Tổng quan về văn bản ĐVSKTT và quan điểm của học giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của sử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư (Trang 33 - 38)

7. Cấu trúc của Luận án

2.1.1. Tổng quan về văn bản ĐVSKTT và quan điểm của học giới

Văn bản ĐVSKTT hiện đƣợc lƣu trữ tại một số kho sách, thƣ viện, trƣớc hết là kho sách Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Trong bộ Di sản Hán Nôm Thư mục

đề yếu doTrần Nghĩa và Francois Gos (đồng chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 1993,

có 5 bản sau: [18]

ĐVSKTT, kí hiệu A.3/4, bản Quốc tử giám, khắc in ở thời Nguyễn; ĐVSKTT, kí hiệu A. 2694/1-7, bản Quốc tử giám, khắc in ở thời Nguyễn; ĐVSKTT, kí hiệu VHv.179/1-9, bản Quốc tử giám, khắc in ở thời Nguyễn; ĐVSKTT, kí hiệu VHv.1499/1-9, bản Quốc tử giám, khắc in ở thời Nguyễn;

ĐVSKTT, kí hiệu VHv.2330-1336, bản NCQB, khắc in.

Thƣ viện Quốc gia, Việt Nam hiện lƣu trữ một bộ ĐVSKTT, bản Quốc tử giám chƣa hoàn chỉnh chỉ có 8 quyển, từ quyển 11 đến quyển 18, ký hiệu: R.3653, R.255, R.256, R.3650, R.3558, R.3559, R.3557, R.3113. [116]

Tại một số thƣ viện ở Pháp, có 7 bản sau: [18]

Paris.EFEO.VIET/A.Hist.1 (1-11), bản Quốc tử giám Paris.EFEO.MF.III 59-30 (A.3), bản Quốc tử giám Paris BN VIETNAMIEN A.31, bản Quốc tử giám Paris BN VIETNAMIEN A.102, bản Quốc tử giám Paris. SA.HM.2197 A. (1-7), bản Quốc tử giám Paris. SA. HM.B (1-6), bản Quốc tử giám

Tại Nhật Bản, Trần Kinh Hoà sƣu tập, nghiên cứu chỉnh lý ĐVSKTT đã tham khảo 7 bản lƣu trữ khắc in ở Việt Nam, nhƣng chƣa ghi ký hiệu,ngoài bản NCQB của Paul Démiville ra, còn có 6 bản ĐVSKTT khác. [100, tr.51]

Hiện nay mới phát hiện 2 bản NCQB lƣu trữ tại Văn khố Tƣ Đạo (斯道文庫) của Trƣờng đại học Keio(慶應義塾大學), ký hiệu là 322/10 và 321/4, bản lƣu trữ tại Đại học Tenri天理大學 (xem thêm ở mục 2.2.3.5).

Tại Trung Quốc, theo nghiên cứu của Lƣu Ngọc Quân trong công trình Nghiên

cứu văn hiến học cổ tịch Hán Nôm Việt Nam/越南漢喃古籍的文獻學研究, thì

không có bản ĐVSKTT nào lƣu trữ ở Trung Quốc.

Qua thông tin trên, hiện tại NCS biết đƣợc văn bản ĐVSKTT đƣợc lƣu trữ ở Việt Nam và nƣớc ngoài nhƣ sau:

Việt Nam 6 bản: Viện Nghiên cứu Hán Nôm 5 bản, Thƣ viện quốc gia 1 bản; Pháp 7 bản và Nhật Bản 7 bản.

Trong số văn bản này, NCS chọn bản Paris. SA.PD.2310 (1-15), bản NCQB của Paul Démiville. Nguyên văn văn bản này đƣợc in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1993 và 2011.

Về bộ ĐVSKTT, năm 1479, Ngô Sĩ Liên hoàn thành việc biên soạn bộ sử này trong suốt 15 năm, trên cơ sở đó Tổng tài Quốc sử Vũ Quỳnh biên soạn bộ Đại Việt thông giám thông khảo, hoàn thành vào năm 1511, là bộ quốc sử quý của nhà Lê. Hai bộ sử này đều chƣa đƣợc khắc in, trong đó, công trình của Vũ Quỳnh bị thất truyền.

