6. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, bộ máy quản lý của doanh nghiệp phải thực sự năng động, sáng tạo, hoạt động hiệu quả để đem lại hiệu quả cao. Cùng với sự đổi mới và thay đổi của nền kinh tế và sự đi lên của đất nước, Viễn thông Bắc Giang đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện bộ máy quản lý của mình để nâng cao năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Sơ đồ 2. 1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Viễn thông Bắc Giang.
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Ban giám đốc: đứng đầu là giám đốc, là người điều hành, quản lý chung và chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng vốn, chỉ đạo, quyết định các vấn đề hàng ngày liên quan đến hoạt động của đơn vị (lên kế hoạch hoạt động, tổ chức kinh doanh…). Đây cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty trước Tập đoàn Bưu chính viễn thông, thay mặt công ty ký kết các hợp động và đưa ra những hướng đi mang tính chất chiến lược đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Giúp đỡ, hỗ trợ công việc cho Giám đốc là hai phó giám đốc và các bộ phận, phòng ban trong công ty.
Phòng kinh doanh: phòng kinh doanh là bộ phận trực tiếp thực hiện công việc tư vấn, giới thiệu và bán hàng. Bên cạnh đó, đây là bộ phận thực hiện việc nghiên cứu, khảo sát thị trường từ đó đưa ra đánh giá nhận định và đề ra hướng kinh doanh cho công ty. Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể và tổ chức thực hiện theo chỉ tiêu doanh thu đã được duyệt.
Phòng marketing: là bộ phận lên ý tưởng, thực hiện công tác quảng cáo để giới thiệu sản phẩm qua đó giúp công tác bán hàng của phòng kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, đây cũng là bộ phận nghiên cứu, tìm hiểu về các đối
thủ canh tranh, nhu cầu của khách hàng và xây dựng thị trường cho các sản phẩm mới của công ty.
Phòng pháp chế: là bộ phận đảm bảo, hỗ trợ về mặt pháp lý cho hoạt động của công ty nói chung, mà cụ thể là hoạt động của các phòng ban khác trong công ty. Công việc của bộ phận này chủ yếu là soát xét các giao dịch giữa công ty với đối tác, khách hàng, tham mưu cho ban giám đốc về mặt pháp lý như các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực kinh doanh và các vấn đề về luật thuế, luật lao động, …
Phòng hành chính nhân sự: có nhiệm vụ tuyển dụng, quản lý các nhân viên trong công ty. Theo dõi, áp dụng đúng các quy định, chính sách, chế dộ hiện hành của nhà nước và công ty liên quan đến người lao động, lương, thưởng… Tổ chức quản lý, đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên cũng như chăm lo đời sống cho người lao động…
Phòng kế toán: phòng kế toán chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc công ty, là bộ phận giữ vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong bộ máy quản lý của công ty. Do vậy phòng kế toán có những chức năng và nhiệm vụ sau:
- Tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp với các chuẩn mực, chế độ, quy định hiện hành của Nhà nước về kế toán.
- Thu thập, phân loại, phản ánh một cách thường xuyên, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vào các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định. Tổng hợp, cân đối, lập báo cáo tài chính và cung cấp số liệu kế toán cho các đối tượng cần sử dụng theo quy định của công ty và của Nhà nước.
- Theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư, khoản vay của công ty, thực hiện các giao dịch với ngân hàng.
- Theo dõi, quản lý các khoản thu chi tài chính, tình huống huy động và sử dụng vốn, thực hiện nhanh chóng, đầy đủ quyền thu hồi các khoản phải thu.
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ công tác kế toán, thống kế, quản lý tài chính của công ty.