Tích hợp giáo dục HN khi giảng dạy các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 66 - 149)

các môn học 13 19 25 18 2.36 5

Điểm trung bình chung 2.53

Kết quả khảo sát từ Bảng 2.5 cho thấy:

Về phương pháp tổ chức hoạt động GDHN chủ yếu hiện nay là phương pháp thuyết trình, trực quan, vấn đáp và đàm thoại, cũng giống như việc giảng dạy các môn văn hóa trong trường THCS. Trong đó, phương pháp thuyết trình được CBQL, GV sử dụng nhiều nhất, đạt điểm trung bình là 3.51, phản

55

để triển khai các hoạt động GDHN cho HS. Trong khi đó, phương pháp trực quan lại ít sử dụng nhất, xếp thứ 4 trong các phương pháp mà tác giả khảo sát. Điều này cũng phản ánh cơ sở vật chất, trang thiết bị, hình ảnh trực quan về hoạt động GDHN của các đơn vị còn rất thiếu. Đây là phương pháp tạo cho HS có những cái nhìn đầu tiên về thế giới nghề nghiệp, hoạt động nghề nghiệp cụ thể, khơi gợi niềm đam mê cho các em thì chưa được sử dụng nhiều, chưa khai thác được thế mạnh của phương pháp này. Các phương pháp vấn đáp, đàm thoại cũng được thực hiện thường xuyên trong quá trình tổ chức các hoạt động GDHN tại các trường THCS.

Về hình thức tổ chức hoạt động GDHN đạt điểm trung bình chung là 2.53 điểm, phản ánh mức độ thực hiện đạt mức “Khá”, cho thấy thực trạng đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động GDHN chưa được thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy hình thức thông qua tổ chức sinh hoạt nhóm được áp dụng nhiều nhất, xếp thứ nhất trong 5 hình thức, đa số GV phân nhóm để giao chủ đề hoạt động và báo cáo kết quả. Hình thức thông qua hoạt động ngoại khóa chưa được tổ chức nhiều, có 15/75 ý kiến phản ánh mức độ “Chưa đáp ứng” trong quá trình tổ chức các hoạt động GDHN. Qua phỏng vấn với GV về hình thức này, hầu hết GV cho rằng hình thức này không thể thực hiện ở các trường THCS. Lý do thầy cô đưa ra là do các em còn nhỏ, CMHS chưa mạnh dạn cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa, kinh phí để tổ chức các hoạt động này cũng chưa được đảm bảo. Trong những năm qua, các trường chưa tổ chức hoạt động cho HS THCS tham quan các cơ sở sản xuất, giới thiệu, tư vấn nghề tại các trường Cao đẳng, Trung cấp…

Kết quả khảo sát về phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDHN tại các trường THCS thành phố Vị Thanh cho thấy thực trạng chung là GV chưa đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức để thu hút HS tham gia các hoạt động, kết quả thu được qua các hoạt động chỉ là số lượng HS tham

56

gia, còn về chất lượng hoạt động chưa đạt theo mục tiêu đã đề ra, thể hiện cụ thể là chưa có HS đăng ký học nghề sau khi tốt nghiệp THCS (chỉ có một số em không trúng tuyển vào lớp 10 THPT mới đăng ký vào trường nghề).

2.3.4. Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả GDHN học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Như đã trình bày tại mục 1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh trung học cơ sở tại chương 1, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDHN tại các trường THCS thành phố Vị Thanh. Bằng các bảng hỏi, tác giả xin ý kiến CBQL, GV, CMHS. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Kết quả thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động

giáo dục hướng nghiệp học sinh các trường THCS thành phố Vị Thanh N = 160

Stt Nội dung kiểm tra, đánh giá

hoạt động GDHN Kết quả thực hiện Điểm TB Xếp hạng Tốt Khá TB Chưa đáp ứng

1 Nội dung, chương trình GDHN có đáp

ứng nhu cầu thực tiễn địa phương 49 71 23 17 2.95 1

2

Phương pháp, hình thức tổ chức có phù hợp với điều kiện cơ sở giáo dục

35 59 40 26 2.64 2

3 Năng lực CBQL, GV đáp ứng được

yêu cầu hoạt động GDHN HS 16 43 87 14 2.38 4

4

Kết quả huy động nguồn lực từ phía gia đình, cộng đồng cho hoạt động GDHN học sinh

