Tại Việt Nam, thị trường viễn thông di động đang cạnh tranh rất khốc liệt. Hơn 27 năm qua, thị trường di động ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, từ lúc chỉ có một nhà khai thác di động đầu tiên là MobiFone (năm 1993) đến 2009 có 7 nhà khai thác và tới nay tại Việt Nam còn 6 nhà khai thác di động.
Hình 3.1: Thị phần mạng di động tại Việt Nam năm 2019
Nguồn: Sách trắng CNTT-TT 2019, Bộ TT&TT
Hình 3.2: Số thuê bao di động cả nước giai đoạn 2015-2018
123,924,576 125,454,516 115,014,658 130,385,371 105,000,000 110,000,000 115,000,000 120,000,000 125,000,000 130,000,000 135,000,000 2015 2016 2017 2018
Số thuê bao di động cả nước
Nguồn: Sách trắng CNTT-TT 2019, Bộ TT&TT
Hình 3.3: Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động / 100 dân giai đoạn 2015-2018
Nguồn: Sách trắng CNTT-TT 2019, Bộ TT&TT
Hình 3.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng thuê bao di động tại Việt Nam trong thời gian qua là khá chậm.Từ năm 2015 đến 2016 tăng hơn một triệu thuê bao, sau đó sụt giảm hơn 10 triệu thuê bao vào năm 2017 và cuối cùng tăng hơn 15 triệu thuê bao vào năm 2018. Tỷ lệ thuê bao trên 100 dân cũng tăng trưởng tương ứng với từ 132,44% năm 2015, tăng lên 132,66% năm 2016 và đến cuối năm 2017 la 124.08%. Cuối năm 2018, tỷ lệ thuê bao trên 100 dân tăng lên 136,74%. Điều nay cho thấy thị trường viễn thông di động tại Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại, và có dấu hiệu dần đạt bão hòa.
Tại Việt Nam, MVNO ra đời là một minh chứng rõ nét cho quyết tâm của Chính phủ trong việc mở cửa thị trường viễn thông Việt Nam, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có để cung cấp dịch vụ. Như các bạn đã biết, công nghệ truyền thống với nhiều bất cập như làm mất mỹ quan do phải dựng quá nhiều cột BTS, dựng cột hoặc đào đường để làm truyền dẫn. Việc MVNO ra đời không những giảm thiểu được những bất cập này mà còn góp phần gia tăng dịch vụ, giảm chi phí đầu
132.44 132.66 124.08 136.74 116.00 118.00 120.00 122.00 124.00 126.00 128.00 130.00 132.00 134.00 136.00 138.00 2015 2016 2017 2018
Tỉ lệ thuê bao di động /100 dân