Luận án xây dựng các giả thuyết như sau:
Giả thuyết 1: Các chỉ số thành phần của MTKD có tương quan nghịch chiều đến sự gia tăng số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN Vùng ĐNB hay không?
Giả thuyết 2: Các chỉ số thành phần của MTKD có tương quan thuận chiều đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp khu vực KTTN Vùng ĐNB hay không?
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận án viết về tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước đã tham khảo có liên quan đến đề tài luận án, trong đó các tài liệu đã được sắp xếp theo từng chủ đề nhất định, bao gồm các chủ đề về lý luận chung về KTTN, về thực trạng KTTN Việt Nam; chủ đề về các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN Vùng như thể chế, hệ thống pháp luật, các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh…
Các tài liệu nước ngoài đã tham khảo liên quan đến chủ đề của luận án chủ yếu tập trung vào mô hình chuyển đổi nền kinh tế ở các quốc gia trong đó mô hình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường là được quan tâm hơn cả vì đây là quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam chúng ta trên nhiều phương diện về kinh tế.
Từ tổng quan tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, Chương 1 cũng đã đưa ra các nhận xét và đánh giá về tính hữu ích của các tài liệu, đúc kết các kết quả nghiên cứu trước đây để từ đó luận án đưa ra khoảng trống nghiên cứu.
Bên cạnh đó Chương 1 đã đưa ra được khung phân tích của luận án, các giả thuyết nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc xử lý, phân tích và hướng nghiên cứu ở các chương về sau.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
Chương 2 trước hết sẽ lược khảo các lý thuyết liên quan đến KTTN và phát triển KTTN. Cũng trong chương này sẽ trình bày MTKD cho sự phát triển của KTTN, kinh nghiệm về phát triển KTTN của một số nước trên thế giới cho phát triển KTTN Việt Nam và vùng ĐNB.
Phần cuối của chương 2 là những bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển KTTN vùng ĐNB.
2.1. Khái quát về kinh tế tư nhân
2.1.1.Khái niệm kinh tế tư nhân
KTTN là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuất (cả hữu hình và vô hình) được đưa vào sản xuất kinh doanh (SXKD). Nó hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tự chủ về phân phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô, phương hướng sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD trước pháp luật của Nhà nước. Hiện nay có một số cách hiểu về KTTN như sau:
Với các học giả khác nhau sẽ có những khái niệm khác nhau về KTTN, nhưng về tổng thể, vấn đề chung nhất trong khi hiểu về KTTN vẫn là vấn đề quan hệ sở hữu. Khi bàn về khái niệm KTTN, Ăngghen khẳng định: “Vậy sản xuất tư bản tư nhân nghĩa là gì? Là sản xuất của người kinh doanh riêng biệt; và sản xuất ấy há chẳng ngày càng trở thành một ngoại lệ đó sao? Sản xuất TBCN của những công ty cổ phần đã không còn là một nền sản xuất tư nhân nữa, mà là một nền sản xuất cho một số đông cổ đông” (Mác-Ăngghen, 1995, tr.493). Như vậy, theo Ăngghen KTTBTN là một hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa (TBCN) mang tính ngoại lệ ở chỗ, đó là phân biệt chủ thể sở hữu của những nhà tư bản đối với tư liệu sản
xuất (TLSX). Trong khi đó, Lê Nin không đưa ra khái niệm về KTTN nhưng khi bàn về KTTN, Ông lại cho rằng: “Tìm cách ngăn cấm triệt để mọi sự phát triển của sự trao đổi tư nhân, không phải là quốc doanh, tức là của thương mại, tức là của chủ nghĩatư bản, một sự phát triển không thể tránh khỏi được khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ. Chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với Đảng nào muốn áp dụng nó. Dại dột, vì về phương diện kinh tế chính sách ấy là không thể nào thực hiện được; tự sát, vì những đảng nào định thi hành một chính sách như thế, nhất định sẽ bị phá sản” (V.I Lê Nin,1978, tr.263).
(Nguyễn Thanh Tuyền, 2006) khi bàn về KTTN lại cho rằng: “KTTN là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân. Trong đó các chủ thể của nó tự chủ tiến hành sản xuất kinh doanh vì lợi ích trực tiếp của cá nhân, hay tập thể cá nhân hoạt động dưới những hình thức kinh tế khác nhau, dù có thuê hay không thuê lao động”. (Nguyễn Thanh Tuyền, 2006, tr.25).
Ở Việt Nam, trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, ĐCSVN trong thời kỳ đổi mới đã đưa ra một số quan điểm về kinh tế tư nhân như sau:
Theo tinh thần Nghị quyết trung ương 5 Khóa IX của ĐCSVN:
“KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động
dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân"
Khu vực KTTN: là khu vực kinh tế bao gồm những đơn vị được tổ chức dựa trên sở hữu tư nhân.
