Trong các hệ thống thông tin, xác suất lỗi tín hiệu tỉ lệ với tỉ số tín/tạp SNR đƣợc yêu cầu để giải mã tín hiệu. Tín hiệu càng khó giải điều chế, SNR càng phải lớn để giải mã đƣợc. Trong điều chế khóa dịch pha PSK, việc sử dụng các trạng thái pha bổ sung gây ra lỗi, do đó yêu cầu SNR lớn hơn để giải
mã. Nếu một tín hiệu có độ dƣ, nhƣ trong trƣờng hợp mã chập, SNR yêu cầu nhỏ hơn.
Trên thực tế, SNR yêu cầu thƣờng lớn hơn giá trị lý thuyết do các điều kiện ảnh hƣởng. Giá trị SNR thƣờng lấy tại điểm 10 % tốc độ lỗi gói (PER).
Tỉ số sóng mang/nhiễu CIR gần giống với SNR yêu cầu của một tốc độ dữ liệu. Đó là lƣợng công suất tín hiệu một sóng mang phải lớn hơn một tín hiệu nhiễu trƣớc khi PER của nó giảm tới một mức nhất định. Điểm khác nhau cơ bản giữa CIR và SNR là nhiễu tạp trong CIR thƣờng là từ một nguồn vô tuyến khác, với giới hạn PER của thiết bị lớn hơn nhiều nền tạp AWGN.
Độ nhạy của một đƣờng kết nối vô tuyến là tín hiệu nhỏ nhất mà một thiết bị vô tuyến có thể nhận đƣợc mà vẫn bảo đảm đƣợc một tỉ số PER (thông thƣờng là 10%). Nó tỉ lệ trực tiếp với SNR yêu cầu của một tốc độ dữ liệu trong một dải thông nào đó. Trong dải thông 20 MHz, AWGN khoảng - 99 dBm. Trong trƣờng hợp một tín hiệu BPSK yêu cầu khoảng 1 dB SNR với PER 10 %, độ nhạy của máy vô tuyến là -99 + 1 = -98 dBm. Thƣờng các thiết bị chuẩn IEEE 802.11 có độ nhạy thực tế tốt hơn so với độ nhạy yêu cầu của chuẩn IEEE 802.11, các giá trị này đƣợc mô tả trong bảng 2.4.
Bảng 2. 4. Độ nhạy yêu cầu và độ nhạy thông thường thiết bị IEEE 802.11