Lựa chọn phương án xử lý

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải tinh bột mì khô ở bình thuận (Trang 152 - 154)

Chi phí xây dựng công trình: 6.974.025.000 VNĐ

Chi phí cho việc xử lý 1m3 nước thải: 3.850 VNĐ/m3 nước thải

Tổng chi phí cho phương án 2:

Chi phí xây dựng công trình: 7.526860.000 VNĐ

Chi phí cho việc xử lý 1m3 nước thải: 3.975 VNĐ/m3 nước thải

Chi phí cho việc xây dựng công trình của phương án 2 lớn hơn phương án 1 là: 7.526860.000 – 6.974.025.000 = 552.832.000(VNĐ)

Chi phí cho việc xử lý 1 m3 nước thải của phương án 2 lớn hơn phương án 1 là: 3.975 – 3.850 = 125 VNĐ/m3 nước thải

Trong 1 năm chi phí cho việc xử lý 1 m3 nước thải của phương án 2 lớn hơn phương án 1 là:

125 × 2500 × 365 = 144.062.500 VNĐ/năm

Dựa vào tính kinh tế của hai phương án nêu trên ta thấy phương án 2 có chi phí xây dựng cũng như chi phí vận hành cao hơn phương án 1.

Về mặt công nghệ cả hai phương án này hiện nay cũng được áp dụng khá phổ biến ở nước ta và vận hành tương đối đơn giản. Điều kiện khí hậu để xử lý sinh học phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, đặt biệt là sau quá trình xử lý không sinh thêm chất ô nhiễm thứ cấp phù hợp với xu thế sử dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải.

Qua những vấn đề trình bày ở trên ta thấy phương án 1 là tốt nhất. Trong phạm vi của luận văn này, xin chọn phương án 1 là phương án thiết kế thi công.

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 Kết luận

Sản xuất tinh bột khoai mì mang lại lợi ích kinh tế cho người dân tỉnh Bình Thuận, nâng cao đời sống cho người trồng mì, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại ấp Tân Lập, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống.

Bên cạnh những lợi ích trên, việc sản xuất tinh bột khoai mì đã gây ra một số vấn đề về môi trường, đặc biệt là nước thải trong quá trình sản xuất thải ra.

Việc đưa ra công nghệ xử lý giúp nhà máy cải thiện lại tình trạng môi trường tại đây. Nước thải của nhà máy sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B QCVN 40:2011.

7.2 Kiến nghị

Bảo đảm công tác quản lý và vận hành đúng theo hướng dẫn kỹ thuật.

Thường xuyên quan trắc chất lượng nước thải xử lý đầu ra để kiểm tra xem có đạt điều kiện xả vào nguồn loại B và quan trắc chất lượng nước nguồn tiếp nhận.

Công nghệ được lựa chọn và đề xuất là khả thi và có thể là mô hình triển khai cho các nhà máy tương tự.

Mặc dù có thể xử lý cuối đường ống, nhưng nhà máy nên thực hiện sản xuất sạch hơn vừa tiết kiệm tài nguyên, năng lượng vừa giảm bớt lượng chất thải xử lý cuối đường ống.

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải tinh bột mì khô ở bình thuận (Trang 152 - 154)