Đánh giá chung về tình hình hồ sơ địachính phục vụ xây dựng cơ sở dữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 64)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.3. Đánh giá chung về tình hình hồ sơ địachính phục vụ xây dựng cơ sở dữ

* Thuận lợi:

- Nguồn tài liệu phong phú.

- Đã thành lập xong bản đồ địa chính chính số.

- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đã được quan tâm, gắn với công nghệ thông tin trong quản lý.

* Khó khăn:

- Do có nhiều nguồn tài liệu, nên cần chuẩn hóa tài liệu, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

- Do tình hình địa phương hiện trạng đã thay đổi nhiều so với bản đồ địa chính lập năm 2014 và đặc biệt là bản đồ 299 nên vấn đề chỉnh lý, cập nhật dữ liệu so với hiện trạng còn chưa được quan tâm thường xuyên thực hiện.

3.4.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính.a) Chuyển đổi dữ liệu. a) Chuyển đổi dữ liệu.

Bản đồ địa chính xã Lang Quán được biên tập chuẩn theo thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Ta tiến hành kiểm tra và xuất bản đồ sang file Shape phục vụ việc chuyển đổi dữ liệu sang phần mềm ArcGIS 10.3

Đầu tiên ta mở bản đồ chuẩn hoá trên phần mềm Gcadas chạy trên nền của Microstation V8i

Hình 3.3: Chuẩn hoá Bản đồ địa chính xã Lang Quán

Hình 3.4: Nhập dữ liệu địa chính vào Gcadas

Kết nối cơ sở dữ liệu với Gcadas và kiểm tra bảng nhãn thửa đã gán đầy đủ thông tin thửa đất

- Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính.

+ Phân lớp đối tượng không gian địa chính trong nội dung bản đồ địa chính.

+ Biên tập, chuẩn hóa nội dung đối tượng, tuyên bố đối tượng không gian địa chính: Ứng dụng phần mềm Gcadas để thiết kế, xây dựng thư viện Styles dữ liệu đầu vào hệ thống của đối tượng đồ họa phục vụ chuyển gộp, nhập dữ liệu bản đồ địa chính vào cơ sở dữ liệu và hỗ trợ hiển thị dữ liệu địa chính trong cơ sở dữ liệu.

+ Kiểm tra và sửa lỗi tương quan của dữ liệu không gian (topology): Ứng dụng phần mềm Gcadas; Microstation; để kiểm tra, tìm kiếm, sửa các lỗi tương quan của dữ liệu bản đồ địa chính như: Lỗi tiếp biên chồng lấn ranh giới thửa đất; lỗi tiếp biên hở ranh giới thửa đất.

- Chuyển đổi và gộp các lớp đối tượng không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính xã: Sử dụng công cụ của phần mềm hệ thống thông tin đất đai ViLIS để chuyển đổi dữ liệu vào cơ sở dữ liệu; các nội dung chuyển đổi bao gồm toàn bộ bản đồ địa chính sau khi chuẩn hóa vào cơ sở dữ liệu.

Tiếp theo ta xuất bản ra Shape File theo cấu trúc thông tư 75

Sau đó ta thu được file có định dạng Shape File.

b) Chuyển dữ liệu bản đồ từ Microstation V8i sang ArcGIS 10.3

Hình 3.7: Shape File dữ liệu địa chính thu được

Như vậy ta đã xuất thành công bản đồ sang Shape File phục vụ việc chuyển

đổi dữ liệu sang phần mềm ArcGIS 10.3.

Sau khi xuất thành công bản đồ sang Shape File phục vụ việc chuyển đổi dữ liệu sang phần mềm ArcGIS 10.3 ta tạo file Geodatabase mới trong ArcCatalog

.

Hình 3.8: Tạo 1 File Geodatabase mới trong ArcCatalog

Tiếp theo ta tạo Feature Datasetmới kết nối với file CSDLDC(Geodatabase) đã lập phục vụ việc chuyển đổi dữ liệu địa chính sang ArcGIS 10.3 trong ArcCatalog.

