Thử nghiệm phần mềm quản lý vật tư trên hệ thống phân tán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình cơ sở dữ liệu phân tán cho hệ thống quản lý vật tư tại công ty FPT telecom hà nội (Trang 74 - 79)

Triển khai chương trình quản trị CSDL phân tán được bố trí tại ba vị trí: Cầu Giấy, Ba Đình, Hà Đông. Ở các vị trí đều được cài đặt các ứng dụng giống nhau và mỗi vị trí truy cập trực tiếp vào CSDL tại vị trí đó và kết nối đến hai vị trí khác. Chương trình cho phép người quản trị CSDL và người thao tác CSDL tác động trực tiếp vào hệ thống để thực hiện các tác nghiệp thông qua giao diện đồ họa khá thuận tiện như nhập liệu, tìm kiếm, báo cáo,…

Module cho phép giao tiếp với người sử dụng dữ liệu cuối qua mạng Internet

hệ thống giao tiếp cộng đồng (Website) xây dựng để cung cấp cách thức sử dụng hệ thống thông qua mạng Internet, phục vụ chủ yếu cho đối tượng sử dụng dữ liệu chủ yếu là kế toán kho và nhân viên,…

Hệ thống hỗ trợ các chức năng như tra cứu vật tư, thời gian xuất, nhập, đơn giá, số lượng, khai báo thông tin vật tư tại các kho, …

Hình 3.20 Giao diện truy cập cho quyền quản trị (admin)

Giao diện truy cập dành cho quyền quản trị (admin) : có thể xem thông tin số lượng nhập kho, xuất kho, tìm kiếm và thống kê các mã vật tư. Có quyền phê duyệt các yêu cầu nhập xuất từ các máy trạm chuyển lên.

Giao diện xuất nhập vật tư khi thực hiện tại các máy trạm. Có thể thêm sửa xóa, tìm kiếm … thông tin tại các trường.

3.7 Đánh giá kết quả

Hệ thống được cài đặt và vận hành đã đáp ứng được nhu cầu khai khác thông tin của người sử dụng. Ưu điểm của hệ thống là sử dụng phương pháp phân mảnh dữ liệu để làm tăng tốc độ xử lý đảm bảo việc quản lý dữ liệu riêng tư cho mỗi chi nhánh. Giảm được khối lượng xử lý cục bộ và vận hành trong mạng lớn tại máy trung tâm và hệ thống sẽ phân tán ra ba nơi để giải quyết các nhu cầu khai thác của người sử dụng, các kết quả đạt được so với mục tiêu ban đầu đề ra :

Tốc độ truy cập nhanh chóng, số liệu thống kê chính xác minh bạch và đồng bộ, truy xuất báo cáo dễ dàng ở mọi lúc. Vào 17h00 hàng ngày hệ thống tự động cập nhật báo cáo thống kê chung và gửi dữ liệu tới danh sách mail của các cấp quản lý.

Tổng thời gian xuất/nhập vật tư qua các khâu trung gian khi áp dụng hệ thống quản lý vật tư :

1000 phiếu nhập/xuất ( trước khi áp dụng) trung bình : 360 phút 1000 phiếu nhập/xuất ( sau khi áp dụng) trung bình : 135 phút

Hiệu suất tăng 267% . Tỷ lệ thất thoát vật tư giảm xuống dưới 1%/tháng, so với mức 3% ~ 5% trước khi áp dụng hệ thống quản lý vật tư. Điểm nhấn chính của hệ thống là tự động hóa trọn vòng đời của vật tư, từ khi yêu cầu đến khi cung cấp sử dụng. Tuy nhiên để hệ thống hoạt động hiệu quả và linh hoạt hơn cần xây dựng ứng dụng chạy trên mobile, đây cũng là hướng phát triển tiếp theo của đề tài.

Trong chương này đã xây dựng hệ thống quản lý vật tư tại công ty FPT Telecom Hà Nội. Thiết kế hệ thống phân tán phục vụ việc quản lý vật tư. Xây dựng được ứng dụng chạy trên môi trường Desktop và Web kết nối được cơ sở dữ liệu SQL Sever và thực hiện được các chức năng của hệ thống.

KẾT LUẬN

Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống phân tán và internet thì việc nghiên cứu cơ sở dữ liệu phân tán và thiết kế hệ thống phân tán cho hệ thống lớn có phạm vi sử dụng rộng là vấn đề cần được nghiên cứu và triển khai. Hệ thống quản lý vật tư của công ty FPT Telecom tại Hà Nội là hệ thống phục vụ việc quản lý xuất, nhập vật tư, vì đây là hệ thống có tần suất sử dụng cao và có phạm vi sử dụng rộng do vậy việc đề xuất thiết kế hệ thống phân tán là một vấn đề khả thi. Do vậy đề tài nghiên cứu cơ sở dữ liệu phân tán và thiết kế cơ sơ dữ liệu phân tán cho hệ thống quản lý vật tư của công ty FPT Telecom tại Hà Nội sẽ giải quyết được các vấn đề sau: Thứ nhất, nghiên cứu được cơ sở dữ liệu phân tán đặc biệt thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán, nghiên cứu được các công cụ quản trị cơ sơ dữ liệu phân tán và công cụ thiết kế giao diện chạy được trên môi trường mạng. Thứ hai, thiết kế được cơ sở dữ liệu phân tán cho hệ thống quản lý vật tư của công ty FPT Telecom tại Hà Nội và triển khai ứng dụng trên môi trường mạng.

