Các dịch vụ viễn thông cung cấp

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của VNPT vũng tàu giai đoạn 2021 – 2025 (Trang 43)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.3 Các dịch vụ viễn thông cung cấp

Với thế mạnh là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, là doanh nghiệp hàng đầu về VT – CNTT, VNPT Vũng Tàu đã thực hiện cung cấp các giải pháp tổng thể về cơ sở hạ tầng các dịch vụ VT – CNTT cho nhiều khu công nghệ cao, khu đô thị, các dự án nhà chung cư, trung tâm thương mại trên toàn thành. Hiện nay, hạ tầng mạng lưới rộng khắp của VNPT Vũng Tàu đã được triển khai tới 100% xã phường trên

44

toàn thành phố. Hệ thống giám sát quản lý chất lượng hiện đại giúp kịp thời hỗ trợ, đảm bảo các dịch vụ luôn hoạt động tốt cùng việc đảm bảo an toàn thông tin ở mức cao; dịch vụ phong phú và luôn được đổi mới với các loại hình dịch vụ như:

2.1.3.1 Điện thoại cố định

- Dịch vụ điện thoại cơ bản: Khách hàng dùng điện thoại cố định quay số truyền thống. Bao gồm điện thoại nội hạt, điện thoại liên tỉnh, điện thoại quốc tế IDD.

- Dịch vụ điện thoại cố dịnh không dây Gphone: Sử dụng các dịch vụ như điện thoại cố định thông thường nhưng không cần phải kéo dây cáp điện thoại vì dùng chung trạm phát sóng của mạng di động Vinaphone.

- Dịch vụ điện thoại VoIP 171, 1717, 1719: Đây là dịch vụ điện thoại theo phương thức IP (Internet protocol) với phạm vi liên lạc liên tỉnh, quốc tế tương tự dịch vụ điện thoại thông thường nhưng với giá cước rẻ, chất lượng ở mức chấp nhận được. Khách hàng sử dụng chỉ thêm mã 171, 1717, 1719 trước cách gọi thông thường.

- Dịch vụ nhắn tin cố định: Là dịch vụ cho phép thuê bao điện thoại cố định nhận và nhắn tin với nhau dưới dạng văn bản (text) hoặc với thuê bao điện thoại di động.

- Dịch vụ cộng thêm: Khách hàng dùng điện thoại cố định cộng thêm các dịch vụ: Chuyển cuộc gọi tạm thời, báo thức tự động, hiển thị số gọi đến,…

2.1.3.2 Điện thoại di động mạng Vinaphone

Đây là mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM với hai loại khách hàng sử dụng:

- Thuê bao trả trước: Sử dụng các loại thẻ trả trước và trừ tiền dần trong tài khoản simcard khi sử dụng. Bao gồm các loại: VinaCard, VinaDaily, VinaXtra…

45

- Ngoài ra còn có các dịch vụ gửi, nhận tin nhắn SMS cũng như các dịch vụ gia tăng của Vinaphone như: Chuyển vùng quốc tế, thông báo cuộc gọi nhỡ, nạp tiền bằng mã thẻ trả trước…

2.1.3.3 Dịch vụ Internet

- Dịch vụ MegaVNN: Là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng dựa trên công nghệ ADSL. Dịch vụ này được cung cấp trên đường cáp điện thoại và cho phép người sử dụng truy nhập Internet 24/24 với tốc độ cao mà không ảnh hưởng đến việc sử dụng điện thoại và fax.

- Dịch vụ FiberVNN: Là công nghệ truy cập Internet hiện đại nhất với đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang đến địa chỉ thuê bao giúp khách hàng sử dụng được đa dịch vụ trên mạng viễn thông chất lượng cao, kể cả dịch vụ truyền hình giải trí.

- Dịch vụ Metronet: Là dịch vụ của mạng đô thị băng rộng kết nối các khu công nghiệp, thương mại lớn, các công viên phần mềm, khu công nghệ cao, các khu đô thị mới, các khu cao ốc văn phòng với các điểm tập trung lưu lượng truyền số liệu. Metronet phục vụ đắc lực nhu cầu kết nối của các cơ quan quản lý nhà nước để phục vụ mục tiêu chính phủ điện tử, cải cách hành chính, đồng thời cung cấp hạ tầng xây dựng các mạng dùng riêng có băng thông rộng, đa dịch vụ cho doanh nghiệp, các ngân hàng, các tổ chức tài chính và các trường đại học.

