Tổng quan về ứng dụng, phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 32)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Tổng quan về ứng dụng, phát triển công nghệ

Xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai gắn liền với công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các ứng dụng CAD để số hóa dữ liệu địa chính. Thông qua các nghiên cứu của nhiều đơn vị, các dự án đã và đang thực hiện từ năm 1992 trở lại đây, nhiều công nghệ đã được ứng dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ cấp trung ương tới cấp địa phương, các doanh nghiệp đo đạc lập bản đồ, lập hồ sơ địa chính. Các công nghệ được ứng dụng cơ bản là các công nghệ tiên tiến ở Việt Nam và trên thế giới.

Để bảo đảm việc tích hợp dữ liệu đồ họa về thửa đất với dữ liệu thuộc tính về chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất, các nhà nghiên cứu, quản lý và sản xuất tại Trung ương và địa phương đã kế thừa thành tựu của các hãng phần mềm lớn trên thế giới cho ra đời hàng loạt phần mềm nội địa nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số như: FAMIS & CaDDB, CICAD& CIDATA, CILIS, PLIS và sau này là ELIS, ViLIS, eKLIS, VNLIS....

Các công nghệ GIS nền được sử dụng cũng rất đa dạng như ArGIS của hãng ESRI (Mỹ), MapInfo, AutoCAD và một số hãng khác. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng Oracle, SQL Server, Access ... hiện cũng đã có một số nghiên cứu ứng dụng toàn bộ mã nguồn mở trong vấn đề xây dựng LIS để tiết kiệm chi phí đầu tư cho công nghệ nền.

Hệ thống phần mềm thông tin đất đai được thiết kế là một hệ thống bao gồm nhiều mô đun liên kết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong công tác quản lý đất đai. Hệ thống phần mềm thể hiện bằng các nhóm chức năng của hệ thống và được thiết kế theo nguyên tắc sau:

- Là một hệ thống bao gồm nhiều mô đun, được chia thành các hệ thống con; mỗi hệ thống con bao gồm một nhóm các chức năng phù hợp với một dạng công việc trong công tác quản lý đất đai.

- Hệ thống có tính phân cấp theo 3 mức: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. - Về cơ bản, phần mềm Hệ thống thông tin đất đai chia thành các hệ thống phần mềm con như sau:

+ Hệ thống quản lý điểm toạ độ, độ cao cơ sở, lưới khống chế và bản đồ địa chính;

+ Hệ thống quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký, thống kê đất đai;

+ Hệ thống hỗ trợ qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, phân hạng, đánh giá, định giá đất;

+ Hệ thống hỗ trợ quản lý về thuế đất, giá trị đất và các công trình trên đất;

+ Hệ thống hỗ trợ công tác thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp và khiếu nại tố cáo về đất đai.

- Thông thường được thiết kế theo bốn phiên bản tương ứng với 4 cấp hành chính về quản lý về đất đai:

+ Hệ thống thông tin đất đai cấp trung ương; + Hệ thống thông tin đất đai cấp tỉnh;

+ Hệ thống thông tin đất đai cấp huyện; + Hệ thống thông tin đất đai cấp xã.

Nhìn chung những giải pháp này đã cung cấp cho các địa phương một công cụ hữu ích hỗ trợ tích cực để đẩy nhanh việc lập cơ sở dữ liệu địa chính số, góp phần đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, thực trạng cho thấy: Tuy có nhiều sản phẩm, nhiều ứng dụng và có nhiều đơn vị phát triển nhưng việc ứng dụng công nghệ trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn bộc lộ một số bất cập như: Chính sách quản lý thay đổi liên tục dẫn đến các phần mềm cũng phải thay đổi theo nhưng lại thiếu nguồn lực về kinh phí để cập nhật, nâng cấp, chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất, còn có nhiều sự khác biệt về nhu cầu quản lý cho từng địa bàn, thiếu hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp công nghệ nền (thông thường là ở nước ngoài)

và nhà phát triển hệ thống thông tin đất đai do thiếu nguồn nhân lực và chính sách tài chính, còn có sự vướng mắc về vấn đề lựa chọn sản phẩm phần mềm cho từng địa phương và các vấn đề khác… Về chính sách quản lý; do Việt Nam còn đang trong giai đoạn hoàn thiện chính sách về quản lý đất đai, các quy trình, chế độ quản lý, mẫu biểu báo cáo và thống kê, mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… thay đổi nhiều trong thời gian ngắn nên phát sinh hiện tượng các phần mềm phải cập nhật liên tục để phù hợp với chính sách mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w