29 38 62 31 2.41 3

Điểm trung bình chung 2.60

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.6 cho thấy việc kiểm tra, đánh hoạt động GDHN đạt mức “Khá” với điểm trung bình chung là 2.60 điểm, có 88/160 ý kiến phản ánh mức độ “Chưa đáp ứng”. Kết quả này cho thấy CBQL, GV, CMHS chưa qua tâm đến công tác kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động

57

việc kiểm tra, đánh giá của CBQL. Đây là tâm lý khá phổ biến của GV, không chỉ ở hoạt động GDHN mà còn ở các hoạt động giáo dục khác trong các trường THCS hiện nay. Nguyên nhân chính là do đa số GV kiêm nhiệm công tác GDHN, chưa được bồi dưỡng thường xuyên về hoạt động này.

Việc kiểm tra nội dung, chương trình GDHN có đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phương được thực hiện ở mức “Khá”, xếp thứ nhất trong bốn nội dung kiểm tra. Trong khí đó, nội dung năng lực của CBQL, GV đáp ứng được yêu cầu hoạt động GDHN cho HS đạt kết quả thấp nhất, xếp thứ tư.

2.3.5. Thực trạng phản ánh sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động GDHN học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Trong phần nghiên cứu lý luận đã trình bày tại mục 1.3.6. Sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh trung học cơ sở tại chương 1, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động GDHN học sinh các trường THCS thành phố Vị Thanh. Bằng các bảng hỏi, tác giả xin ý kiến CBQL, GV, CMHS và HS. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Kết quả phản ánh sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động GDHN học sinh các trường THCS thành phố Vị Thanh

N = 250

Stt Nội dung sự cần thiết đẩy mạnh

hoạt động GDHN Kết quả phản ánh Điểm TB Xếp hạng Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1

Tâm lý lứa tuổi HS trường THCS chưa trưởng thành cho nên tuyên truyền, tư vấn HN là việc cần được triển khai

94 131 23 2 3.27 2

2

Tuyên truyền xóa bỏ tâm lý mặc cảm sau khi tốt nghiệp THCS lựa chọn vào các trường THCN, TCN

64 142 29 15 3.02 3

3 Tạo ra sự cân bằng trong việc phân bố

lực lượng lao động 53 64 77 56 2.46 4

4

Giúp cho HS có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân, điều kiện gia đình

58

Kết quả khảo sát nội dung sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động GDHN cho HS các trường THCS thành phố Vị Thanh đạt mức “Cần thiết”, điểm trung bình chung là 3.08 điểm. Điều đó cho thấy nhà trường, gia đình và chính bản thân HS chưa nhận thấy sự cần thiết của hoạt động GDHN hiện nay, có 90 ý kiến phản ánh mức “Không cần thiết” trong 4 nội dung khảo sát. Đối với nội dung sự cần thiết giúp cho HS có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn phù hợp với năng lực bản thân, điều kiện gia đình đạt điểm trung bình cao nhất (3.58 điểm, mức “Rất cần thiết”), cho thấy sự quan tâm chủ yếu trong hoạt động GDHN chủ yếu là định hướng nghề nghiệp cho HS. Các đối tượng được khảo sát cho rằng việc tạo ra sự cân bằng trong phân bố lực lượng dân cư, góp phần tạo điều kiện cho xã hội sử dụng hết lực lượng HS là không cần thiết, nội dung này được xếp vị trí thứ tư. Lý giải cho kết quả này, nhiều GV, CMHS, HS cho rằng các em chỉ tập trung cho việc học và tốt nghiệp THCS để tiếp tục học lên THPT. Điều này càng tác động đến chính sách của CBQL giáo dục, của các cấp chính quyền địa phương nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động GDHN tại các trường. Khi mọi người nhận thấy sự cần thiết của hoạt động GDHN sẽ tạo sự phân hóa trong HS, đảm bảo được nguồn lực lao động tại địa phương, tránh tình trạng lãng phí lực lượng lao động như hiện nay (nhiều em tốt nghiệp đại học nhưng không có việc làm, thừa nhân lực trình độ cao nhưng lại thiếu lực lượng lao động phổ thông…).

