Méo phi tuyến mô hình BB đơn giản hóa có thể được biểu diễn như sau:
𝑦𝐼.𝐵𝐵′ (𝑡) = 𝑎3𝐼𝑦̃ (𝑡) + 𝑎𝐼 4𝐼𝑦̃(𝑡)𝐼3 (3.3a)
𝑦𝑄.𝐵𝐵′ (𝑡) = 𝑎3𝑄𝑦̃(𝑡) + 𝑎𝑄 4𝑄𝑦̃(𝑡)𝑄3 (3.3b)
Giống như thực hiện mô phỏng méo RF và mất cân bằng I/Q thì để mô phỏng méo gây ra do bộ khuếch đại trong băng cơ sở cũng sử dụng đầu vào là tín hiệu 2 tần số 4,125 MHz và 12,29 MHz. Kết quả mô phỏng méo BB được thể hiện như trên Hình 3.4.
Hình 3.4: Méo phi tuyến gây ra bởi bộ khuyếch đại băng cơ sở
Sau khi tạo ra 2 tín hiệu QPSK sẽ thực hiện thiết lập phi tuyến do bộ khuếch đại trong băng cơ sở theo công thức (3.3a) và (3.3b). Sau đó sẽ thực hiện tính toán FFT cho thành phần phi tuyến này và thực hiện hiển thị phổ công suất của méo phi tuyến do khuếch đại BB. Kết quả mô phỏng trên Hình 3.4 minh chứng một tín hiệu hai tone bị ảnh hưởng bởi mô hình phi tuyến BB đơn giản. Để nhấn mạnh ảnh hưởng BB thì thành phần phi tuyến RF và mất cân bằng I/Q bộ trộn được bỏ qua trong hình này.
Phi tuyến I và Q độc lập nhau do sau khi chuyển đổi xuống I/Q, tín hiệu gặp phi tuyến BB xuất hiện ở các nhánh I và Q riêng biệt. Đây là một trong những khác biệt chính giữa phi tuyến RF và BB. Các thành phần tần số hài gây ra do méo này
bao gồm thành phần xung quanh tần số f1, f2 đồng thời có cả thành phần tần số 2f1 +
f2, f1 + 2f2 và f1 + 3f2; các thành phần xung quanh tần số ảnh -f1, -f2 và -2f1 - f2, -f1 -
2f2 và -f1 - 3f2. Việc loại bỏ thành phần tần số hài ở dải mong muốn đòi hỏi phải có