Theo tìm hiểu của người nghiên cứu, hiện nay ở các quốc gia khác nhau có rất nhiều cách hiểu khác nhau về KTTN. Ở các quốc gia phát triển thì mọi hoạt động kinh tế không thuộc khu vực KTNN đều được coi là khu vực KTTN. Các công ty tư nhân hay các hợp tác xã, các công ty
hợp danh của một nhóm người hay các công ty cổ phần xuyên quốc gia cũng đều có đặc điểm chung là những đơn vị sản xuất kinh doanh không phải của Nhà nước, các quyết định cho hoạt động của doanh nghiệp luôn do cá nhân, hay đại diện của một nhóm cá nhân đề ra. Việc nhìn nhận này không chỉ thấy hết tiềm lực KTTN của một quốc gia, mà còn là cơ sở cho phương thức quản lý thống nhất, bình đẳng đối với các loại hình sản xuất kinh doanh trong xã hội.
Ở Việt Nam cũng có những cách hiểu khác nhau về khu vực KTTN:Cách hiểu thứ nhất: Khu vực KTTN gồm các DNTN trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới dạng liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Các DNTN trong nước bao hàm cả các hợp tác xã nông nghiệp và các doanh nghiệp phi nông nghiệp. Việc hiểu khu vực KTTN theo nghĩa rộng như vậy tạo cơ sở đánh giá hết tiềm năng của KTTN đối với phát triển kinh tế Việt Nam, song lại gặp khó khăn trong công tác thống kê, khi muốn tách bạch phần góp vốn của Nhà nước trong các công ty cổ phần, cũng như trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, theo cách phân biệt này, việc phân tích đôi khi sẽ gặp khó khăn, bởi không phải tất cả các bộ phận trong khu vực KTTN đều được Nhà nước đối xử như nhau. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung luôn nhận được những điều kiện thuận lợi hơn các DNTN trong nước, cũng như công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ kinh doanh cá thể.
Cách hiểu thứ hai: Khu vực KTTN cũng có thể được hiểu là khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh. Cách nhìn này dựa trên việc chia nền kinh tế thành ba khu vực kinh tế: Khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Một số chuyên gia cho rằng việc đưa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (KTĐTNN) ra khỏi khu vực KTTN trong nước sẽ không đánh giá đúng tiềm năng, cũng như vai trò của khu vực này cho sự phát triển kinh tế Việt
Nam đặc biệt trong điều kiện kinh tế mở, từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế hiện nay.
Cách hiểu thứ ba: Khu vực KTTN bao gồm các loại hình DN khu
vực KTTN trong nước, nhưng không bao hàm hộ kinh doanh cá thể. Cách hiểu này bộc lộ nhiều hạn chế. Tuy nhiên, các số liệu thống kê của Việt Nam thường theo cách phân loại này.
Theo quan điểm của ĐCSVN thể hiện trong Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX:
Việc hiểu KTTN gắn liền với khái niệm TPKT và trong nền kinh tế của nước ta theo quan niệm lúc đó có 6 TPKT: KTNN; KTTTH; kinh tế cá thể, tiểu chủ; KTTBTN; KTTBNN và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Hộ kinh doanh cá thể là hình thức tồn tại của TPKT cá thể, tiểu chủ, dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất. Hình thức này chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, việc sử dụng lao động làm thuê không thường xuyên. Hộ kinh doanh cáthể là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của mình.
Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN là DNTN, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Các loại doanh nghiệp này là hình thức tồn tại của TPKT tư bản tư nhân, dựa trên sở hữu tư nhân lớn về tư liệu sản xuất.
Theo quan điểm của ĐCSVN tại ĐHĐBTQ lần thứ X: việc hiểu KTTN
tiếp tục gắn liền với khái niệm TPKT. ĐCSVN xác định có 5 TPKT: KTNN, KTTTH, KTTN (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), KTTBNN, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
KTTN gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, được xác định có vai trò quan trọng, là động lực của nền kinh tế.
Quan điểm của ĐCSVN tại ĐHĐBTQ lần thứ XI: việc hiểu KTTN tiếp tục gắn liền với khái niệm TPKT. ĐCSVN xác định KTTN có vai trò quan
trọng, là động lực của nền kinh tế.
Quan điểm của ĐCSVN tại ĐHĐBTQ lần thứ XII và ĐHĐBTQ lần thứ XIII: việc hiểu KTTN tiếp tục gắn liền với khái niệm TPKT. ĐCSVN xác
định KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các TPKT bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật...
Sau khi tham khảo các tài liệu, theo tác giả, KTTN có thể được khái quát như sau: KTTN là thành phần kinh tế gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và
KTTBTN hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dựa trên vốn sở hữu tư nhân.
