trái qua lại tấp nập để buôn bán và trao

đổi cho nhau. Trong tranh, những hàng dừa nước, dừa xiêm với màu sắc xanh tươi, như tô thêm vẻ trù phú yên bình của một miền quê, như ngụ ý nói lên sự

hòa nhập, gắn kết giữa con người với mùa nước nổi quê hương.

Rồi ở “Mùa nước nổi Đồng Tháp” (Hình 2.15) họa sĩ Lê Thanh Trừ lại

đem đến một khung cảnh rất đặc trưng qua một cánh đồng nước mênh mông và hình ảnh người phụ nữ cầm mái dầm trên chiếc xuồng độc mộc, màu nước trắng xóa với điểm nhìn từ trên cao nhìn xuống, càng tăng thêm sự mênh mông, trống trải của cánh đồng ngập nước. Khung cảnh trong tranh sẽ thật sự

trở nên tĩnh lặng nếu như thiếu vắng sự xuất hiện của đàn chim trời gọi bầy kêu nhau bay về nơi trú ngụ. Sự khai thác của tác giảđược tinh giản đến mức tối đa, chỉ còn lại những yếu tố mang nét điển hình, tiêu biểu nhất vì vậy đã góp phần làm nên sự thành công cho chính tác phẩm.

Mảng đề tài chiến tranh cách mạng phản ánh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ hào hùng của nhân dân miền Nam nói chung và Đồng Tháp Mười nói riêng cũng được nhiều họa sĩ thể hiện trong hội họa. Nhưng với các họa sĩ đương đại của quê hương Nam Bộ, hình ảnh của những con người chiến đấu và lao động đó đã được thể hiện lên trong một khung cảnh thiên nhiên đặc biệt, khiến những tác phẩm của họ mang màu sắc bản địa không thể nhầm lẫn.

Được xây dựng trên khung cảnh một cánh đồng cỏ lác mênh mông và ngập nước, họa sĩ Trương Hiếu đã thể hiện tác phẩm “Qua Đồng Tháp Mười” (Hình 2.16) với hình ảnh chính là hai du kích chống sào đi xuồng len vào cánh đồng cỏ lác với một dáng thế gọn gàng, nhanh nhẹn. Sự thích ứng, hoà nhập giữa con người và thiên nhiên qua cuộc sống và chiến đấu trên vùng sông nước được hiện lên khá rõ nét. Bầu trời cao lồng lộng được tác giả xây dựng chiếm gần nửa không gian trong tranh cùng với gam màu xanh lục đã góp phần tạo nên một sắc thái rất riêng về khung cảnh vùng Đồng Tháp Mười.

Thực vậy, ai đã từng qua vùng Đồng Tháp Mười, không thể không cảm nhận được hai thứ không gian, hai vùng ánh sáng đối lập: đó là cái chật chội của rừng cây dày đặc và đó là cái mênh mông của đồng nước và bầu trời, với cái bóng râm có phần thâm u trong vòm lá chiếu rọi xuống những dòng kênh và là cảm giác chói chang của ánh nắng đồng bằng,... Không gian và ánh sáng

đối lập đó đã được đưa vào tranh hiện đại, không kể sơn dầu hay sơn mài, bột màu hay thuốc nước, tranh lụa hay tranh khắc,... Và cái không gian ánh sáng

đó nếu lùi lại nhìn từ xa là cả một miền bao la hoang dã không cùng.

Đến với “Phong cảnh Đồng Tháp Mười” (Hình 2.17) của Nguyễn Ngọc Trãi, người xem có thể nhận ra ngay sự thâm u của những rừng cây dày đặc qua những vệt cọ mạnh mẽ, đầy dứt khoát. Sự táo bạo trong cách đặt màu đã tạo ra yếu tố tương tác hiệu quả. Không gian, ánh sáng chiếu rọi qua những

tán lá cây rừng và những chiếc xe trên con đường mòn…. tất cả được hòa quyện vào nhau để cuối cùng đem đến cho người xem một khung cảnh rất đặc trưng vềĐồng Tháp Mười.

Đặc trưng bản địa dễ dàng nhận ra là hệ thực vật, đó là những rừng tràm thân cây thẳng đứng chen chúc cạnh nhau dọc theo dòng kênh, con rạch như trong tranh Trần Xuân Hòa với “Rừng tràm” (sơn mài) (Hình 2.18), hay “Rừng tràm chiến khu xưa” (sơn dầu) (Hình 2.19) của họa sĩ Trọng Thanh,...

Về Đồng Tháp Mười, nét độc đáo dễ dàng bắt gặp là hình ảnh của những cây tràm phát triển trên các vùng trũng úng nước, tuy đã bớt nhiễm mặn nhưng còn nhiều phèn. Cây tràm có tác dụng làm khô cạn các vùng đất trũng, đầm lầy. Rừng tràm mọc lên tầng tầng lớp lớp như những bức tường thành xanh biếc, thân cây tràm trắng muốt và thẳng đứng tạo nên sự tương phản, thêm chiều sâu thẳm khiến không gian càng tĩnh lặng hơn. Thấp thoáng dưới tán lá, vài chiếc xuồng câu khuấy động mặt nước làm đàn chim hốt hoảng bay vụt lên trời làm nổi bật sự đối lập giữa cái tĩnh của rừng tràm với cái động của đàn chim bay lên. Rừng tràm đến mùa mưa trổ bông trắng xoá, óng ánh trước ánh nắng ban mai, quyến rũ các loài ong bướm đến làm tổ hút mật. Trong rừng có những loại dây leo lên thân như bòng bong, làm các cây tràm oằn xuống tạo đường xiên phá thế dọc đơn điệu, những tia nắng tạo thành vệt sáng dài trong trẻo đan xen trên mặt nước làm khung cảnh thêm gợi cảm, hữu tình.

Với Đặng Văn Long, anh đã xây dựng hình ảnh “Rừng tràm” (Hình 2.20) của mình với bố cục hình chữ nhật nằm ngang khiến cho toàn bộ tranh vững chắc và trở nên thật bình yên. Trong tranh, anh diễn tả những thân cây tràm được nhắc đi nhắc lại và dàn trải thành nhịp điệu với đường nét vươn lên, mỗi cây lại tạo được một nét riêng biệt với những cây to, cây nhỏ, có cây thẳng đứng, cây nghiêng,... Mảng cây chắc khỏe được đặt cận cảnh tạo nên sự

chắc chắn, sắc độđậm nhạt phong phú, có sự chuyển màu nhẹ nhàng tạo được lớp gần, lớp xa. Tác giả đã tinh tế dùng những vệt ngang sáng màu, để nhấn nhằm tạo độ trong trẻo cho mặt nước, gợi nên sự soi bóng và góp phần phá đi thế dọc của những thân cây tràm. Tác giả còn kết hợp cách vẽ dày màu để

diễn tả sự gồ ghề và sần sùi của những thân cây tràm ở vị trí cận cảnh của bức tranh.

Còn họa sĩ Dương Quản Đại, nét riêng của đời sống địa phương cũng

được tác giả thể hiện trong nhiều tác phẩm đã góp phần phản ánh chân thực

đời sống, xã hội miền quê đồng bằng. Đó là hình ảnh người phụ nữ trên chiếc xuồng ba lá vùng Tháp Mười, những đầm sen, đàn trâu tắm nắng hay những chú mục đồng trên lưng trâu giữa đồng ruộng… Qua tranh anh, người xem dễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh sắc và con người đồng tháp mười trong tác phẩm nghệ thuật tạo hình việt nam hiện đại (Trang 39 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)