Vào niên hiệu Cảnh Trị thứ 3 (1665), Phạm Công Trứ soạn lại bộ ĐVSKTT

gồm 15 quyển của Ngô Sĩ Liên và bổ sung thêm, thành 23 quyển. Phần biên chép từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng đƣợc gọi là Bản kỷ thực lục本紀實錄. Phần biên chép từ Lê Trang Tông đến Lê Thần Tông thì gọi là Bản kỷ tục biên本紀續編. Niên hiệu Chính Hòa thứ 18 (1697), Lê Hy tiếp nối công trình của Phạm Công Trứ để biên soạn quyển thứ 24, đồng thời tiến hành khắc in bộ quốc sử này. Đây chính là bản đƣợc gọi là ĐVSKTT bản Chính Hoà.

Trong bài tựa bộ sử do Phạm Công Trứ biên soạn, ông đã chỉ rõ rằng ―soạn thành sách sử và khắc in ban hành 述為成書,鋟梓頒行‖ [37, tr.15]. Nhƣ vậy, có

thể hiểu là Phạm Công Trứ đã cho in ấn và phát hành cả 23 quyển của bộ này. Tuy nhiên, Lê Hy lại cho rằng sách sử của Phạm Công Trứ chƣa hoàn thành việc khắc in mà chỉ mới hoàn thành khoảng từ 50% tới 60% ―giao cho khắc in, mười phần mới được chừng năm, sáu. Nhưng công việc chưa xong, sách còn cất giữ ở Bí các.付諸

刊刻十纔五六,第事未告竣,猶藏於秘閣‖ [37, tr.93] [42, tr.11] và Lê Hy là

ngƣời tiếp tục công việc, cho khắc in toàn bộ bộ sử để ban hành trong nƣớc.

Đây là bộ khắc in công phu nhất và vô cùng quý giá, nên chắc chắn đƣợc bảo quản và lƣu giữ về sau. Tuy nhiên, không biết rõ bộ ván in này có đƣợc lƣu giữ trọn vẹn hay không và đƣợc đời sau sử dụng in ấn nhƣ thế nào. Thực tại, có bản in đƣợc ghi là khắc in năm Chính Hòa 18 (1697) và trang bìa có chữ NCQB. Vậy Bản in NCQB này có phải là bản in Chính Hòa hay không còn là câu hỏi có giải đáp không thống nhất.

Hình ảnh sau đây là bản khắc in ĐVSKTT có trang bìa là NCQB đƣợc ghi là khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Bản in sách hiện đƣợc lƣu giữ tại Hội Á Châu ở Paris (Ảnh1.1).

Ảnh 1.1: Bản Démiville, lưu trữ tại Hội Á Châu ở Paris

Năm 1977, Trần Kinh Hoà công bố ―Văn bản và biên soạn của ĐVSKTT‖ bằng tiếng Nhật. Trong bài viết này, ông đã khảo sát các văn bản ĐVSKTT mà mình đã từng đƣợc tiếp xúc và xác nhận bản khắc in lƣu trữ ở Thƣ viện của Trƣờng đại học Thiên Lý, Nhật Bản là văn bản sớm nhất. Tuy nhiên, bản NCQB chƣa hoàn chỉnh.

Trần Kinh Hòa đã lấy bản của Thƣ viện Thiên Lý làm bản nền để khảo đính nội dung của ĐVSKTT. [101]

Năm 1978, Trần Kinh Hòa có đƣợc bản NCQB tại nhà Paul Démiville (đƣợc Paul Démiville tặng bản chụp nguyên văn chữ Hán). Trần Kinh Hòa dùng làm bản chỉnh lý của ĐVSKTT, ông đã lấy bản của Démiville thay cho bản của Thƣ viện Thiên Lý. [100, tr.16] Qua khảo sát, Trần Kinh Hoà cho rằng bản của Démiville không phải bản Chính Hòa, vì bản này không có chữ húy của Lê hoàng và chúa Trịnh, chữ khắc không thống nhất và thể lệ và cũng khác với các bản khác. Năm

1987, Trần Kinh Hoà viết bài 校合本・大越史记全书』の刊行とその体裁・凡例

についてtổng kết kinh nghiệm về công tác của hiệu hợp bản ĐVSKTT và phản ánh tƣ tƣởng sử học của mình. [102]

