Đo tần số là quá trình so sánh giữa một tần số không biết và một tần số đã biết (tần số chuẩn).
- Phương pháp quét dùng phân tích phổ:
Trong một số điều chế số, không như hầu hết các điều chế tương tự, rất khó để xác định tần số đặc trưng của phát xạ (như tần số sóng mang trong trường hợp điều chế tương tự). Trong các trường hợp như vậy, tần số trung tâm fc có thể được tính từ đường biên trên và đường biên dưới của băng thông chiếm dụng (Hình 2.1)
.16 dB 7.63 MHz MKR DELTA *RBW 3.0kHz VBW 3.0kHz SWP 2.8sec SPAN 10.00MHz CENTER 650.00MHz RL -20.0dBm *ATTEN 0dB 10dB/ MKR 1 646.19 MHz MKR 2 653.81 MHz Hình 2.1. Phổ tín hiệu số fc=½(fl + fu) (2.1) Trong đó: fc: tần số trung tâm
fl: giá trị tần số nhỏ hơn của băng thông chiếm dụng fu: giá trị tần số lớn hơn của băng thông chiếm dụng
- Phương pháp đếm tần [4]: Tín hiệu thu được fx được biến đổi từ bộ tổng hợp tới IF hoăc tần số chuẩn 10 MHz. Khi bộ tổng hợp được điều khiển bởi dao động thạch anh ổn định thì tần số Δf tại mức IF tương ứng với tần số Δf tại mức RF. Bắt đầu mỗi lần đo, một bộ đếm tần số nối với tầng IF được đặt một giá trị ngầm định, ví dụ là 10MHz. Sau đó bộ đếm xác định giá trị và bắt đầu chế độ đếm lùi, một lượng xung sẽ xuất hiện trong suốt quá trình đếm. Có ba trường hợp:
Nếu tần số của tín hiệu cần đo fx tương ứng chính xác với tần số chuẩn fo thì bộ đếm tần số sẽ đạt tới 0 ở cuối của quá trình đếm. Khi đó fx=fo
Nếu tần số của tín hiệu cần đo fx nhỏ hơn, bộ đếm sẽ không đạt tới giá trị 0 nhưng nhận giá trị còn lại của quá trình đếm, sau khi đổi dấu, sẽ hiển thị là tần số Δf(giá trị âm). Khi đó: fx=fo - Δf
Ngược lại, nếu tần số của tín hiệu cần đo fx lớn hơn, bộ đếm sẽ đạt tới giá trị 0 trước khi kết thúc quá trình đếm. Do vậy, bộ đếm bắt đầu chuyển sang chế độ đếm
tăng dần. Quá trình đếm tiếp diễn, các xung còn lại được đếm và sau đó hiển thị như một tần số Δf (giá trị dương). Khi đó: fx=fo + Δf