6. Cấu trúc của luận văn
2.2 Phân tích môi trường bên ngoài của VNPT Vũng Tàu
2.2.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố về kinh tế, chính trị, luật pháp, môi trường tự nhiên, xã hội, dân số và văn hóa... sẽ tạo nên những cơ hội và thách thức đối với VNPT Vũng Tàu.
2.2.1.1 Yếu tố chính trị - pháp luật:
Những năm gần đây, nền kinh tế và chính trị của nước ta tương đối ổn định và phát triển mạnh, tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các công ty cũng như VNPT Vũng Tàu, bởi sẽ có nhiều đối tác liên doanh, liên kết làm ăn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
48
Bộ Truyền thông & Thông tin tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích cạnh tranh, giảm độc quyền bằng nhiều chính sách, quản lý bằng Pháp lệnh bưu chính viễn thông tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới đi lên. Về xu hướng quản lý giá cho thấy giá cước sử dụng dịch vụ di động cũng như cước viễn thông liên tục giảm.
Khi thị trường di động Việt Nam chưa bão hoà, các doanh nghiệp chạy đua để giành giật thị phần, phát triển thuê bao thì công cụ hữu hiệu nhất mà các nhà cung cấp đang sử dụng hiện nay là giảm giá cước dịch vụ vì mức cước hiện nay vẫn còn có thể giảm được nữa.
Xu hướng giảm giá cước viễn thông vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường di động. Cùng với hội nhập kinh tế như hiện nay thì sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào khai thác thị trường di động đầy tiềm năng của chúng ta và do đó cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn. Doanh nghiệp nào không có chiến lược đúng đắn sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi trên thương trường.
2.2.1.2 Yếu tố kinh tế
- Tình hình tăng trưởng GDP
Kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 cho thấy những tín hiệu phục hồi sau dịch Covid-19. Với kỳ vọng dịch bệnh sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt trong năm 2021 và lộ trình phân phối vaccine trở nên rõ ràng hơn trong nửa cuối năm 2021, GDP sẽ tiếp tục đà tăng trưởng tích cực. Trong đó, có 3 động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế là sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước, tác động từ các hiệp định thương mại và làn sóng đầu tư FDI. Rủi ro lớn nhất trong năm 2021 tiếp tục là dịch Covid-19 và khả năng phân phối của vắc-xin, cáo buộc thao túng tiền tệ có thể dẫn đến khả năng áp thuế toàn diện đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ và rủi ro bị hạ bậc tín nhiệm.
Sự ổn định vĩ mô đã được chú trọng và duy trì xuyên suốt năm 2020 mặc dù xuất hiện những áp lực về lạm phát và điều hành tỷ giá. Kết hợp với 1 số yếu tố thuận lợi khách quan bên ngoài, và những thay đổi trong điều hành tỷ giá của NHNN sau khi bị Mỹ cáo buộc
49
thao túng tiền tệ, KBSV nhận định tỷ giá và lạm phát sẽ tiếp tục biến động trong tầm kiểm soát và không vượt ra ngoài mức mục tiêu Chính phủ.
Kinh tế Việt Nam đã phục hồi tốt hơn kỳ vọng trong nửa cuối năm và là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng GDP dương tính đến thời điểm hiện tại. Việc kiểm soát tốt dịch bênh đồng thời tận dụng được các yếu tố nội tại (tiêu dùng nội địa và đầu tư công) và lợi thế nằm trong chuỗi giá trị (xuất khẩu) là nhân tố giúp Việt Nam trở thành điểm sáng trong khu vực và thế giới. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP 2020 ước tính tăng 2.9% YoY, mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.
Hình 2.2. Tăng trưởng GDP 9 tháng 2020 của Việt Nam và các nước đối tác lớn (%) (Nguồn: Bloomberg, KBSV)
Trong năm 2021, kỳ vọng dịch Covid vẫn được kiểm soát tương đối tốt ở Việt Nam. Vắc-xin hiện tại đã phân phối tại một số nước phát triển với số lượng hạn chế và được kỳ vọng phân bố diện rộng, đến được những quốc gia có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam sớm nhất cũng vào nửa sau của 2021. Do vậy, hoạt động dịch vụ, du lịch, lưu trú chưa thể hồi phục như thời điểm trước dịch và việc mở cửa cho các đường bay quốc tế cũng sẽ giới hạn trọng nhóm các quốc gia kiểm soát tốt dịch. Với kịch bản cơ sở như trên, tăng
50
trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam được dự báo đạt 6.6%. Các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng bao gồm tiêu dùng nội địa, hồi phục hoạt động sản xuất chế biến chế tạo, các hiệp định FTAs, và sự quay lại của dòng vốn FDI. Trong khi đó, rủi ro sẽ đến từ việc áp thuế bổ sung của Mỹ và nguy cơ bị hạ xếp hạng tín nhiệm do nợ công cao.
