- Băng thông chiếm dụng [4]: Độ rộng của băng tần, mà tại thấp hơn giới hạn tần số thấp và cao hơn giới hạn tần số cao, công suất trung bình phát ra bằng /2 % của toàn bộ công suất trung bình của một phát xạ cho trước. Giá trị /2% thường được lấy là 0.5%
Hình 2.2. Băng thông chiếm dụng
B1: Tính toán nền nhiễu: Các giá trị PSD được cho bằng 0 nếu mức < Y trên nền tạp âm (thường chọn Y=6dB)
B2: Xác định 100% công suất(P): Phổ công suất (hay mức) tại từng vạch phổ trong băng tần cần đo.
B3: Tính công suất phổ từ tần số thấp nhất trở lên tới khi đạt 0.5%P f1 B4: Tính công suất phổ từ tần số cao nhất trở xuống tới khi đạt 0.5%P f2 Vậy băng thông chiếm dụng: OBw= f2 - f1
- Băng thông x-dB [4]: Độ rộng của băng tần mà từ giới hạn dưới đến giới hạn trên của nó bất cứ thành phần phổ rời rạc hoặc mật độ công suất của phổ liên tục thấp hơn tối thiểu x dB so với mức tham chiếu 0-dB.
Trong một vài trường hợp (như có nhiễu trong băng hoặc thiết bị không hỗ trợ đo 99%...) người ta dùng phương pháp đo băng thông x-dB và áp dụng hệ số hiệu chỉnh cho từng loại phát xạ riêng để xác định băng thông chiếm dụng của tín hiệu
Đặt thông số bộ lọc sao cho bao toàn bộ hình phổ của tín hiệu (spectrum shape) Từ mức tham chiếu 0 (mức này được xác định tùy theo từng loại tín hiệu cần đo) vẽ một đường hiển thị (display line) thấp hơn xuống 26dB.
Giao điểm của hình phổ với đường hiển thị tại hai điểm có tần số f1 và f2 Băng thông x-dB của tín hiệu là: “xdB” BW= f2 - f1