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG

2.4.1. Hiệu trưởng thực hiện quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh tại các trường trung học cơ sở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

59

trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động GDHN tại các trường THCS thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Bằng các bảng hỏi, tác giả xin ý kiến CBQL, GV và cha mẹ HS. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Kết quả thực hiện quản lý hoạt động GDHN học sinh của Hiệu trưởng tại các trường THCS thành phố Vị Thanh

N = 160

Stt

Nội dung Hiệu trưởng thực hiện quản lý hoạt động GDHN

Kết quả thực hiện quản lý

Điểm TB Xếp hạng Tốt Khá TB Chưa đáp ứng 1 Quản lý mục đích hoạt động GDHN học sinh 32 54 43 31 2.54 4

2 Quản lý nội dung hoạt

động GDHN học sinh 47 37 35 41 2.56 3 3 Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh 10 48 67 35 2.21 6 4

Quản lý việc đánh giá

kết quả hoạt động GDHN học sinh 39 63 54 4 2.86 1 5 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDHN HS 37 51 45 27 2.61 2 6

Quản lý việc xây dựng môi trường hoạt động GDHN học sinh

22 62 34 42 2.40 5

Điểm trung bình chung 2.53

Qua khảo sát 6 nội dung Hiệu trưởng thực hiện quản lý hoạt động GDHN, kết quả cho thấy điểm trung bình chung đạt 2.53 điểm, đạt mức “Khá”. Điều này cũng phản ánh thực trạng hoạt động GDHN chưa được CBQL quan tâm trong công tác quản lý tại đơn vị. Bảng kết quả khảo sát cho thấy nội dung quản lý việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp

60

học sinh đạt điểm trung bình cao nhất với 2.86 điểm, điều này phản ánh CBQL tại các trường rất quan tâm trong việc đánh giá kết quả hoạt động để có cơ sở đối chiếu với kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra, có hướng điều chỉnh quyết định quản lý sao cho phù hợp, đảm bảo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi đó, nội dung thực hiện quản lý việc xây dựng môi trường hoạt động GDHN học sinh và quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDHN học sinh lần lượt xếp thứ 5 và 6 điều đó đã phản ánh thực chất kết quả hoạt động GDHN tại các trường THCS thành phố Vị Thanh. CBQL chủ yếu tập trung nội dung đánh giá kết quả hoạt động chứ ít quan tâm đến điều kiện điều kiện, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDHN tại đơn vị. Điều này tác động rất lớn đến kết quả tổ chức hoạt động, vì phương pháp và hình thức tổ chức là hai nhân tố quan trọng tác động tích cực đến việc định hướng, lựa chọn nghề của HS.

Nhìn chung, đội ngũ CBQL hiện nay chưa có biện pháp mới để quản lý hoạt động GDHN, còn tập trung quá nhiều cho hoạt động dạy và học các môn văn hóa, quan tâm chủ yếu đến tỷ lệ HS được lên lớp, được xét tốt nghiệp THCS.