Ba hiệp định thương mại lớn nhất mà Việt Nam đã tham gia và ký kết trong vòng 2 năm qua là CTTPP, EVFTA và RCEP. Trong đó, đáng chú ý là CTTPP và EVFTA đã có hiệu lực từ 2019 và 2020, mở đường cho việc gia tăng thương mại giữa EU, 6 nước đối tác trong CTTPP và Việt Nam. EVFTA đã loại bỏ gần 99% thuế hải quan giữa hai nước với lộ trình 8 năm trong khi CTTPP cam kết xóa 97% - 100% hàng hóa từ Việt Nam tùy từng đối tác với lộ trình 16 năm. Điểm khác biệt trong RCEP là quy tắc xuất xứ, khi Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN là những đối tác chính Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên RCEP sẽ có thể đáp ứng điều kiện xuất xứ một cách dễ dàng hơn. Như vậy, các hiệp định FTAs sẽ tạo ra một sự thúc đẩy rất cần thiết cho các ngành công nghiệp của Việt Nam và việc xóa bỏ thuế quan sẽ có lợi cho các ngành xuất khẩu chủ lực, bao gồm sản xuất điện thoại và các sản phẩm điện tử, dệt may, da giày, nông sản (gạo và cà phê) và thủy sản (cá da trơn và tôm).
- Tình hình lạm phát
Lạm phát đã được kiểm soát tương đối tốt trong năm 2020 nhờ các biện pháp kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ mặc dù áp lực gia tăng do giá thực phẩm tăng mạnh. Chỉ số CPI bình quân 2020 tăng 3.2% YoY, thấp hơn tương đối nhiều so với mức trần 4.0% của Chính phủ. Nếu tính riêng theo Quý, chỉ số lạm phát bình quân hạ nhiệt tương đối mạnh trong 6 tháng cuối năm xuống chỉ còn 1.4% trong Quý 4 từ mức 5.6% vào Quý 1. Lạm phát cơ bản cũng có xu hướng giảm dần, với tốc độ chậm hơn. Lạm phát cơ bản bình quân 2020 đạt 2.3%, nằm trong khoảng cho phép 2.0% - 2.5% của Chính phủ.
- Tình hình lãi suất và chính sách tiền tệ
Để đối phó với dịch Covid-19 và kích cầu tín dụng, NHNN quyết định hạ lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp vào tháng 3, tháng 5 và 10 với tổng mức giảm là 150 bps đối với
51
lãi suất tái cấp vốn, cũng như hạ trần lãi suất huy động dưới 6 tháng từ 80- 100bps. Bên cạnh đó, NHNN hoãn siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thêm 1 năm để cho các ngân hàng không bị chịu áp lực cơ cấu lại nguồn vốn trong bối cảnh các NHTM phải hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt thanh khoản, thông qua việc giảm lãi suất cho vay, giãn nợ và cơ cấu lại nợ. Xét về tổng thể, các chính sách tiền tệ nhằm đối phó với dịch Covid-19 của NHNN vẫn ở mức nhẹ hơn so với các nước trong khu vực và chủ yếu sử dụng nguồn lực từ các NHTM, do vậy mức tác động đến cung tiền là không nhiều như các quốc gia khác. Đây là những chính sách tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế của NHNN, mang tính chất nới lỏng có kiểm soát nhằm tránh những hệ lụy về sau như nợ xấu và bong bóng giá tài sản như giai đoạn 2009 – 2011.