2.1.2.Tính tất yếu tồn tại của kinh tế tư nhân
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tại Việt Nam hiện nay, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam và phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thế giới, do đó KTTN tồn tại là tất yếu khách quan và do các lí do sau:
Thứ nhất: Theo qui luật quan hệ sản xuất (QHSX) phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) đặt ra yêu cầu QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay trình độ LLSX cònthua xa các nước tiến bộ, chưa phát triển, không đồng đều giữa các ngành, các vùng và trong nội bộ từng vùng cho nên hình thành nền kinh tế nhiều thành phần là tất yếu khách quan, và trong đó KTTN là một thành phần quan trọng.
Thứ hai: Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, trong xã hội tồn
tại đan xen cả yếu tố cũ và yếu tố mới. Trong quá trình hình thành, phát triển các TPKT xuất hiện những TPKT mới, cũng như những bộ phận, những yếu tố của thời kỳ trước để lại. KTTN bao gồm kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, KTTBTN là những bộ phận có cả trong thời kỳ trước và vừa nảy sinh trong công cuộc đổi mới.
Việt Nam, nền KTTT nói chung và KTTT định hướng XHCN nói riêng đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam thì KTTN càng ngày phát triển và có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển KT-XH.
Thứ tư: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, sự
phát triển KTTN là xu hướng phát triển khách quan của kinh tế thế giới và xu hướng ấy đang tác động vào các nước. Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới thì KTTN là một trong những thành phần kinh tế rất quan trọng trong việc đóng góp vào các vấn đề KT-XH cũng như thúc đẩy sự phát triển chung về kinh tế của quốc gia.
2.1.3.Đặc điểm của kinh tế tư nhân
Các nghiên cứu trên thế giới cho rằng, một nền kinh tế thị trường hoạt động tốt phải có 5 đặc điểm sau: (i) thị trường phải phân phối các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất; (ii) phải tạo ra những nguồn lực mới và đổi mới quá trình xử lý; (iii) phải thích nghi nhanh chóng và có hiệu quả với các hoàn cảnh luôn khác nhau; (iv) duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và tránh được những rủi ro trong nền kinh tế thị trường như tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát cao; (v) Tạo ra hiệu quả xã hội mong muốn và tránh phân hóa giàu nghèo quá mức.
KTTN ở Việt Nam là một vấn đề khá nhạy cảm trong giai đoạn trước và sau “đổi mới” (1986) với cách hiểu và nhìn nhận đôi khi rất không đồng nhất. Tuy vậy KTTN vẫn đã được thừa nhận và trưởng thành trong thời gian qua, trong quá trình“đổi mới” đó nền kinh tế quốc dân đã tự kiểm chứng và cho thấy sự cần phải phát triển đa dạng các thành phần kinh tế. Mỗi thành phần kinh tế tồn tại trong nền KTTT ở Việt Nam đều có những đặc điểm riêng của nó, trong đó KTTN Việt Nam có các đặc điểm như sau:
liệu sản xuất. Quy mô và hình thức sở hữu rất đa dạng: sở hữu tư nhân một chủ (dưới hình thức DNTN), sở hữu hỗn hợp (dưới các hình thức: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh).
Thứ hai, bộ máy và đội ngũ quản lý gọn nhẹ và rất năng động, bộ máy
tổ chức điều hành doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp quyết định; có thể tự điều hành hoặc thuê mướn người điều hành doanh nghiệp.
Thứ ba, việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư và sản xuất, phân phối sản phẩm
do chủ doanh nghiệp tự quyết định. Quy mô, số lượng sản phẩm sản xuất phụ thuộc vào năng lực tài chính, khả năng vốn của doanh nghiệp và hầu hết các sản phẩm sản xuất ra trước hết là nhằm phục vụ cho thị trường trong nước.
Tuy vậy, đặc điểm nổi bật của KTTN nước ta là tuyệt đại đa số các DN còn nhỏ và yếu, năng suất, năng lực cạnh tranh còn thấp, thời gian hoạt động còn ngắn trong bối cảnh môi trường sản xuất kinh doanh chưa ổn định và còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro bất khả kháng.
Hiện nay, tuy KTTN ở Việt Nam đã được thừa nhận và khuyến khích phát triển nhưng các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ chiếm đại đa số nên thực sự còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Đó sẽ một khó khăn và thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
2.1.4.Vai trò của kinh tế tư nhân
Sau 35 năm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý nền kinh tế, KTTN Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi đầy sinh lực với một sức bật mạnh mẽ. Theo nghiên cứu của tác giả, hiện nay KTTN có rất nhiều đóng góp đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
lượng lớn, khơi dậy một bộ phận tiềm năng lớn tham gia vào sản xuất xã hội, thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và tận dụng tối ưu các nguồn lực của địa phương… Từ đó góp phần vào ổn định, phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Thứ hai: KTTN gắn liền với lợi ích cá nhân khá chặt chẽ nên tạo ra một