Năm 1983, Phan Huy Lê mang một bản chụp và bản ảnh của bộ ĐVSKTT từ Pháp về Việt Nam và công bố một bài viết về văn bản này. Dựa trên đặc điểm văn bản này có đóng dấu PAUL DÉMIVILLE, có thể xác định đƣợc bản này chính là bản Démiville nhƣ đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, ngƣợc lại với Trần Kinh Hoà, Phan Huy Lê căn cứ vào chữ Nội các và sự thiếu vắng các chữ huý thời Nguyễn để đƣa ra nhận định rằng bản này chính là bản Chính Hòa.[13]

Tiếp đó, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức phiên dịch bản Démiville sang tiếng Việt. Quyển thứ nhất đƣợc xuất bản năm 1983, tiếp đó tới năm 1985 xuất bản quyển thứ 2. Bài chuyên khảo về văn bản và tác giả của Phan Huy Lê đã thu hút nhiều sự quan tâm của học giới.

Ngày 16 tháng 4 năm 1988, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo về văn bản Nội các quan bản ĐVSKTT. Kết luận cuối cùng xác quyết: bản NCQB thuộc hệ thống bản Chính Hòa, nhƣng không phải nguyên bản mà là bản khắc in trong thời Lê -Trịnh, có nhiều giá trị. [9]

Năm 1993, Nhà xuất bản Khoa học xã hội in bản dịch kèm ảnh ấn bản NCQB của Démiville, đồng thời in lại bài tựa của Phan Huy Lê đã sửa chữa dựa trên bản

đã công bố trƣớc đó, xác định NCQB là bản Chính Hoà. Bìa bộ sách này cũng ghi rõ ―Dịch theo bản khắc năm Chính Hòa thứ 181697)”. (Ảnh 1.2)

Ảnh 1.2: Bản dịch tiếng Việt và chụp ảnh chữ Hán NCQB dựa trên bản của Démiville,

NXB.KHXH xuất bản năm 1993, Tập IV in năm 2011.

Năm 1999, Bùi Thiết trong công trình Đối thoại sử học công bố bài Sách ĐVSKTT bản nội các quan bản không phải được khắc in từ năm 1697, bài này đƣợc triển khai từ bài phát biểu trong Tọa đàm khoa học do Ủy ban khoa học xã hội tổ chức, dựa trên cơ cấu Nội các của nhà Nguyễn, ông cho rằng ĐVSKTT bản Nội các quan bản không phải khắc in ở năm 1697, mà đến năm thứ 9 niên hiệu Tự Đức (1856) mới đƣợc sử quán Huế khắc in. Tuy nhiên ông cho rằng, bản này vẫn thuộc hệ thống bản Chính Hoà. [31, tr.314-317] Tiếp đó, Lê Trọng Khánh có bài Quan hệ biện chứng về niên đại bộ ĐVSKTT Bản in Nội các quan bản và vấn đề chủ quyền quốc gia về di sản văn hoá dân tộc, nhằm ủng hộ quan điểm của ông Bùi Thiết. [31, tr.318-325].

Năm 2003, học giả Nhật Bản là Hasuda Takashi蓮田隆志 công bố bài viết đồng thuận với quan điểm của Phan Huy Lê khi cho rằng NCQB là bản Chính Hòa, nhƣng cũng nêu thêm rằng bản Démiville có thể đƣợc khắc in sau niên đại Chính Hòa. [97]

Năm 2008, học giả Nga tên là A.L.Fedorin xuất bản công trình nghiên cứu về văn bản ĐVSKTT, nhận định rằng soạn giả của NCQB là Ngô Thì Sĩ và Phạm Nguyễn Du vào thế kỷ 18. Nhóm soạn giả đã căn cứ vào bản quốc sử cũ để biên soạn một văn bản đƣợc dùng nhƣ là một bộ sách giáo khoa và chủ đích khắc chữ ―Nội các quan bản‖ ở trang bìa để nâng cao quyền uy của nó. Nghiên cứu của Fedorin căn cứ trên văn bản số SA.PD 2310 tức là bản Démiville. [111, tr. 76-77]

Có thể thấy, các học giả Việt Nam và quốc tế có quan điểm khác nhau về vấn đề niên đại khắc in của NCQB. Chúng tôi xin trình bày quan điểm của mình ở những phần tiếp sau của chƣơng này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp Viết sử của sử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)