Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở huyện Văn Giang

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp cap cấp llý luận chính trị nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 39 - 45)

- Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn có nhiều đổi mới trong hoạt động của

b. Tổ chức và hoạt động của các đoàn thể nhân dân

2.2.4. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở huyện Văn Giang

sở huyện Văn Giang

2.2.4.1. Nhóm giải pháp về thực hiện chức năng, nhiệm vụ và xây dựng các mối quan hệ của các tổ chức trong HTCT cấp cơ sở

Việc phân định chức năng, nhiệm vụ và xây dựng các quan hệ giữa các tổ chức trong HTCT ở cơ sở cần chú ý thực hiện những biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất: Các tổ chức Đảng ở cơ sở (Đảng bộ, chi bộ cơ sở) cần quán triệt và nhận thức sâu sắc vai trò là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở cơ sở.

- Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng bộ, chi bộ. Cơ sở là cấp hành động, cấp tổ chức thực hiện, nên nghị quyết của tổ chức cơ sở Đảng là nghị quyết để hành động; do đó, phải chú trọng tính thiết thực, cụ thể, làm việc gì, để làm gì (mục đích), ai làm (lực lượng) cách tổ chức thực hiện như thế nào, những kết quả đạt được ra sao, thời gian hoàn thành… Nghị quyết của tổ chức Đảng ở cơ sở cần ngắn gọn, rõ ràng, không trừu tượng, không rập khuôn máy móc theo văn bản của cấp trên, mà phải vận dụng cụ thể hóa với tình hình thực tế.

- Nâng cao chất lượng công tác kết nạp đảng viên; lựa chọn những quần chúng ưu tú nhất, tiêu biểu nhất cho phong trào cơ sở để bồi dưỡng kết nạp vào Đảng. Cần chú trọng kết nạp những người lao động sản xuất giỏi và có kinh nghiệm, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Quan tâm phát triển Đảng trong lớp trẻ để tạo nguồn cán bộ về lâu dài, khắc phục tình trạng “lão hóa” Đảng.

Thứ hai: Đổi mới chính quyển cơ sở (HĐND, UBND xã).

Đối với chính quyền cơ sở ở Văn Giang cần chú ý những biện pháp sau: - Chính quyền cơ sở phải thể hiện, cụ thể hóa phương hướng, chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ xã trong công tác quản lý của chính quyền với tinh thần chủ động và sáng tạo, đề cao tinh thần phụ trách và chịu trách nhiệm với những nhiệm vụ được giao, theo chức trách và thẩm quyền. Chính quyền cần đặc biệt

chú trọng cung cấp cho dân biết những thông tin cần thiết liên quan tới cuộc sống của họ, về hoạt động của chính quyền để dân giám sát và kiểm tra.

- Đối với HĐND xã: Để phát huy hiệu lực, đảm bảo cho HĐND xã hoạt động thực sự hiệu quả, tránh hình thức, các HĐND cần có cơ cấu đại biểu hợp lý, nhưng phải đảm bảo chất lượng, đủ tiêu chuẩn về năng lực và phẩm chất chính trị, đạo đức; tăng số lượng đại biểu HĐND là người ngoài Đảng, tránh tình trạng đại biểu HĐND hầu hết là đảng viên và đang giữ chức vụ, hạn chế tiếng nói trực tiếp từ dân, ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp tham gia quản lý chính quyền của quần chúng. Để đổi mới chất lượng đại biểu HĐND xã, cần có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn trình độ, học vấn, chuyên môn, trình độ hiểu biết pháp luật. Phải thay đổi cách thức, phương pháp tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri. Khắc phục tình trạng “cử tri chuyên nghiệp”

- Đối với UBND xã: Là cơ quan chấp hành của HĐND xã và là cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở, UBND xã cần chú ý nâng cao năng lực hành pháp ở cơ sở. Trước hết, cần chú trọng năng lực tổ chức, điều hành của chủ tịch UBND, xây dựng mối quan hệ giữa chủ tịch UBND và chủ tịch HĐND và Bí thư Đảng ủy cơ sở. Trong UBND xã phải có sự phân công rành mạch giữa Chủ tịch, Phó Chủ tịch (được ủy quyền một số mặt công tác thay Chủ tịch giải quyết công việc khi Chủ tịch vắng mặt); đồng thời, tăng cường chức trách của các ủy viên thường trực hay ủy viên thư ký của UBND, chuyên môn hóa cán bộ chuyên môn của UBND.