- Dịch vụ MegaWan: Là dịch vụ kết nối mạng máy tính tại nhiều điểm cố định khác nhau trên diện rộng của các tổ chức, doanh nghiệp. Đây là mạng riêng ảo kết nối mạng riêng nội hạt, liên tỉnh, quốc tế để truyền số liệu, truyền dữ liệu thông tin rất tiện lợi và đáng tin cậy cho doanh nghiệp trong kinh doanh.

MegaWan rất cần thiết cho các tổ chức doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, nhiều điểm giao dịch cần phải kết nối truyền dữ liệu như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, công ty chứng khoán…

- Dịch vụ MyTV: Là dịch vu ̣truyền hình tương tác MyTV là dịch vụ truyền hình qua giao thức Internet dựa trên công nghệ IPTV (Internet Protocol Television), tín hiệu truyền

46

hình được chuyển hóa thành tín hiệu IP, truyền qua hạ tầng mạng băng thông rộng của VNPT đến thiết bị đầu cuối STB (Set – top – box : bô ̣ giải mã tín hiêụ truyền hình) và tới TV của khách hàng.

2.1.4 Mô hình tổ chức của VNPT Vũng Tàu

Bộ máy quản lý của VNPT Vũng Tàu được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, nghĩa là quyết định được thực hiện từ trên xuống dưới. Nhưng để đưa ra những quyết định thì Ban giám đốc phải có các phòng ban chuyên môn tham mưu.

Khối quản lý bao gồm phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế toán-Kế hoạch, phòng Đầu tư, phòng Điều hành-Nghiệp vụ, phòng Kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, hồ sơ sổ sách, kế toán, đầu tư và đưa ra các kế hoạch kinh doanh cho VNPT Vũng Tàu

Trung tâm Kinh doanh chịu trách nhiệm kinh doanh các dịch vụ VT-CNTT của VNPT Vũng Tàu và chăm sóc, hỗ trợ khách hàng.

Ban QLDA Công trình thông tin 1 và 2 chịu trách nhiệm thực hiện các dự án lắp đặt hệ thống VT-CNTT như các trạm BTS, các host và tổng đài cho VNPT Vũng Tàu Ban QLDA Công trình kiến trúc chịu trách nhiệm thiết kế, thực hiện các dự án về VT-CNTT cho các khu công nghệ cao, khu đô thị và trung tâm thương mại của thành phố.

Trung tâm Tin học chịu trách nhiệm quản lý hệ thống mạng lõi và viết các phần mềm quản lý phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh của VNPT Vũng Tàu. Ngoài ra cũng tư vấn, lắp đặt các hệ thống CNTT cho các đối tác khách hàng.

Trung tâm Điều hành thông tin chịu trách nhiệm quản lý hạ tầng VT-CNTT như trạm BTS, tổng đài và hỗ trợ các Trung tâm viễn thông trong việc lắp đặt hệ thống VT-CNTT cho khách hàng

Công ty Dịch vụ vật tư chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp các vật tư liên quan đến VT-CNTT cho các Trung tâm viễn thông.

Các trung tâm Viễn thông thực hiện cung cấp, lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng các Host, tổng đài, phục vụ khách hàng của VNPT Vũng Tàu.

47

Hình 2.1. Bộ máy tổ chức của VNPT Vũng Tàu

(Nguồn: VNPT Vũng Tàu)

2.2 Phân tích môi trường bên ngoài của VNPT Vũng Tàu 2.2.1 Môi trường vĩ mô 2.2.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố về kinh tế, chính trị, luật pháp, môi trường tự nhiên, xã hội, dân số và văn hóa... sẽ tạo nên những cơ hội và thách thức đối với VNPT Vũng Tàu.

2.2.1.1 Yếu tố chính trị - pháp luật:

Những năm gần đây, nền kinh tế và chính trị của nước ta tương đối ổn định và phát triển mạnh, tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các công ty cũng như VNPT Vũng Tàu, bởi sẽ có nhiều đối tác liên doanh, liên kết làm ăn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

48

Bộ Truyền thông & Thông tin tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích cạnh tranh, giảm độc quyền bằng nhiều chính sách, quản lý bằng Pháp lệnh bưu chính viễn thông tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới đi lên. Về xu hướng quản lý giá cho thấy giá cước sử dụng dịch vụ di động cũng như cước viễn thông liên tục giảm.

