Về chính sách
Điều 33 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề
mà pháp luật không cấm”. Tuy vậy, trong giai đoạn kinh tế nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung (trước năm 1986), tại Việt Nam khu vực KTTN không được thừa nhận, điều đó đã gây nên một số tình trạng bất ổn về kinh tế, gây không ít thiệt hại cho sự phát triển kinh tế của quốc gia. Năm 1986 thật sự là một dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của khu vực KTTN: chính sách “Đổi mới” đã được ban hành tại ĐHĐTQ lần thứ VI (1986) với việc chính thức công nhận KTTN là một trong những bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc dân. Đây là giai đoạn tiền đề trước khi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được Quốc hội khóa VIII chính thức thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990.
Sau khi hai bộ Luật này (Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty) được ban hành, khu vực KTTN như từng bước được mở rộng, tạo một nền tảng pháp lý vững chắc cho sự thành lập các DN khu vực KTTN, theo đó các loại hình được phépthành lập các tổ chức kinh tế thuộc tư nhân như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (theo Luật công ty) và Doanh nghiệp tư nhân (thành lập theo Luật DNTN).
Kế đến, Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội khóa X thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999 để thay thế Luật công ty và Luật DNTN trước đó; ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp 2005, có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006, Luật Doanh nghiệp 2005 thống nhất các quy định về thành lập, quản lý doanh nghiệp, giai đoạn tiếp theo, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020 lần
lượt ra đời, các Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và các hoạt động liên quan của doanh nghiệp…
Bên cạnh các đạo luật về kinh tế, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam cũng thống nhất về phát triển kinh tế nhiều thành phần, cụ thể: Các quan điểm về đường lối phát triển kinh tế của ĐCSVN tại Văn kiện ĐHĐBTQ các thời kỳ khẳng định “chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ, 2001, tr.86); “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế” (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ, 2011, tr.83); Nền KTTT định hướng XHCN có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều TPKT, trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo, KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các TPKT bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật... (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ, 2021). Quan điểm trên của ĐCSVN cho thấy, phát triển các TPKT trong đó có KTTN là chủ trương nhất quán, là vấn đề chiến lược lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cũng đã được ban hành, tiếp tục khẳng định yêu cầu phát triển KTTN trở thành động lực của nền KTTT định hướng XHCN.
Các yếu tố về thể chế
Trước hết cần phải hiểu rằng, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thể chế, đólà một khái niệm phức tạp và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo định nghĩa của nhà kinh tế học người Đức Adolph Wagner thì: “Thể chế là các khế ước, các hợp đồng và luật lệ thành văn đang cai quản
đời sống và con người”.
Doughlas C. North, người được giải Nobel về công trình nghiên cứu kinh tế và về thể chế năm 1993 cho rằng: “Thể chế là những giới hạn
được vạch ra trong phạm vi khả năng và hiểu biết của con người hình thành nên mối quan hệ qua lại của con người”. Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau về thể chế nhưng tựu trung lại có thể hiểu: Thể chế là tập hợp các quy tắc điều chỉnh xã hội và là kết quả của những thỏa thuận xã hội. Từ cách hiểu trên, có thể thấy thể chế của các quốc gia ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Ở Việt Nam các vấn đề thể chế cũng ảnh hưởng mạnh đến các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, KTTN là một trong những bộ phận cấu thành của nền kinh tế của quốc gia nên không là một ngoại lệ. Sự tác động của thể chế đến phát triển KTTN có thể đề cấp đến các vấn đề sau:
Thứ nhất, sự phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ trong các hoạt động hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân còn thiếu chặt chẽ.
Cụ thể là vai trò của Chính phủ liên quan đến phát triển KTTN được chia cho nhiều cơ quan thuộc chính phủ, như: Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp…
Tuy vậy còn rất nhiều việc phải làm trong việc cải thiện sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành trong việc xây dựng và thực hiện chính sách. Các nhiệm vụ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp khu vực tư nhân chưa được coi trọng và chưa được xem là vấn đề quan trọng.
Thứ hai, các chính sách và chương trình phát triển khu vực tư nhân thiếu đồng bộ và tính liên kết.
Phát triển KTTN là vấn đề liên quan đến rất nhiều Bộ, Ngành cho nên việc thực hiện nội dung phát triển KTTN thường được sự hỗ trợ và kết hợp bởi các cơ quan hữu quan khác nhau. Những hạn chế về hiểu biết về
các nhu cầu của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng các sáng kiến và chương trình hỗ trợ được thiết kế chưa hợp lý, ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của quá trình triển khai.
Thứ ba, việc hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế, các đối tác cho phát triển KTTN đang có xu hướng giảm.
Các đối tác và các nhà tài trợ cho phát triển KTTN quen thuộc như Ngân hàng phát triển Châu Á, EU, Chính phủ Úc, Ngân hàng thế giới đã và đang tích cực đóng góp cho phát triển khu vực KTTN đang có xu hướng giảm mặc dù sự hợp tác giữa các nhà tài trợ và các cơ quan trong Chính phủ Việt Nam trong phát triển khu vực KTTN được đánh giá là mạnh mẽ và hiệu quả.
Thứ tư, hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp chưa hiệu quả.
Các hiệp hội doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển kinh tế năng động và bền vững. Một số hiệp hội Việt Nam gần đây đã trưởngthành hơn và bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong việc đại diện cho quyền lợi của các thành viên trong các bối cảnh trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết các hiệp hội vẫnthiếu năng lực và kỹ năng cần thiết để thu hút sự tham gia của các thành viên, đặc biệt là trong phát triển chiến lược và tiêu chuẩn ngành, cung cấp dịch vụ cho các thành viên, và trong công tác vận động, tư vấn chính sách.
2.3.2. Các yếu tố liên quan đến việc thực thi các quy định vàhoạt động của bộ máy nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân