Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải từ ngành công nghiệp chế biến tinh bột

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải tinh bột mì khô ở bình thuận (Trang 36 - 37)

mì khô

4.2.1 Phân tích lựa chọn công nghệ

Việc lựa chọn phương án xử lý nước thải luôn phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải

- Quy chuẩn thải ra nguồn

- Điều kiện tự nhiên, xã hội tại khu vực đặt công trình xử lý

- Tính khả thi của công trình khi xây dựng cũng như khi hoạt động

Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất tinh bột mì có các thông số đặc trưng như: pH thấp, hàm lược chất hữu cơ cao, thể hiện qua chất rắn lơ lửng (SS), nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), các chất dinh dưỡng chứa N, P, độ màu,..với nồng độ rất cao. Nước thải được sinh ra từ các công đoạn sản xuất chính sau đây:

- Nước thải phát sinh từ công đoạn rửa ướt (rửa của mì, bóc vỏ); có chứa đất bùn, cát, mảnh vỏ, phần rễ,.. chủ yếu ô nhiễm bởi các thành phần các, đất tách ra từ cũ và HCN do phân hủy phazeolunatin trong vỏ củ nhờ xúc tác của enzyme xyanoza.

- Nước thải trong quá trình nghiền củ, ép bã chứa một hàm lượng lớn nhơ tinh bột, protein, xunluloza, pectin, đường, alcaloid, antoxian và các khoáng chất tách ra trong quá trình nghiền, ly tâm tách bã và ép bã. Đây là nguồn chính gây ra ô nhiễm, nước thải có chứa SS, BOD5, COD cao.

- Nước thải từ công đoạn lắng dịch: chứa tinh bột, xenlulolza, protein thực vật, lignin và cyanua, do đó SS, BOD5, COD cao, pH thấp.

Rửa máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng: chứa dầu máy, SS, COD.

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải tinh bột mì khô ở bình thuận (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w