Khi thị trường di động Việt Nam chưa bão hoà, các doanh nghiệp chạy đua để giành giật thị phần, phát triển thuê bao thì công cụ hữu hiệu nhất mà các nhà cung cấp đang sử dụng hiện nay là giảm giá cước dịch vụ vì mức cước hiện nay vẫn còn có thể giảm được nữa.

Xu hướng giảm giá cước viễn thông vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường di động. Cùng với hội nhập kinh tế như hiện nay thì sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào khai thác thị trường di động đầy tiềm năng của chúng ta và do đó cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn. Doanh nghiệp nào không có chiến lược đúng đắn sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi trên thương trường.

2.2.1.2 Yếu tố kinh tế

- Tình hình tăng trưởng GDP

Kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 cho thấy những tín hiệu phục hồi sau dịch Covid-19. Với kỳ vọng dịch bệnh sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt trong năm 2021 và lộ trình phân phối vaccine trở nên rõ ràng hơn trong nửa cuối năm 2021, GDP sẽ tiếp tục đà tăng trưởng tích cực. Trong đó, có 3 động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế là sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước, tác động từ các hiệp định thương mại và làn sóng đầu tư FDI. Rủi ro lớn nhất trong năm 2021 tiếp tục là dịch Covid-19 và khả năng phân phối của vắc-xin, cáo buộc thao túng tiền tệ có thể dẫn đến khả năng áp thuế toàn diện đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ và rủi ro bị hạ bậc tín nhiệm.

Sự ổn định vĩ mô đã được chú trọng và duy trì xuyên suốt năm 2020 mặc dù xuất hiện những áp lực về lạm phát và điều hành tỷ giá. Kết hợp với 1 số yếu tố thuận lợi khách quan bên ngoài, và những thay đổi trong điều hành tỷ giá của NHNN sau khi bị Mỹ cáo buộc

49

thao túng tiền tệ, KBSV nhận định tỷ giá và lạm phát sẽ tiếp tục biến động trong tầm kiểm soát và không vượt ra ngoài mức mục tiêu Chính phủ.

Kinh tế Việt Nam đã phục hồi tốt hơn kỳ vọng trong nửa cuối năm và là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng GDP dương tính đến thời điểm hiện tại. Việc kiểm soát tốt dịch bênh đồng thời tận dụng được các yếu tố nội tại (tiêu dùng nội địa và đầu tư công) và lợi thế nằm trong chuỗi giá trị (xuất khẩu) là nhân tố giúp Việt Nam trở thành điểm sáng trong khu vực và thế giới. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP 2020 ước tính tăng 2.9% YoY, mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.

Hình 2.2. Tăng trưởng GDP 9 tháng 2020 của Việt Nam và các nước đối tác lớn (%) (Nguồn: Bloomberg, KBSV)

Trong năm 2021, kỳ vọng dịch Covid vẫn được kiểm soát tương đối tốt ở Việt Nam. Vắc-xin hiện tại đã phân phối tại một số nước phát triển với số lượng hạn chế và được kỳ vọng phân bố diện rộng, đến được những quốc gia có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam sớm nhất cũng vào nửa sau của 2021. Do vậy, hoạt động dịch vụ, du lịch, lưu trú chưa thể hồi phục như thời điểm trước dịch và việc mở cửa cho các đường bay quốc tế cũng sẽ giới hạn trọng nhóm các quốc gia kiểm soát tốt dịch. Với kịch bản cơ sở như trên, tăng

50

trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam được dự báo đạt 6.6%. Các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng bao gồm tiêu dùng nội địa, hồi phục hoạt động sản xuất chế biến chế tạo, các hiệp định FTAs, và sự quay lại của dòng vốn FDI. Trong khi đó, rủi ro sẽ đến từ việc áp thuế bổ sung của Mỹ và nguy cơ bị hạ xếp hạng tín nhiệm do nợ công cao.

