Giới thiệu các tác phẩm tốt nghiệp của bản thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh sắc và con người đồng tháp mười trong tác phẩm nghệ thuật tạo hình việt nam hiện đại (Trang 61 - 94)

3.2.1. Tác phmBến quê” (Hình 3.5)

Trong “Bến quê”, tác phẩm được lấy bối cảnh một buổi chiều tàn làm thời điểm thể hiện, hình ảnh một bến sông nơi mỗi ngày những chiếc xuồng giăng câu kéo lưới trở về. Trong không gian ấy, cuộc sống đời thường của con

người nơi mảnh đất với hai mùa Mưa – Nắng thật trở nên bình dị, mộc mạc như chính con người họđối với quê hương.

Nơi miền quê ấy, bến sông là nơi mà những con người sống bằng nghề

chày lưới cá sáng sáng ra đi và chiều tối lại về. Công việc là thế và cứ thế lặp

đi lặp lại từ ngày này qua tháng nọ, từ mùa này đến mùa khác. Đối với họ, một chiếc xuồng, một tay lưới vài cần câu hay dăm ba ống trúm thế là đủ cho cả nhà, nhiều khi còn có dưđể mang ra chợ mà bán...., bến sông cũng chính là nơi gắn bó với những hình ảnh thân quen nơi một cây Gừa tỏa bóng ven sông, một chiếc cầu ra bến với chiếc xuồng neo đậu hay một vài đám lục bình lững lờ trôi... tất cả những hình ảnh ấy đều đã trở nên quen thuộc và in đậm trong ký ức của những con người đã từng đến hay sống trên mảnh đất này.

Tác phẩm là một bức tranh xã hội, nói lên một phần bối cảnh của cuộc sống thường nhật nơi miền quê sông nước. Những cử chỉ, những dáng vẻ của con người được thể hiện qua những nét khắc tinh nhỏ, trân trọng mà nâng niu. Song song đó việc sử dụng những mảng màu vàng của bối cảnh chiều tà loang loáng trên mặt sông được kết hợp cùng mảng đen tuyền của nền vóc đã góp phần tạo nên một khoảng không gian sâu thẳm. Sự va đập mạnh và yếu của nguồn sáng trong tranh cùng với mảng tối đã trở nên tương phản, đem đến sự

hòa nhập gắn kết lẫn nhau, góp phần làm nổi bật mọi đối tượng và chủ thể

trong tác phẩm.

Có thể nhận thấy rằng tác phẩm là hình ảnh một bến sông, mà nơi đó những chiếc xuồng giăng câu đang thả mình neo đậu lững lờ thanh thản trong cái ánh nắng chiều tà. Hình ảnh con người hiện lên đơn độc, cặm cụi nhặt cá trong xuồng cho vào rổ nhưđể chuẩn bị một bữa cơm chiều. Trên bầu trời ánh nắng vàng rải xuống mặt sông, lượn lờ theo dòng chảy của con nước cuối ngày, nhịp nhàng rớt xuống trên những mạn xuồng tạo thành một nhịp điệu khép kín – một vòng quay của cuộc đời trên sông nước mênh mông. Hình ảnh

những con vịt được đưa vào tranh nhưđể phá đi cái yên ắng cuối ngày trong thời điểm đó, làm khung cảnh được sinh động thêm hơn. Màu xanh trong trẻo dịu mát của những đám lục bình bồng bềnh trên sông hay trên những tán lá cây gừa buông rũ khiến cho gam màu vàng cam trở nên dịu nhẹ đem đến sự

tươi mát cho tổng thể bức tranh.

Về mặt cấu trúc, tranh sử dụng sự sắp xếp bố cục theo tuyến hình đồ

elip, như một sự chuyển động tuần hoàn không ngừng nghỉ của cuộc sống con người đang hòa mình với thiên nhiên. Hình ảnh những chiếc xuồng giăng câu

được xếp theo những hướng xiên ngang, xiên dọc kết nối với nhau tạo nên một sự nhịp nhàng. Mảng ánh sáng vàng dìu dịu chuyển động theo nhịp của con nước, là mấu chốt mang tính kết nối của tất cả các sự vật hiện hữu trong tranh. Đem đến một tổng thể có sự kết nối vững vàng, mang ý nghĩa của sự

gắn kết đời thường giữa con người và sự vật thiên nhiên trên chính mảnh đất

Đồng Tháp Mười.

