Lý do sử dụng CSDL phân tán cho bài toán quản lý vật tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình cơ sở dữ liệu phân tán cho hệ thống quản lý vật tư tại công ty FPT telecom hà nội (Trang 27 - 28)

Các tổ chức có cấu trúc phân tán: Trong thực tế các tổ chức kho, đơn vị đề xuất nhập kho, xuất kho được phân tán khắp nơi trong khi đó dữ liệu quản lý ngày càng lớn và phục vụ cho nhiều người dùng nằm phân tán, vì vậy CSDL phân tán là con đường thích hợp với cấu trúc tự nhiên của các tổ chức, đơn vị đó.

- Kết nối các CSDL có sẵn: CSDL phân tán là giải pháp tự nhiên khi có các CSDL đang tồn tại và sự cần thiết xây dựng một ứng dụng toàn cục. Trong đề tài này CSDL phân tán từ dưới lên dựa trên nền tàng CSDL đang tồn tại. Tiến trình này đòi hỏi phải tái cấu trúc các CSDL cục bộ ở một mức nhất định.

- Sự lớn mạnh của tổ chức: Các tổ chức, đơn vị trong công ty có thể phát triển mở rộng bằng cách thành lập thêm các đơn vị mới, vừa có tính tự trị, vừa có quan hệ với các tổ chức, đơn vị khác.

- Giảm chi phí truyền thông: Tăng ứng dụng cục bộ làm giảm chi phí truyền thông.

- Nâng cao hiệu suất: Có cơ chế xử lý song song và phân mảnh dữ liệu theo ứng dụng làm cực đại hóa tính cục bộ của ứng dụng.

Hai nguyên nhân về mặt kỹ thuật đáp ứng cho sự phát triển hệ cơ sở dữ liệu phân tán:

- Công nghệ tạo ra máy tính nhỏ và nền tảng phần cứng có khả năng phục vụ xây dựng hệ thống thông tin phân tán.

Kỹ thuật thiết kế hệ cơ sở dữ liệu phân tán được phát triển vững chắc dựa trên 2 kỹ thuật thiết kế chính là Top-Down và Bottom-up từ những năm thập kỷ 60. Kỹ thuật thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán phức tạp nhưng hệ cơ sở dữ liệu phân tán cũng cần thiết cho xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.

Những hạn chế của mô hình CSDL tập trung:

- Quản lý CSDL lớn gặp nhiều khó khăn không phù hợp phục vụ cho tổ chức, đơn vị nằm phân tán.

- Trong các tổ chức lớn dữ liệu mà hầu hết các ứng dụng có thể truy nhập được lưu trữ trên một máy tính trung tâm. Trong nhiều hệ thống, người sử dụng từ xa có thể truy nhập cơ sở dữ liệu này thông qua các thiết bị đầu cuối và các móc nối truyền dữ liệu. Các hệ CSDL trung tâm thường lưu trữ các CSDL tích hợp rất lớn và được nhiều người sử dụng truy nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình cơ sở dữ liệu phân tán cho hệ thống quản lý vật tư tại công ty FPT telecom hà nội (Trang 27 - 28)