2.4.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh các trường THCS thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Như đã trình bày tại mục 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục giáo dục hướng nghiệp học sinh trung học cơ sở tại chương 1, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng nội dung quản lý hoạt động GDHN tại các trường THCS thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Bằng các bảng hỏi, tác giả xin ý kiến CBQL, GV và CMHS. Kết quả thu được như sau:

61

Bảng 2.9. Kết quả thực hiện các nội dung quản lý hoạt động GDHN học sinh các trường THCS thành phố Vị Thanh

N = 160

Stt Nội dung quản lý hoạt động

GDHN học sinh Kết quả thực hiện Điểm TB Xếp hạng Tốt Khá TB Chưa đáp ứng 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS về sự cần thiết quản lý hoạt động GDHN học sinh trường THCS 17 29 63 51 2.08 5 2 Lập kế hoạch hoạt động GDHN học sinh trường THCS 47 53 42 18 2.81 3 3 Tổ chức thực hiện hoạt động GDHN học sinh trường THCS 53 67 27 13 3.00 1 4 Chỉ đạo hoạt động GDHN học sinh trường THCS 40 71 35 14 2.86 2

5 Kiểm tra, đánh giá hoạt động

GDHN học sinh trường THCS 42 61 28 29 2.73 4

Điểm trung bình chung 2.69

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.9 cho thấy điểm trung bình chung đạt mức “Khá” với 2.69 điểm. Trong năm nội dung quản lý, nội dung nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS về sự cần thiết quản lý hoạt động GDHN đạt mức thấp nhất, xếp vị trí thứ 5. Chứng tỏ nhận thức từ đội ngũ CBQL đến CMHS đều xem nhẹ hoạt động GDHN cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay. Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh trung học cơ sở cũng đạt mức “Khá”, các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra được tác giả khảo sát và kết quả đạt được như sau:

62

2.4.2.1. Thực trạng thực hiện việc kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh các trường THCS thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Bảng 2.10. Kết quả thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động GDHN học sinh các trường THCS thành phố Vị Thanh

N = 85

Stt Nội dung lập kế hoạch quản lý

hoạt động GDHN Kết quả thực hiện Điểm TB Xếp hạng Tốt Khá TB Chưa đáp ứng 1 Phân tích hiện trạng 11 27 26 21 2.33 5 2 Xác định nhu cầu 21 31 19 14 2.69 4

3 Nghiên cứu các quy định về GDHN 23 41 17 4 2.98 2

4 Xác định các nguồn lực cần thiết

cho hoạt động GDHN 19 41 25 0 2.93 3

5 Lập kế hoạch hoạt động GDHN 37 29 12 7 3.13 1

Điểm trung bình chung 2.81

Nhìn chung, việc lập kế hoạch hoạt động GDHN cho HS các trường THCS thành phố Vị Thanh đạt mức “Khá” với điểm trung bình chung là 2,81 điểm. Kết quả này khẳng định lập kế hoạch là một trong những khâu rất quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động GDHN cho HS. Đối tượng được khảo sát chú ý đến lập kế hoạch hoạt động, cụ thể là kế hoạch của từng chủ đề, từng nội dung. Nội dung lập kế hoạch hoạt động GDHN đạt mức “Tốt” qua khảo sát, điểm trung bình là 3.13 điểm. Điều này thể hiện GV đã rất quan tâm đến từng bước, từng giai đoạn, nguồn nhân lực, tài lực để thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên, nội dung xác định nhu cầu và phân tích hiện trạng trong quá trình lập kế hoạch chưa đạt kết quả cao, lần lượt xếp thứ 4 và thứ 5 trong các nội dung, đây là thực trạng chung của các trường THCS mà tác giả khảo sát. Đa số các kế hoạch đều chú ý đến tiến trình thực hiện, kết quả cần đạt chứ chưa xác định được nhu cầu, nhóm nhu cầu cần tư vấn, định hướng cho từng đối tượng và nhóm HS. Thực tế việc phân tích hiện trạng chưa được thể hiện

63

qua việc lập kế hoạch, đây là một trong những yếu tố cần thiết quan trọng để lập nên một kế hoạch mang tính thực tế tại đơn vị. Do chưa chú ý đến bước đầu tiên này nên dẫn đến kết quả hoạt động GDHN chưa cao.

2.4.2.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh các trường THCS thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Bằng lý luận tại mục1.4.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh trung học cơ sởở chương 1, tác giả tiến hành khảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 66 - 149)