3. Những đóng góp mớı của luận văn
3.3.4. Đánh giá chung
3.3.4.1. Những thuận lợi
ĐKĐĐ, cấp GCN bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, giúp Nhà nước quản lý đất đai chặt chẽ, góp phần hạn chế hiện tượng vi phạm pháp luật về đất đai, đảm bảo công bằng trong sử dụng đất. Do đó, công tác này được sự quan tâm, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể và sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.
Có hướng dẫn, chỉ đạo sát sao từ Trung ương đến cơ sở về chuyên môn trong từng khâu. Do đó trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc có thể xin ý kiến chỉ đạo kịp thời từ cấp trên.
Đội ngũ cán bộ viên chức của phòng chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tam Đường luôn tích cực học hỏi, nhiệt tình, hết lòng vì công việc. Đội ngũ cán bộ này đều có trình độ cao đẳng trở lên.
Hệ thống thông tin của Tỉnh Lai Châu ngày càng phát triển, góp phần tích cực trong quản lý và cập nhật các thông tin về đất đai trên cơ sở đó góp phần thúc đẩy công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quy định trong công tác thu phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận được cụ thể, rõ ràng bằng những văn bản chính quy và luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm xem xét. Thường xuyên được tập huấn và hướng dẫn cụ thể khi có một quy định mới, chính sách mới về phí, lệ phí.
Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh luôn quân tâm đặc biệt đến vấn đề thu phí, lệ phí nhằm tránh sai sót cho người dân nên kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đối chiếu mức thu đến từng hồ sơ nên công tác quản lý phí, lệ phí luôn được đảm bảo thu đúng, thu đủ, báo cáo rõ ràng theo từng hồ sơ theo từng tháng.
Đời sống vật chất của các bộ được tăng lên thể hiện qua mức lương tăng hàng năm. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chuyên môn được chú trọng đầu tư. Luôn đổi mới và tiếp những công nghệ mới áp dụng vào thực tiễn trong chuyên môn bằng việc đưa phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đất đai mới vào trong quản lý giúp việc quản lý và tra cứu thông tin đất đai được rễ dàng.
3.3.4.2. Những khó khăn, hạn chế
Công tác ĐKĐĐ, cấp GCN huyện Tam Đường gặp phải những khó khăn sau:
Còn để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức cố tình gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức và người dân khi có nhu cầu làm các thủ tục hành chính về đất đai như: chưa thực hiện theo nguyên tắc “một cửa”, vẫn yêu cầu người dân phải xin xác nhận của những người liền kề về ranh giới sử dụng gây phiền hà cho người dân, làm thủ tục chậm, hồ sơ còn trả lại nhiều… Cán bộ cấp GCN một số hiểu không đúng, chưa đầy đủ quy định của pháp luật về đất đai, ngại trách nhiệm, không nhận thức được sự bức xúc và yêu cầu chính đáng của người dân. Việc lập bản đồ địa chính, hoàn thiện hồ sơ địa chính, đầu tư kinh phí đo đạc và làm bản đồ địa chính chưa kịp thời, tài liệu không chính xác, hồ sơ cũ bị hỏng, thiếu, thất lạc làm ảnh hưởng đến việc cấp GCN.
Công tác tuyên truyền về Luật Đất đai của huyện đó tiến hành nhưng chưa sâu rộng. Hiểu biết của nhiều chủ sử dụng đất về việc cấp GCN còn hạn chế, nhiều người còn cho rằng không cần GCN vì họ sử dụng đất do ông, cha để lại là hợp pháp rồi, do đó chưa cần làm thủ tục để được cấp GCN.
Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính còn chậm, việc cập nhật thiếu tình thường xuyên nên độ chính xác thấp, tính thống nhất của hệ thống hồ sơ địa chính không cao.