3.2.2. Tác phmCon nước tháng Mười” (Hình 3.6)

Có một quy luật ngàn đời của mùa nước nổi là tôm cá theo dòng đổ về

hạ lưu mà lớn lên, rồi đợi mùa con nước rút để ngược dòng trở lại với thượng nguồn. Trong dòng chảy ấy cũng chở theo những chuyến ngược xuôi của cư

dân vùng Châu thổ tìm cách mưu sinh vào mùa nước nổi.

Việc rong rủi trên những chiếc xuồng xuôi theo những cánh đồng mênh mông nước hoặc dọc theo các bờ kênh để thả câu, giăng lưới, hái bông điên

điển trong mùa lũ của người dân quê tôi – đã trở thành một nét sinh hoạt có từ

lâu đời. Từ những ngày tháng Sáu, tháng Bảy khi con nước son vừa chớm mé ruộng thì những đàn cá linh non cũng lũ lượt kéo vềđầy sông rạch, ao đầm rồi lên ruộng khi nước bắt đầu tràn đồng. Rồi cá rô non, cá sặc, cá lóc và nhiều loại cá trắng cũng không biết từ đâu mà chúng xuất hiện nhiều lắm. Hễ có nước là có cá.

Ở vùng Đồng Tháp Mười, vào mùa mưa cũng là thời điểm nước sông dâng cao tràn khỏi bờ, mọi thứ chìm ngập trong biển nước mênh mông, không biết đâu là bến là bờ. Người ta gọi thời điểm đó là mùa nước nổi. Ai đến nơi

đây vào mùa nước nổi, chắc sẽ không thể quên những cánh đồng nước trắng xóa với nhấp nhô xa xa là những mái nhà, những ngọn cây. Chiếc xuồng ba lá là phương tiện di chuyển duy nhất ở đây vào mùa này. Trên cánh đồng nước, những bông điên điển đã trổ bông vàng mơ. Tất cảđã tạo nên một khung cảnh

đặc trưng mà không nơi nào có được.

Người dân vùng Đồng Tháp Mười đã quen dần việc sống chung với lũ. Họ có thể chủđộng trong hoạt động sản xuất của mình. Mùa nước lên cũng là mùa của tôm cá đổ về. Không thể sản xuất nông nghiệp, họ sống bằng nghề

giăng câu, thả lưới để mưu sinh.

Tác phẩm “Con nước tháng Mười” là bức tranh thể hiện hoạt động nhộn nhịp trong niềm vui của người dân vào mùa nước nổi. Đó là mùa cá tôm, mùa thu hoạch mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Trong bức tranh ấy hình ảnh những chiếc xuồng ba lá, giăng câu vừa mới trở về, từng nhóm người vui mừng, háo hức mà điểm nhấn trọng tâm trong tranh là niềm vui của một gia đình sau một ngày thu hoạch thắng lợi. Họ vui vì cá tôm được

đầy xuồng. Trong tranh đã được sử dụng một cách chắt lọc những hình ảnh mang đậm nét đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, đó là một bến xuồng neo

đậu, những ngôi nhà sàn ven sông, một tay lưới được phơi trên sào hay đó là một bụi chuối sau nhà....

Với lối bố cục theo hình thức chuyển động nhịp điệu, tạo thành đường lượn dẫn dắt từ nhóm nhân vật này đến nhóm nhân vật khác qua đường xiên từ những chiếc xuồng. Hình ảnh con người trong tranh được kết nối thành một chuỗi liền mạch như nói lên trọn vẹn niềm vui về một mùa cá bội thu của người dân vào mùa nước nổi.

3.2.3. Tác phm “Sau mùa nước nổi” (Hình 3.7)

Cây tràm là cây mang tính đặc thù rất phổ biến của Đồng Tháp Mười.

Ởđó, cây tràm nhiều đến bạt ngàn, nơi nào cũng có, khi mọc từng chòm, từng nhóm, khi tập trung thành rừng, thích ứng với nơi úng trũng, sình lầy. Dưới tán tràm các loài sen, súng trở nên phát triển. Giới động vật trong rừng tràm cũng rất phong phú. Vào mùa hè, khi các cánh rừng tràm nở hoa trắng rộ, đó cũng là lúc từng đàn ong bay tới hút nhụy làm mật đóng ổ trên cây.

Lấy ý tưởng về một mùa khô diễn ra ở vùng Đồng Tháp Mười, tác phẩm thể hiện hình ảnh một rừng tràm, nơi đó mùa nước nổi đang bắt đầu rút. Nước rút, những thân tràm lộ trơ bộ rễ trên đất. Hình ảnh một chiếc xuồng neo đậu, không có bóng dáng con người như cũng ngụ ý nói thêm về mùa nước đã rút. Vậy là hết mùa nước nổi và người dân trong vùng cũng quay trở

về với hoạt động sản xuất của mình, đó là sản xuất nông nghiệp hay các ngành tiểu thủ công nghiệp tại địa phương... Một khung cảnh yên bình hiện lên trong tranh nhưng cũng không trở nên quá tĩnh lặng.