Hình 3.10: Đặt tên cho Feature Dataset mới

Hình 3.11: Chọn hệ tọa độ cho Feature Dataset

Tiếp theo ta lập các Feature Class theo thông tư 75/2015/TT-BTNMT.

Hình 3.12: Tạo Feature Class mới

Hình 3.13: Nhập tên của Feature Class

Name là tên lớp dữ liệu theo thông tư 75/2015/TT-BTNMT và Alias theo tên tên tiếng việt của lớp dữ liệu.

Đã chuyển nhập toàn bộ các đối tượng không gian địa chính trong bản đồ địa chính và thông tin Topology của 6.225 thửa đất trên 89 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 của Xã Lang Quán vào cơ sở dữ liệu; dữ liệu được tích hợp, lưu trữ trong tài khoản dữ liệu không gian địa chính địa chính ở khuôn dạng file *.MDB. Có thể sử dụng công cụ hiển thị bản đồ của hệ thống để xem, kiểm tra dữ liệu không gian địa chính đã được tích hợp.

Lúc này đã hoàn thiện bước xây dựng dữ liệu không gian địa chính Xã Lang Quán. Sản phẩm dữ liệu không gian địa chính gồm toàn bộ bản đồ địa chính và thông tin Topology của thửa đất được lưu trữ trong tài khoản dữ liệu không gian ở dạng file *.MDB.

3.4.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính.

Quy trình thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu cho Xã Lang Quán như sau:

Hình 3.14: Quy trình tổng quát chuyển nhập dữ liệu thuộc tính vào cơ sở dữ liệu

- Thiết lập tham số chuyển nhập của các thông tin thuộc tính địa chính lưu trữ trong file *.XLS sẽ chuyển nhập vào cơ sở dữ liệu để tương ứng với các trường dữ liệu thuộc tính địa chính được quản lý trong cơ sở dữ liệu hệ thống,

gồm có: nhóm thông tin về người sử dụng đất, nhóm thông tin về thửa đất, nhóm thông tin về quyền sử dụng đất.

- Sau khi hoàn thiện việc thiết lập, khai báo tham số chuyển nhập; thực hiện chuyển nhập dữ liệu để hệ thống tự động chuyển nhập dữ liệu.

Ta nhập bảng thuộc tính của lớp dữ liệu theo bảng mô tả thuộc tính của thông tư 75/2015/TT-BTNMT.

Hình 3.15: Bảng dữ liệu thuộc tính.

Sau khi hoàn thành lập các lớp dữ liệu chuẩn hóa theo thông tư 75/2015/TT-BTNMT chúng ta tải bản đồ đã được xuất sang file .shp vào ArcGIS 10.3.

Hình 3.16: Chọn tất cả các Shape File của bản đồ địa chính

Ta chọn các dữ liệu trường thuộc tính của bản đồ.

Sau khi đã tải toàn bộ dữ liệu bản đồ lên ta sẽ kiểm tra bảng thuộc tính của bản đồ.

Hình 3.17: Mảnh bản đồ địa chính xã Lang Quán sau khi đưa vào ArcGIS

Hình 3.18: Bảng thuộc tính của bản đồ địa chính xã Lang Quán

c) Liên kết thuộc tính dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.

Đầu tiên ta mở ArcCatalog và lập New Table.

Hình 3.19: Tạo một New Table trong Feature Dataset

Tại đây ta nhập theo thông tư 75/2015/TT-BTNMT.

Hình 3.21: Thuộc tính của dữ liệu thửa đất theo thông tư 75/2015/TT- BTNMT

Sau đó ta đã có được một gói dữ liệu thuộc tính của thửa đất và tiến hành tải dữ liệu từ bản đồ địa chính vào gói dữ liệu thuộc tính.

Hình 3.22: Bảng dữ liệu thửa đất

Từ đó ta tiến hành liên kết dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian của thửa đất.

Hình 3.23: Trường liên kết dữ liệu

Ta chọn liên kết giữa 2 dữ liệu thông qua thuộc tính thuaDatID vì 2 trường dữ liệu đều có chung thuộc tính thuaDatID.