Đối với Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lai Châu: Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, chủ trương của Đảng và Nhà nước tiến tới xã hội hóa trong các đơn vị sự nghiệp công lập, hướng tới tự chủ tài chính toàn phần thì hiện nay tại hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lai Châu vẫn còn hoạt động theo cơ chế xin - cho, thu không đủ bù đắp chi, quy chế chi tiêu nội bộ còn chưa phù hợp. Nguồn thu từ hoạt động của Văn phòng còn nhiều hạn chế, việc giao chỉ tiêu biên chế kèm quỹ lương cho Văn phòng và các Chi nhánh còn quá thấp so với số lượng lao động hiện có.
Các quy định về thu phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai hiện hành còn chưa phù hợp, phần lớn các trường hợp đăng ký của người dân ở nông thôn được miễn giảm hoặc giảm thu phí, lệ phí; mức thu một số khoản phí,
lệ phí còn thấp hơn rất nhiều so với chi phí thực tế dẫn tới khoản thu thấp không đủ bù đắp chi phí nên kinh phí chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cấp. Nguồn thu dịch vụ phát sinh tại chi nhánh ít và hầu như không có. Do vậy thu nhập của cán bộ không cao, chi tiêu trong đơn vị còn nhiều hạn hẹp.
Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Tam Đường là đơn vị phụ thuộc, không tự chủ về tài chính, hoạt động theo cơ chế xin - cho nên còn nhiều bất cập. Các khoản thu - chi tài chính trong đơn vị còn chưa được công khai minh bạch. Nhiều khoản chi thường xuyên, cần chi gấp không được đáp ứng kịp thời.
Để thấy được những nguyên nhân của những điều chưa đạt được trong công tác đăng ký và cấp GCN, thu - chi, phí, lệ phí tại Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Tam Đường chúng tôi đưa ra một số đánh giá sau:
Nhà nước quy định nghĩa vụ thuế phải nộp trong cấp GCN đối với hộ gia đình, cá nhân là quá cao. Nhất là đối với các hộ gia đình nghèo, ở nông thôn. Hơn nữa có quá nhiều bước trong thực hiện thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận là chưa phù hợp.
Do trình độ dân trí của người dân chưa cao, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Cán bộ địa chính trình độ có hạn và đôi khi còn kiêm thêm nhiều công việc khác. Việc tuyên truyền phổ biến luật đất đai đó tiến hành nhưng chưa thực sự có hiệu quả.
Do đội ngũ cán bộ của Chi nhánh còn trẻ, kinh nghiệm còn ít nên năng lực chuyên môn và cách xử lý công việc còn yếu, nhiều hạn chế. Lực lượng cán bộ ngành Quản lý đất đai của huyện còn mỏng, cán bộ địa chính các xã chủ yếu là làm việc không đúng chuyên ngành và luân chuyển thường xuyên nên kinh nghiệm và năng lực còn hạn chế. Khối lượng công việc nhiều, rủi do cao nhưng mức lương thấp khiến cho tâm lý cán bộ ảnh hưởng, họ không thực sự muốn gắn bó lâu dài với công việc này trong khi bản chất công việc rất cần người có kinh nghiệm.
Mặt khác, thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCN còn nhiều phức tạp, các quy định về các khoản ngân sách của người sử dụng đất khi làm thủ tục cấp GCN cũng nhiều phiền hà. Chính sách một cửa của huyện đó được thực hiện nhưng hoạt động
chưa hiệu quả.
Quy chế chi tiêu nội bộ của VPĐK đất đai tỉnh Lai Châu còn chưa rõ ràng, chưa công khai minh bạch, chưa theo kịp yêu cầu thực tế. Nhiều khoản chi không được đáp ứng kịp thời. Vấn đề kinh phí phục vụ cho việc cấp GCN là một vấn đề hết sức nan giải không chỉ huyện Tam Đường mà còn là thực trạng chung của tỉnh Lai Châu và nhiều tỉnh trong cả nước. Mức phí, lệ phí theo quy định hiện nay thấp hơn nhiều so với chi phí bỏ ra nên hoạt động của chi nhánh vẫn chủ yếu dựa vào kinh phí nhà nước cấp và phân bổ nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lai Châu nên còn nhiều bất cập.