Về mặt lý thuyết: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đã trình bày được tổng quan về cơ sở dữ liệu phân tán, thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán. Sau khi đã nghiên cứu hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server cho thấy SQL Server là hệ quản trị CSDL hỗ trợ mạnh cho cơ sở dữ liệu phân tán. Đây là công cụ được các hệ thống thông tin lớn chọn làm môi trường cài đặt CSDL và phát triển ứng dụng với khả năng quản trị cơ sở dữ liệu phân tán rất tốt phù hợp với các hệ thống phân cấp, phân tán về vị trí địa lý cũng như khả năng về an toàn dữ liệu cho hệ thống. Luận văn là cơ sở lý thuyết vững chắc để người sử dụng muốn tìm hiểu và nghiên cứu về cơ sở dữ liệu phân tán. Đặc biệt là lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán giúp người sử dụng có thể áp dụng để phát triển các hệ thống lớn trong môi trường phân tán và phạm vi sử dụng rộng.

Về mặt ứng dụng: Xây dựng thành công hệ thống quản lý vật tư của công ty FPT Telecom tại Hà Nội. Hệ thống được thiết kế theo hướng phân tán dữ liệu, dữ liệu được đồng bộ tại các Server, hệ thống dữ liệu tập trung đã ứng dụng được khả năng quản trị dữ liệu phân tán của SQL Server. Nghiên cứu của đề tài góp phần giải

quyết được vấn đề rất lớn trong hệ thống quản lý vật tư của công ty FPT Telecom tại Hà Nội. Do hệ thống được thiết kế phân tán dựa vào tần suất sử dụng và khoảng khách địa lý khai thác dữ liệu nên làm tăng được tốc độ xử lý và giảm nghẽn mạng khi có nhiều đối tượng khai thác hệ thống. Bên cạnh những ưu điểm mà hệ thống đạt được, hệ thống còn bộc lộ những nhược điểm sau: Chưa khai thác triệt để khả năng quản trị cơ sở dữ liệu phân tán của SQL Server. Hệ thống chưa triển khai được trên phạm vi rộng hơn trong khu vực và trên toàn thế giới.

Để hoàn thành đề tài thì luận văn phát triển theo hướng sau, về mặt lý thuyết cần nghiên cứu thêm ủy thác phân tán, điều khiển đồng thời phân tán theo nhãn thời gian, tối ưu hóa vấn tin trong cơ sở dữ liệu phân tán tán, điều khiển tương tranh trong cơ sở dữ liệu phân tán. Nghiên cứu sâu hơn về SQL Server để khai thác triệt để khả năng quản trị cơ sở dữ liệu phân tán của SQL Server đảm bảo cho dữ liệu được bảo mật, an toàn và tính đồng bộ dữ liệu của hệ thống giải quyết được tranh chấp dữ liệu. Về mặt ứng dụng thì hệ thống triển khai được trên phạm vi rộng hơn trong khu vực và trên toàn thế giới. Kết hợp được các thuật toán điều khiển tương tranh, tối ưu hoá vấn tin vào hệ thống để hệ thống hoạt động tốt đáp ứng được nhu cầu khai khác thông tin của người sử dụng và triển khai được diện rộng cho kết quả như mong đợi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] TS. Nguyễn Mậu Hân (2004), Giáo trình Cơ sở dữ liệu phân tán, Đại học khoa học Huế.

[2] TS. Phạm Thế Quế (2009), Giáo trình Cơ sở dữ liệu phân tán, NXB thông tin và truyền thông.

[3] TS. Nguyễn Bá Tường (2005), Nhập môn cơ sở dữ liệu phân tán, NXB Khoa học và kỹ thuật.

[4] Vũ Đức Thi (1997), Cơ sở dữ liệu – kiến thức và thực hành, NXB Thống kê.

Tiếng Anh

[1] M. Tamer Ozsu, Patrick Valduriez, biên dịch Trần Đức Quang (1999),

Nguyên lý các hệ CƠ SỞ DỮ LIỆU phân tán, tập I, NXB Thống kê.

[2] Kenneth H. Rosen, người dịch: Phạm Văn Thiều, Đặng Hữu Thịnh (1998), Toán rời rạc Ứng dụng trong tin học, NXB Khoa học và kỹ thuật.

[3] Clement T.Yu, Weiyi Meng (1998), Principles of Database Query Processing for Advanced Applications, Morgan Kaufmann Publishers, Inc.

[5] Sakti Pramanik, David Ittiner (1985), Use of Graph-Theoretic Models for Optimal Relational Database Accesses to Perform Join, pages 57-76 , ACM Transaction on Database Systems.

[6] Zhe Li, Kenneth A. Ross (1994), Better Semijoin Using Tuple Bit- Vectors, Technical Report No. CUCS-010-94.

[7] Ramzi A. Haraty, Roula C.Fany (2001), Query Acceleration in Distributed Database Systems, Colombian Journal of Computation. Volume 2, Number1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình cơ sở dữ liệu phân tán cho hệ thống quản lý vật tư tại công ty FPT telecom hà nội (Trang 74 - 79)