- Đội Hành chính, nhân sự, tài vụ, quản trị ấn chỉ: Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và quản lý ấn
9. Thu từ quỹ đất công
3.3.3. Đối với Tổng cục Thuế
- Đối với các Chi cục Thuế có số công chức, số lượng DN NQD được phân cấp quản lý lớn đề nghị cho thành lập các đội thanh tra thuế nhằm giảm bớt áp lực cho kiểm tra thuế hiện nay.
- Đề nghị Tổng cục Thuế quy định nộp bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo khi nộp hồ sơ khai thuế để tạo điều kiện cho công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại CQT được hiệu quả và kiểm tra tại trụ sở NNT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội và cũng đầy thách thức, công tác quản lý thuế phải đi theo những định hướng không thể tách rời mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước.
Để công tác quản lý thuế trên địa bàn thành phố Hội An có hiệu quả, Chi cục Thuế cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý thuế từ kiện toàn bộ máy tổ chức đến việc đổi mới hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế; đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, vi phạm trong sản xuất kinh doanh, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế… và đề ra một số giải pháp chống thất thu thuế trong các lĩnh vực đặc thù góp phần tăng cường công tác quản lý thuế đối với trên địa bàn thành phố Hội An.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế tại Chi
cục Thuế thành phố Hội An”. Luận văn rút ra những kết luận sau:
Nghiên cứu đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế trên địa bàn thành phố Hội An, từ bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế TP. Hội An. Bằng phương pháp thu thập thông tin điều tra bảng hỏi, sau đó thực hiện tổng hợp số liệu trên EXCEL và xử lý phân tích trên phần mềm SPSS đã đưa ra được những đánh giá chung, tổng quát. Từ đó phân tích những khó khăn tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý thuế trên địa bàn thành phố Hội An do Chi cục Thuế quản lý. Nghiên cứu đưa ra một số kết luận như sau:
Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT vẫn chưa có nhiều hình thức tuyên truyền, hỗ trợ để mọi người, đặc biệt là đối tượng nộp thuế hiểu và chấp hành, chưa thực sự đáp ứng theo yêu cầu thực hiện tuyên truyền về cơ chế tự khai, tự nộp của ngành thuế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thuế mới.
Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn mang tính chủ quan và thường sử dụng phương pháp thanh kiểm tra các doanh nghiệp kê khai thuế phải nộp thấp, kê khai thuế không tương xứng với các doanh nghiệp cùng loại trên địa bàn.
Chưa có kế hoạch đối với các nhóm đối tượng nợ thuế có sự tuân thủ khác nhau, chưa có biện pháp cưỡng chế thích hợp làm thay đổi dần hành vi của doanh nghiệp theo hướng tích cực hơn.
Lực lượng cán bộ công chức làm công tác kiểm tra trong những năm gần đây được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ còn chưa đồng đều.
Các vấn đề đặt ra cho công tác quản lý thuế theo từng chức năng quản lý, từ công tác đăng ký, kê khai thuế, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; công tác hoàn thuế, công tác thu nợ và cưỡng chế nợ; công tác thanh tra, kiểm tra thuế… đã được luận văn chỉ ra và làm rõ nguyên nhân.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá và thống kê số liệu về các đối tượng nộp thuế, luận văn đã đưa ra định hướng công tác quản lý thuế của Chi cục Thuế TP. Hội An những năm đến và đề xuất 5 nhóm giải pháp lớn để nâng cao chất lượng công tác quản lý Thuế tại Chi cục Thuế TP. Hội An.