Ba hiệp định thương mại lớn nhất mà Việt Nam đã tham gia và ký kết trong vòng 2 năm qua là CTTPP, EVFTA và RCEP. Trong đó, đáng chú ý là CTTPP và EVFTA đã có hiệu lực từ 2019 và 2020, mở đường cho việc gia tăng thương mại giữa EU, 6 nước đối tác trong CTTPP và Việt Nam. EVFTA đã loại bỏ gần 99% thuế hải quan giữa hai nước với lộ trình 8 năm trong khi CTTPP cam kết xóa 97% - 100% hàng hóa từ Việt Nam tùy từng đối tác với lộ trình 16 năm. Điểm khác biệt trong RCEP là quy tắc xuất xứ, khi Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN là những đối tác chính Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên RCEP sẽ có thể đáp ứng điều kiện xuất xứ một cách dễ dàng hơn. Như vậy, các hiệp định FTAs sẽ tạo ra một sự thúc đẩy rất cần thiết cho các ngành công nghiệp của Việt Nam và việc xóa bỏ thuế quan sẽ có lợi cho các ngành xuất khẩu chủ lực, bao gồm sản xuất điện thoại và các sản phẩm điện tử, dệt may, da giày, nông sản (gạo và cà phê) và thủy sản (cá da trơn và tôm).

- Tình hình lạm phát

Lạm phát đã được kiểm soát tương đối tốt trong năm 2020 nhờ các biện pháp kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ mặc dù áp lực gia tăng do giá thực phẩm tăng mạnh. Chỉ số CPI bình quân 2020 tăng 3.2% YoY, thấp hơn tương đối nhiều so với mức trần 4.0% của Chính phủ. Nếu tính riêng theo Quý, chỉ số lạm phát bình quân hạ nhiệt tương đối mạnh trong 6 tháng cuối năm xuống chỉ còn 1.4% trong Quý 4 từ mức 5.6% vào Quý 1. Lạm phát cơ bản cũng có xu hướng giảm dần, với tốc độ chậm hơn. Lạm phát cơ bản bình quân 2020 đạt 2.3%, nằm trong khoảng cho phép 2.0% - 2.5% của Chính phủ.

- Tình hình lãi suất và chính sách tiền tệ

Để đối phó với dịch Covid-19 và kích cầu tín dụng, NHNN quyết định hạ lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp vào tháng 3, tháng 5 và 10 với tổng mức giảm là 150 bps đối với

51

lãi suất tái cấp vốn, cũng như hạ trần lãi suất huy động dưới 6 tháng từ 80- 100bps. Bên cạnh đó, NHNN hoãn siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thêm 1 năm để cho các ngân hàng không bị chịu áp lực cơ cấu lại nguồn vốn trong bối cảnh các NHTM phải hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt thanh khoản, thông qua việc giảm lãi suất cho vay, giãn nợ và cơ cấu lại nợ. Xét về tổng thể, các chính sách tiền tệ nhằm đối phó với dịch Covid-19 của NHNN vẫn ở mức nhẹ hơn so với các nước trong khu vực và chủ yếu sử dụng nguồn lực từ các NHTM, do vậy mức tác động đến cung tiền là không nhiều như các quốc gia khác. Đây là những chính sách tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế của NHNN, mang tính chất nới lỏng có kiểm soát nhằm tránh những hệ lụy về sau như nợ xấu và bong bóng giá tài sản như giai đoạn 2009 – 2011.

Chính sách tiền tệ được dự báo sẽ duy trì trạng thái nới lỏng trong năm 2021 nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình gặp khó khăn. Nhiều khả năng NHNN sẽ hạ lãi suất điều hành thêm 1 lần nữa trong nửa đầu năm 2021, khi áp lực giá tiêu dùng vẫn chưa đáng lo ngại. Tăng trưởng M2 sẽ tăng nhẹ so với năm 2020, dự kiến đạt 14% và nằm trong biên độ NHNN duy trì từ năm 2018. Mức tăng trưởng này được đánh giá là vừa đủ để có thể cung cấp một lượng tiền lớn vào nền kinh tế (khoảng 1.5 triệu tỷ đồng) và không tạo áp lực lên bong bóng giá tài sản.

2.2.1.3 Yếu tố khoa học công nghệ

Nhìn chung, xu hướng phát triến công nghệ của VNPT Vũng Tàu đã theo những xu hướng phát triển công nghệ tiên tiến trên thế giới do đó chất lượng dịch vụ sẽ ngày càng nâng cao, nhiều dịch vụ mới sẽ ra đời với chi phí ngày càng giảm. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng là lý do tất yếu của sự dư thừa số lao động năng lực và trình độ thấp. Việc sắp xếp, bố trí công ăn việc làm cho số lao động này là một bài toán khó cho VNPT Vũng Tàu . Vì vậy, việc tiếp tục khai thác các lợi thế của kỹ thuật công nghệ sẽ phải

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của VNPT vũng tàu giai đoạn 2021 – 2025 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)