Hình 3.24: Chọn thuộc tính chung của 2 trường dữ liệu

Như vậy ta đã hoàn thành liên kết dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian của thửa đất.

Kết quả xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính

Đã chuyển nhập thành công toàn bộ thông tin thuộc tính địa chính của 6.225 thửa đất vào cơ sở dữ liệu; dữ liệu đã chuyển nhập được tích hợp, lưu trữ trong tài khoản dữ liệu thuộc tính địa chính ở dạng file*.BAK trong cơ sở dữ liệu hệ thống.

3.4.3. Kết quả Quét (chụp) giấy tờ pháp lý để xây dựng bộ hồ sơ cấpgiấy chứng nhận dạng số và liên kết với cơ sở dữ liệu địa chính giấy chứng nhận dạng số và liên kết với cơ sở dữ liệu địa chính

- Quét (chụp) giấy tờ pháp lý: Theo quy định, việc quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các tài liệu:

+ Giấy chứng nhận đang sử dụng;

+ Giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở cho việc cấp Giấy chứng nhận;

+ Các Đơn đăng ký, Đơn đăng ký biến động, Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi, Đơn đề nghị tách hợp thửa đất theo quy định của pháp luật;

+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai;

+ Quét bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận trước đây.

Tuy nhiên; trong giới hạn thực hiện đề tài; đề tài chỉ thực hiện quét (chụp) đối với bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Kết quả: Đã quét (chụp) được tổng số 6255 bản lưu Giấy chứng nhận.

- Xử lý tập tin quét (chụp) để xây dựng bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số: Các ảnh quét (chụp) giấy tờ pháp lý được xử lý, ghép nối để lưu trữ thành file *.PDF đối với từng giấy chứng nhận; tên file lưu trữ được đặt theo số phát hành (số serial) của Giấy chứng nhận.

- Sử dụng công cụ của phần mềm ViLIS để liên kết bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số lưu trữ trong các file *.PDF với cơ sở dữ liệu địa chính.

Kết quả: Đã liên kết toàn bộ 6255 file tệp tin *.PDF lưu trữ dữ liệu quét

(chụp) của 6255 bản lưu giấy chứng nhận vào cơ sở dữ liệu.

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính: Kiểm tra, đối soát các thông tin của thửa đất trong cơ sở dữ liệu so với thông tin trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận, thông tin trong hồ sơ địa chính.

3.4.4. Thử nghiệm ứng dụng quản lý, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu trongcông tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

- Thử nghiệm ứng dụng đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Với cơ sở dữ liệu địa chính số đã xây dựng ViLIS2.0 nhanh chóng kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo trình tự quy định hiện hành.

Hình 3.25: Thao tác cấp GCN trên ViLIS2.0

Hình 3.26: Chức năng tạo sổ và quản lý biến động

- Thử nghiệm ứng dụng trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, các tài liệu đo đạc khác từ cơ sở dữ liệu địa chính.

Hình 3.27: Sổ địa chính và sổ mục kê đất đai điện tử

Đặc biệt, năm 2020 Tỉnh Tuyên Quang đã thử nghiệm khai thác, cung cấp thông tin địa chính từ cơ sở dữ liệu qua ứng dụng Quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất Tỉnh Tuyên Quang trên nền WebGIS thuận tiện cho việc khai thác, tra cứu thông tin mọi lúc mọi nơi, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Ứng dụng này cung cấp, công khai thông tin quy hoạch sử dụng đất đến đối tượng người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Đây là Ứng dụng hiệu quả công nghệ bản đồ số, công nghệ GIS: quản lý, cập nhật, chia sẻ, cung cấp thông tin về quy hoạch sử dụng đất phục vụ công tác quản lý nhà nước; đưa thông tin đến từng đối tượng là người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Đối tượng sử dụng hệ thống: Cán bộ Sở Tài nguyên & Môi trường Tỉnh Tuyên Quang, Người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư

Truy cập và đăng nhập hệ thống: trên máy tính và trên thiết bị di động qua địa chỉ h t t p : / / q u y h o a c h dd . tn m t t u y e n q u a n g . g o v. v n

Hình 3.28: Giao diện phần mềm Quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất Tỉnh Tuyên Quang

Hình 3.29: Kết quả tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất

3.4.5. Ý nghĩa, hiệu quả đạt được từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

3.4.5.1. Đối với cơ quan quản lý:

- Sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính có ý nghĩa thiết thực góp phần đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin để phát triển giá trị gia tăng của sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính; thay đổi cách quản lý tài liệu, hồ sơ địa chính theo phương thức truyền thống chuyển sang ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ; tích cực góp phần phát triển Chính phủ điện tử trong ngành Tài nguyên và Môi trường của huyện Yên Sơn.

- Cơ sở dữ liệu địa chính sau khi hoàn thiện và được đưa vào khai thác, sử dụng sẽ giúp công tác quản lý đất đai, cập nhật số liệu, chỉnh lý biến động được nhanh chóng, chính xác, đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã.

- Thông tin từ cơ sở dữ liệu địa chính bảo đảm nhanh gọn, chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương và đặc biệt là nhu cầu khai thác thông tin thường xuyên của người dân, doanh nghiệp, tăng cường tính minh bạch trong quản lý sử dụng đất.

- Cơ sở dữ liệu địa chính là dữ liệu cơ sở để xây dựng và định vị các cơ sở dữ liệu thành phần khác (cơ sở dữ liệu giá đất; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai), tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ đa mục tiêu, đa lĩnh vực.

3.4.5.2. Đối với người sử dụng đất:

- Được tiếp cận với hệ thống thông tin về cơ sở dữ liệu một cách nhanh chóng, minh bạch và hiện đại. Các thông tin cần thiết liên quan đến thửa đất của người sử dụng đất được thể hiện đầy đủ, đồng bộ, thống nhất trong hồ sơ địa chính dạng số và tích hợp vào cơ sở dữ liệu địa chính.

- Người sử dụng đất có thể nhận thông tin về thửa đất của mình hoặc thửa đất mà mình quan tâm trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhận thông tin qua mạng internet, hoặc qua tin nhắn điện thoại, khi cơ sở dữ liệu địa chính được công bố vận hành chính thức (trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật).

3.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Yên thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Yên Sơn

3.5.1. Ưu điểm:

+ Được sự đồng thuận về chủ trương thực hiện của lãnh đạo tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc hiện đại hóa ngành Tài nguyên và Môi trường

+ Chương trình này được tích hợp vào hệ thống hồ sơ công việc điện tử nhằm giúp người quản lý khai thác được tiến độ giải quyết hồ sơ đất đai tại các cấp.

+ Dễ dàng trong phân cấp tham gia vào hệ thống: cấp nào được xem, cấp nào được cập nhật, chỉnh sữa dữ liệu. Đây là nền cơ sở để xây dựng nền quản lý đất đai đa mục tiêu, phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực.

+ Cho phép tổng hợp số liệu thông tin thành các dạng báo cáo như: thống kê, kiểm kê đất đai, báo cáo biến động chuyển mục đích sử dụng đất,…

+ Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, CSDL đất đai đã cơ bản hoàn thiện để áp dụng.

3.5.2. Hạn chế

Qua khảo sát ghi nhận một số hạn chế sau:

+ Cơ sở dữ liệu đất đai là một cơ sở dữ liệu lớn, chi phí đầu tư cao.

+ Cơ sở dữ liệu chỉ mới được cập nhật từ khoảng năm 2014 đến nay nên thông tin chưa đầy đủ, CSDL mới xây dựng được ở 03/31 xã, thị trấn

+ Nguồn lực đầu tư của tỉnh cho việc hiện đại hóa ngành Tài nguyên và Môi trường còn hạn chế.

+ Các trường hợp chỉnh lý biến động do tách, hợp thửa phải tạo lại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w