7. Cấu trúc của Luận án
1.8. Nhận xét đánh giá và định hƣớng nghiên cứu
ĐVSKTT là bộ quốc sử vô cùng quan trọng thời Lê, kế thừa bộ ĐVSK từ thời Trần do nhóm Lê Văn Hƣu soạn và chính thức biên soạn thành ĐVSKTT vào thời Lê sơ do nhóm Ngô Sĩ Liên soạn, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện và in ấn dƣới niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) vua Lê Hy Tông. Trải qua quá trình sử dụng và chỉnh
lý, biên soạn bổ sung và hoàn thiện, in ấn, lƣu truyền khá dài, nên để lại không ít vấn đề về niên đại học và văn bản học, cũng nhƣ phƣơng pháp, nội dung tƣ tƣởng của soạn giả qua các giai đoạn. Chính vì vậy, bộ sử này đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam và nƣớc ngoài hết sức chú trọng và thực tế có rất nhiều nghiên cứu đã công bố nhƣ giới thiệu ở trên.
Những nghiên cứu về nội dung, giá trị tƣ liệu bộ sử này thì khá nhất quán, đều khẳng định ý nghĩa cao của bộ sử này trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam, cũng nhƣ quan điểm viết sử của sử gia trƣớc đây.
Vấn đề niên đại bản in Nội Các quan bản cũng còn một số ý kiến chƣa hoàn toàn thống nhất.
Vì vậy, định hƣớng nghiên cứu của đề tài là góp phần làm rõ hơn vấn đề văn bản và truyền bản của bộ ĐVSKTT. Vấn đề nghiên cứu văn bản không chỉ thuần túy dựa vào một vài chi tiết của bộ sách, mà đi sâu phân tích từng từng trang sách, từng vấn đề đƣợc đề cập đến. Đồng thời cũng cần phân biệt bản khắc in với bản giấy đƣợc in ra. Bởi bản khắc có thể có niên đại sớm, còn sách đƣợc in ra thì có thể muộn hơn về sau, nên không tránh khỏi sự thêm bớt khi in ấn.
Về văn bản, luận án chọn văn bản ĐVSKTT bản in Chính Hòa tại Pháp làm bản nền để khảo sát. Ƣu điểm nổi bật của bản này là bản in rõ ràng, đầy đủ. Đồng thời luận án đi sâu phân tích phƣơng pháp viết sử của các sử gia trong bộ ĐVSKTT qua tƣ tƣởng biên soạn của họ. Trên cơ sở đó rút ra những nghiên cứu về tƣ tƣởng, tinh thần dân tộc thể hiện trong bộ quốc sử này.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng này, chúng tôi đã trình một cách khái quát các nghiên cứu, giới thiệu liên quan đến bộ quốc sử ĐVSKTT. Qua các công trình Thƣ mục học, chúng ta biết đƣợc tác phẩm này đƣợc bảo quản tại kho sách Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm và một số thƣ viện khác ở Việt Nam và nƣớc ngoài. Các nghiên cứu cũng cho thấy quá trình phiên dịch, xuất bản, giới thiệu bằng tiếng Việt tại Việt Nam, khảo cứu và giới thiệu bằng tiếng nƣớc ngoài ở nƣớc ngoài. Đặc biệt các công trình nghiên cứu xung quanh bản ĐVSKTT bản Nội các quan bản lƣu giữ tại Pháp đƣợc giới thiệu tại Việt Nam năm 1993. Qua đó cũng thấy đƣợc không chỉ ở Pháp mà ở Nhật Bản cũng có bản in tƣơng tự bản Nội các quan bản.
Những đánh giá về văn bản có đôi chỗ chƣa nhất quán, nhƣng về mặt giá trị, nội dung tƣ liệu, tƣ tƣởng biên soạn bộ sử này đều đƣợc nhận định khá thống nhất, cho rằng đây là bộ sử chính thống, nguồn sử liệu quý giá nghiên cứu chính trị, lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội Việt Nam.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của ngƣời đi trƣớc, luận án đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến văn bản, phƣơng pháp biên soạn bộ sách này sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng sau.
Chƣơng 2
KHẢO SÁT VĂN BẢN VÀ TRUYỀN BẢN ĐVSKTT
Chƣơng này khái quát về các văn bản ĐVSKTT hiện đƣợc bảo quản tại các thƣ viện ở Việt Nam và nƣớc ngoài. Trên cơ sở đó xác định bản nền để phân tích, giám định văn bản, tiêu biểu là bản NCQB.