Với bố cục được sử dụng theo hình chữ nhật nằm ngang khiến cho toàn bộ bức tranh trở nên thật yên bình. Mặt nước rung rinh, chao động như có gió len nhẹ vào. Những tia nắng xuyên qua những tán lá tràm, rớt xuống mặt nước, làm hiện lên những vệt sáng lung linh. Ở đó ta có thể một vài con vịt

đang lặn hụp tìm mồi.

Tranh sử dụng một gam màu thật nhẹ nhàng, đơn giản chỉ có hình thể

sáng tối trên những nhịp sáng chuyển động qua những tán lá cây tràm, một sự

chắt lọc thật kỹ qua từng nét khắc tinh tế mà giản lược đã góp phần nói hết giá trị cái đẹp của một góc rừng tràm sau mùa nước nổi.

Tiểu kết chương 3

Sơn khắc là thể loại chất liệu truyền thống đã được các nghệ nhân sử

các hình thức từ phong cảnh đến thể loại tranh sinh hoạt với nhiều cách thể

hiện và kỹ thuật khắc nét đa dạng khác nhau.

Để sự thể hiện tranh sơn khắc thành công, đòi hỏi người họa sĩ phải nghiên cứu đề tài, thâm nhập thực tế cuộc sống để hiểu và thấu cảm. Không những thế các yếu tố khắc nét, mảng để tạo hình và sự cẩn thận trong kỹ thuật khắc nét, chạy nét,… là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để góp phần đem

đến sự thành công cũng như tiếng nói đặc thù riêng biệt của thể loại chất liệu tranh sơn khắc.

KẾT LUẬN

Đồng Tháp Mười không chỉ là nét văn hoá đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn góp phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị trong cả nước và nhất là phục vụđời sống sinh hoạt của người dân Đồng Tháp Mười. Đó là một nét văn hoá, một vùng đất có điều kiện môi trường, sinh thái tự nhiên khá đặc biệt so với Nam Bộ và cả nước.

Thiên nhiên là một yếu tố quan trọng thường xuyên tác động vào cuộc sống con người. Lịch sử loài người cho thấy, để sinh tồn và phát triển, con người phải có biện pháp ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên xung quanh khu vực mà họđang sống.

Thế nên, ở mỗi vùng, mỗi địa phương sự tác động qua lại giữa con người với nhau và với thiên nhiên diễn ra khác nhau. Do đó, những sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần (hữu hình và vô hình) do họ

tạo ra trong quá trình giao tiếp này, thường không giống nhau từ khu vực này qua khu vực khác. Dưới góc nhìn của địa – văn hoá, văn hoá địa phương được xem như một thứ căn cước của khu vực, xác

định tính cách của đất và người địa phương, khó lầm lẫn với địa phương khác [6, tr.16].

Và Đồng Tháp Mười chính là một trong những điển hình đó.

Với phương thức sống độc đáo, định hình qua thực tiễn lao động và sáng tạo hàng trăm năm, con người vùng Đồng Tháp Mười đã xây dựng nên một vùng lịch sử - văn hóa sớm mang nhiều yếu tố tích cực của kinh tế hàng hóa, từđó mở rộng hoạt động giao tiếp, tạo ra khả năng và sức mạnh hội tụđã góp phần đẩy nhanh tiến trình xã hội ởđịa phương.

Trên cái nền chung của văn hoá dân tộc, văn hoá dân gian, sự phát triển của nghệ thuật tạo hình vùng Đồng Tháp Mười mà cụ thể là trong lĩnh vực mỹ

thuật đã từng bước được định hình trong bối cảnh hơn 300 năm khai hoang mở cõi ở Nam Bộ, chứng tỏ một nguồn cảm hứng dồi dào của vùng đất mới.