- Để xây dựng chính quyền thực sự “của dân, do dân, vì dân, trong sạch, vững mạnh”, phải đẩy mạnh cải cách hành chính, làm tròn trách nhiệm của cơ quan chính quyền được nhân dân ủy quyền. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng chính quyền cơ sở, cần tập trung vào các vấn đề trọng yếu là:

+ Cải cách thể chế: Thực hiện cải cách cơ bản các thủ tục hành chính, loại bỏ những khâu bất hợp lý, phiền hà; ngăn chặn cửa quyền, tham nhũng và hối lộ; xóa bỏ những quy định gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, kìm hãm phát triển kinh tế; triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”.

+ Chấn chỉnh bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn và đảm bảo sự điều hành tập trung thống nhất, có hiệu lực. Phát huy tính tự chủ, năng động của chính quyền cơ sở, khắc phục tình trạng bộ máy UBND xã cồng kềnh, hiệu quả thấp. Chú trọng xây dưng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt.

Thứ ba: Đẩy mạnh đổi mới hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân

dân, tạo sự đổi mới đồng bộ, nhất quán của toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở. Đa dạng hóa và phối hợp các hình thức hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị để tăng cường tập hợp quần chúng và nâng cao tính tích cực chính trị - xã hội, tính tự quản, tính cộng đồng của dân cư xây dựng cuộc sống mới, đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Các thành viên của Mặt trận, bằng những nội dung và hình thức hoạt động đa dạng, phong phú của mình, cần góp phần vào việc củng cố khối liên minh chính trị - xã hội, khối đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống ấm no, yên vui, hạnh phúc cho nhân dân. Đổi mới đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, coi trọng và mở rộng các tổ chức và hoạt động tự quản, nhất là ở thôn xóm, tuyên truyền, giáo dục quần chúng tôn trọng pháp luật, tham gia tích cực vào cuộc vận động “ Toàn dân tham gia đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, gia đình văn hóa, cộng đồng văn hóa” ở khu dân cư. Cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đề ra. Các đoàn thể cơ sở cần chủ động tạo nguồn kinh phí, sử dụng kinh phí cho các hoạt động vì lợi ích chung; cần sửa đổi những quy định không phù hợp về hội phí, đoàn phí, ưu tiên giành cho các chi đoàn, chi hội. Chính quyền đảm bảo cấp kinh phí cho Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho các đoàn thể gây quỹ theo đúng pháp luật. Nguồn kinh phí do Nhà nước cấp sẽ được HĐND xã giao khoán cho Mặt trận và các đoàn thể để có thể chủ động quyết định trong việc chi tiêu, kể cả việc trả thù lao, phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách.

Trước hết, đẩy mạnh giáo dục nhận thức về dân chủ và quy chế dân chủ cơ sở trong đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng như các tầng lớp nhân dân đông đảo trong xã hội. Nhận thức đúng về vai trò và ý nghĩa của dân chủ đối với sự phát triển của xã hội, nội dung và bản chất dân chủ trong chế độ xã hội chủ nghĩa là tiền đề, là cơ sở cần thiết để đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ hóa một cách lành mạnh, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có kết quả. Không thể phát triển kinh tế thị trường đúng hướng nếu không phát triển dân chủ trong khuôn khổ nhà nước pháp quyền, cũng không thể có nhà nước pháp quyền mà lại xem nhẹ coi thường pháp luật, không xem pháp luật là tối thượng. Dân chủ trong điều kiện một đảng lãnh đạo, một đảng cầm quyền thì dân chủ trong Đảng, trong quan hệ giữa các đảng viên trong tổ chức Đảng, quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và nhân dân có vai trò đặc biệt, là lực đẩy đối với quá trình dân chủ hóa trong Nhà nước, trong xã hội. Song dân chủ không tách rời kỷ cương, pháp luật; dân chủ phải thống nhất, gắn với tập trung, dân chủ là cơ sở và mục đích, tập trung là phương thức, phương tiện cần thiết để lãnh đạo, quản lý thực hiện thẩm quyền quyết định. Những điều kiện quan trọng nhất để thực hiện dân chủ là “dân sinh, dân trí, dân quyền”, tức là phát triển đời sống kinh tế, đảm bảo cuộc sống của dân no đủ, có năng lực nhận thức và học vấn, học thức để hành động tự giác đúng quy định của pháp luật, có quyền công dân với tư cách là người làm chủ đã được giải phóng. Muốn thực hiện tốt và thiết thực các quy định những điều “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” (cả về nội dung và phương thức thực hiện) trong quy chế dân chủ ở cơ sở cần tập trung nhiều hơn, cụ thể rõ ràng hơn trên lĩnh vực kinh tế. Thực tế cho thấy, nhân dân quan tâm nhất là những vấn đề thu chi ngân sách, những khoản đóng góp của dân và những khoản hỗ trợ của Nhà nước phải được sáng tỏ, minh bạch.