Chính sách tiền tệ được dự báo sẽ duy trì trạng thái nới lỏng trong năm 2021 nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình gặp khó khăn. Nhiều khả năng NHNN sẽ hạ lãi suất điều hành thêm 1 lần nữa trong nửa đầu năm 2021, khi áp lực giá tiêu dùng vẫn chưa đáng lo ngại. Tăng trưởng M2 sẽ tăng nhẹ so với năm 2020, dự kiến đạt 14% và nằm trong biên độ NHNN duy trì từ năm 2018. Mức tăng trưởng này được đánh giá là vừa đủ để có thể cung cấp một lượng tiền lớn vào nền kinh tế (khoảng 1.5 triệu tỷ đồng) và không tạo áp lực lên bong bóng giá tài sản.
2.2.1.3 Yếu tố khoa học công nghệ
Nhìn chung, xu hướng phát triến công nghệ của VNPT Vũng Tàu đã theo những xu hướng phát triển công nghệ tiên tiến trên thế giới do đó chất lượng dịch vụ sẽ ngày càng nâng cao, nhiều dịch vụ mới sẽ ra đời với chi phí ngày càng giảm. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng là lý do tất yếu của sự dư thừa số lao động năng lực và trình độ thấp. Việc sắp xếp, bố trí công ăn việc làm cho số lao động này là một bài toán khó cho VNPT Vũng Tàu . Vì vậy, việc tiếp tục khai thác các lợi thế của kỹ thuật công nghệ sẽ phải thực hiện song song với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, thoả mãn các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
52
Khoa học công nghệ có bước phát triển như vũ bão, mỗi ngày thế giới lại chứng kiến một loạt những phát minh mới hoặc những cải tiến mới làm thay đổi toàn cảnh khoa học công nghệ của thế giới. Công nghệ trong lĩnh vực viễn thông cũng vậy, các thế hệ công nghệ liên tiếp được nghiên cứu và thử nghiệm rồi được ứng dụng vào khai thác dịch vụ di động. Hiện tại Viettel, VNPT, Mobifone cũng vừa thử nghiệm thành công dịch vụ 5G. Các nhà mạng đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhằm thu hồi vốn nhanh công nghệ 3G để tiến tới nâng cấp hoàn toàn lên công nghệ 5G.
Như vậy doanh nghiệp khai thác dịch vụ viễn thông phải chú ý đến xu hướng thay đổi công nghệ của thị trường thế giới để lựa chọn và đầu tư công nghệ cho mình, tránh trở thành người đi sau trong cung cấp dịch vụ di động.
2.2.1.4 Yếu tố văn hoá xã hội
Dân số địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2014 là 1.059.537 người. Dân số thành thị chiếm 50,52% dân số toàn tỉnh. Nam giới chiếm 49,91% dân số toàn tỉnh. Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm 70,13%. Mật độ dân số 533 người/km2. Dân cư phân bố không đều. Mật độ dân số cao nhất là ở thành phố Vũng Tàu lên tới 1.771 người/km².Dân số thành thị chiếm 44,9%, dân số nông thôn chiếm 55,1%.
Các hộ dân trong khu vực nhìn chung có mức sống khá hơn các hộ dân trong cả nước. Điều này ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các dịch vụ viễn thông và khả năng chi trả tiền sử dụng dịch vụ cho đơn vị cấp.