Qua những tác phẩm được sáng tác về Đồng Tháp Mười từ hai giai

đoạn trước và sau năm 1975, có thể nhận ra sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng cả về số lượng cùng kỹ thuật thể hiện chất liệu. Nếu như giai đoạn trước năm 1975, ta chỉ còn lại những tác phẩm ký họa mang hơi thở của cuộc chiến đấu chống xâm lược nhằm giải phóng đất nước với một khí thế hào hùng, kiên cường và bất khuất qua những chất liệu như: bút chì, màu nước, bột màu làm chủ đạo thể hiện, và có rất ít những tác phẩm về sơn dầu, sơn mài…. Thì ở giai đoạn từ năm 1975 đến nay, là một sự phát triển nhanh chóng, có chiều sâu cả về chất và lượng của mỹ thuật vùng Đồng Tháp Mười. Số lượng tranh mà đặc biệt là tranh của các thế hệ họa sĩ trẻđược phát triển. Chất liệu thể hiện cũng được mở rộng với nhiều thể loại đa dạng của đồ họa và hội họa. Ý tưởng thể hiện của đề tài cũng có sự chuyển hướng rõ rệt, từ

phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng đã chuyển dần sang gắn kết nhiều hơn với đời sống của con người và cảnh sắc đặc trưng nơi mảnh đất Đồng Tháp Mười ngày càng rõ nét.

Đồng Tháp Mười nói riêng và Nam Bộ nói chung là nơi hội tụ của những kênh rạch, sông ngòi. Gắn bó với cảnh sông nước mênh mông ấy là những chiếc ghe, chiếc xuồng hay cây cầu khỉ...vốn đã trở thành hình ảnh không thể thiếu được trong đời sống của người dân nơi đây. Trải qua hàng bao thế kỷ, những hình ảnh thân quen ấy không bị mất đi mà dường như ngày càng được tôn vinh và giữ gìn.

Vì vậy, cái chung nhất trong tranh của các họa sĩ dù ở giai đoạn nào khi nói về Đồng Tháp Mười vẫn là một vùng có mùa nước nổi – đó là nét đặc trưng của miền đất này. Những ai đã sống và chiến đấu trên Đồng Tháp

Mười, đều có những kỷ niệm sâu sắc về một mùa nước nào đó trong ký ức của mình.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, nhiều công trình khai hoang, làm thuỷ lợi tiến công vào Đồng Tháp Mười, biến vùng đất hoang sơ

này trở thành vùng sản xuất lương thực và là chỗ dựa vững chắc cho sự

nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, theo tinh thần Nghị quyết

Đại hội IX của Đảng. Và vì vậy, trong nghệ thuật tạo hình nói chung và mỹ

thuật nói riêng đòi hỏi người họa sĩ phải có cái nhìn, sự am hiểu và càng phải thâm nhập nghiên cứu nhiều hơn để có thể khắc họa lên được những hình ảnh êm đềm, thân thuộc và đặc biệt về một Đồng Tháp Mười có từ bốn đến năm tháng sống chung với lũ. Đó quả là một hình ảnh đặc trưng điển hình và là một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của người dân nơi đây.

Nhưng có một điều chắc chắn và tin tưởng rằng, dù cuộc sống và con người cùng với cảnh quan, môi trường đang đổi thay hàng ngày nhưng những sắc màu và nét đặc trưng của Đồng Tháp Mười trong cảm xúc, trong tâm hồn của người nghệ sĩ thì sẽ không bao giờ phai nhạt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  

Tiếng Việt:

1. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (Chủ biên) (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện

đại, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.

2. Bảo tàng mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (2010), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam - sưu tập của Bảo tàng mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh,

Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.

3. Bộ văn hoá thông tin – Hội mỹ thuật Việt Nam (1995), Triển lãm mỹ

thuật toàn quốc 1995, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.

4. Bộ văn hoá thông tin – Hội mỹ thuật Việt Nam (2005), Triển lãm mỹ

thuật toàn quốc 2001 - 2005, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.

5. Bộ văn hoá thông tin – Hội mỹ thuật Việt Nam (2010), Triển lãm mỹ

thuật toàn quốc 2006 – 2010, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.

6. Công trình chào mừng Đại hội lần thứ VII Hội VHNT Đồng Tháp (Nhiệm kỳ 2012 – 2017) (2012), Tác phẩm đạt giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Quang Diêu (Lần thứ I và II), Nxb. Hội nhà văn & Hội văn học Nghệ thuật Đồng Tháp.

7. Trần Hoàng Diệu, Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên) (2005), Địa chí Tiền Giang – 2 tập, Nxb. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Tiền Giang.

8. Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ Triều Nguyễn – Định Tường, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, tập 1, tr.264 – 265.

10. Trịnh Hoài Đức (1820), Gia Định thành thông chí, tập Thượng, tr.69. 11. Lê Giang, Lư Nhất Vũ (1995), Dân ca Đồng Tháp, Nxb. Tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh sắc và con người đồng tháp mười trong tác phẩm nghệ thuật tạo hình việt nam hiện đại (Trang 61 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)