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần phát huy vai trò của tổ nhân dân tự quản, nhất là ở vùng nông thôn. Tổ nhân dân tự quản có chức năng: tự quản lý và giải quyết những công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường, phong tục tập quán và truyền

thống tốt đẹp; xây dựng mối quan hệ tình làng nghĩa xóm lành mạnh, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần nhằm thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ của cấp trên giao phó. Tổ nhân dân tự quản là nơi để nhân dân gửi gắn tình cảm của mình, phản ánh những nguyện vọng, yêu cầu bức xúc của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; là công cụ, phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Để phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ nhân dân tự quản, huyện và các xã cần tổng kết những mô hình nhân dân tự quản điển hình, từng bước nhân ra diện rộng phù hợp với điều kiện của địa phương, ở mỗi xã; đề cao tính hiệu quả, thiết thực, khắc phục bệnh hình thức. Cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, “cốt cán”, “nòng cốt” của các tổ nhân dân tự quản; cần có chính sách đãi ngộ, động viên thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ này trên nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

2.2.4.3. Nhóm giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị cấp xã

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của HTCT cấp xã ở huyện Văn Giang hiện nay đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở các xã, cần tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:

- Xác định rõ tiêu chuẩn, yêu cầu về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và phương pháp, kỹ năng công tác của từng loại cán bộ (cán bộ Đảng, Chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, chuyên môn nghiệp vụ…) làm cơ sở cho việc quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng từng loại cán bộ này.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ cơ sở của toàn huyện và ở từng xã. Chú trọng tạo nguồn cán bộ cơ sở; khắc phục tình trạng hẫng hụt đội ngũ cán bộ chủ chốt, “đốt đuốc tìm người” mỗi kỳ đại hội Đảng, đoàn thể hay bầu cử HĐND. Tích cực thực hiện trẻ hóa và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.

- Đặc biệt quan tâm và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở. Công tác đào tạo cán bộ cơ sở cần xác định rõ mục tiêu, chú ý bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả theo phương châm “vừa đảm bảo tính cơ bản, hệ thống; vừa đáp ứng được nhu cầu công tác thực tiễn”, “thiếu, yếu gì thì bồi dưỡng nấy”. Khuyến khích các hình thức tự học, tự đào tạo để thường xuyên nâng cao trình độ của cán bộ cơ sở; tạo phong trào tự học, học tập thường xuyên trong đội ngũ cán bộ ở các xã.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở từ những cán bộ trẻ, thanh niên ưu tú, ưu tiên đối với những người trưởng thành ngay từ cơ sở, con em gia đình có công với cách mạng, với địa phương; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để phát triển cán bộ nữ. Các xã cần chủ động chọn cử cán bộ và thanh niên ưu tú đi đào tạo cả về chuyên môn, nghiệp vụ, cả về lý luận chính trị, quản lý nhà nước theo các phương thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu công tác thực tế ở địa phương.

- Thực hiện luân chuyển cán bộ: Việc luân chuyển cán bộ ở cơ sở cần được tiến hành vừa tích cực, vừa thận trọng; luân chuyển cán bộ vẫn đảm bảo ổn định đội ngũ; có biện pháp tổ chức, thực hiện chính sách và công tác tư tưởng để cán bộ thông suốt, khắc phục khó khăn và tự giác thực hiện. kiên quyết đấu tranh, khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín trong từng làng, từng xã và những biểu hiện thiếu lành mạnh như lợi dụng việc luân chuyển cán bộ để thanh trừng, loại trừ, tạo phe cánh…

- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ. Việc đánh giá cán bộ cơ sở phải làm hàng năm, trước khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc chuyển công tác. Việc đánh giá cán bộ phải trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình; theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai, kết luận theo đa số. Trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về chi ủy, Chi bộ nơi cán bộ trực tiếp sinh hoạt, Đảng ủy xã và Huyện ủy, cùng với bản thân cán bộ tự đánh giá.

- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ, nhằm nắm chắc thông tin diễn biến về tư tưởng, hành động của cán bộ, giúp cho các cấp ủy (Đảng ủy xã và Huyện ủy) phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh

và tác động, đảm bảo cho mỗi cán bộ, cả đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc của Đảng.

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp cap cấp llý luận chính trị nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w