2.2.1.5 Tổng hợp phân tích môi trường vĩ mô
Trên cơ sở khung pháp lý và định hướng phát triển ngành viễn thông của Nhà nước, trong nền kinh tế thị trường mở cửa có thể thấy rõ những thách đối với VNPT Vũng Tàu . Từ việc phân tích những yếu tố của môi trường vĩ mô trên có thể tổng kết các cơ hội và thách thức đối với VNPT Vũng Tàu như sau:
53
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp phân tích môi trường vĩ mô
(Nguồn : Kết quả phân tích của tác giả)
2.2.2 Phân tích môi trường ngành
2.2.2.1 Phân tích ảnh hưởng của nhà cung cấp
Chất lượng là chìa khóa thành công cho tương lai của các dịch vụ viễn thông trong những năm tới đây, vì nó tạo sự tin cậy và là điều kiện để phát triển. Có nhiều cơ hội cho ngành viễn thông mà đại điện là VNPT Vũng Tàu nhưng liệu VNPT Vũng Tàu đã tạo được các điều kiện phù hợp để hưởng lợi từ các cơ hội này. Một trong các điều kiện này là tạo sự tin cậy của mọi đối tượng khách hàng, từ doanh nghiệp tới người dân trên địa bàn đối với dịch vụ viễn thông mà mình cung cấp. Ngoài ra, còn phải kể đến các điều kiện về mạng lưới, thiết bị phải được nâng cấp, cung cấp kịp thời đúng thời gian để tuân thủ và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Nhà cung cấp chủ yếu thiết bị viễn thông cho VNPT Vũng Tàu là các hãng viễn thông nổi tiếng trên thế giới như: Motorola của Mỹ, Siemen của Đức, Alcatel của Pháp, Ericson của Thụy Điển, Fujitsu của Nhật, Huawei, ZTE của Trung Quốc…Một số nhà cung cấp trong nước và liên doanh với nước ngoài nhưng chủ yếu là sản xuất các thiết bị phụ trợ hoặc lắp ráp như cáp đồng, cáp quang, card tổng đài, antenna, trạm BTS…Mỗi nhà cung
54
cấp đều có một lợi thế nhất định về chủng loại thiết bị và dịch vụ mà mình cung ứng và khi đã sử dụng thiết bị của một nhà cung cấp sau thời gian cần nâng cấp mở rộng đa phần phải sử dụng thiết bị của nhà cung cấp đang dùng.
Điều này, các nhà khai thác phần nào cũng bị động và lệ thuộc nhà cung cấp nhất là việc mở rộng, nâng cấp các hệ thống phần mềm. Việc này có thể khắc phục bằng cách trên một mạng, khu vực có thể sử dụng thiết bị của nhiều nhà cung cấp khác nhau. Lựa chọn thiết bị sao cho có thể thay thế lẫn nhau được để không quá lệ thuộc vào một nhà cung cấp nào.
Hơn nữa, với tiến trình mở cửa, thị trường viễn thông tại Việt Nam càng trở nên sôi động và gây được sự chú ý đối với nhiều tập đoàn trên thế giới. VNPT Vũng Tàu với quy mô, tiềm lực mạng lưới của mình và được sự hậu thuẫn của tập đoàn VNPT sẽ càng có khả năng gây sức ép cho các nhà cung cấp thiết bị về giá cả cũng như các điều kiện cung cấp. Việc có nhiều nhà cung ứng thiết bị tham gia thầu sẽ tạo nên môi trường cạnh tranh bình đẳng nhưng nếu có quá nhiều chủng loại thiết bị trên mạng cũng gây ra những vấn đề rắc rối không nhỏ như: tính tương thích giữa các chủng loại thiết bị khác nhau và có thể làm giảm chất lượng dịch vụ trên toàn mạng; số người vận hành, khai thác thiết bị sẽ tăng lên; công tác bảo dưỡng, ứng cứu cũng phức tạp hơn…Do vậy, việc hài hoà giữa đấu thầu mua thiết bị và quá trình khai thác, vận hành thiết bị lâu dài sau này cũng là một bài toán cần đặt ra khi lựa chọn thiết bị.
2.2.2.2 Phân tích ảnh hưởng của khách hàng
Khách hàng của các doanh nghiệp Viễn thông nói chung và VNPT Vũng Tàu nói riêng rất đa dạng phong phú, từ người dân đến các tổ chức (doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức phi kinh tế) vì thế VNPT Vũng Tàu phải nắm bắt nhu cầu cũng như những thói quen tiêu dùng của họ để có những biện pháp thích ứng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng. Yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông ngày một tăng cao cả về chất lượng dịch vụ cũng như giá cước dịch vụ. Thực tế hoạt động của VNPT Vũng Tàu trong những năm qua chịu ảnh hưởng của khách hàng trong những nội dung sau:
55
- Chất lượng sản phẩm: Là những tính năng, tác dụng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với điều kiện kỹ thuật nhất định nhằm thoả mãn những yêu cầu mà nhà cung cấp đã cam kết với người sử dụng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ viễn thông mà khách hàng quan tâm đến ở đây bao gồm:
o Chất lượng thông thoại. o Thời gian kết nối, chờ đợi. o Vùng phủ sóng.
o Tỷ lệ cuộc gọi thành công. o Tốc độ truy cập 3G/4G/5G
- Chất lượng phục vụ: Mạng lưới các điểm phục vụ phân bố gần, thuận tiện với người