6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Đối với những nghiên cứu về động lực làm việc trong lĩnh vực Viễn thông thì Viễn thông cũng là một loại hình doanh nghiệp đặc thù trong việc quản lý nhân sự và chế độ lương thưởng thưởng.
Đề tài lấy mô hình của Teck-Hong và Waheed (2011) làm nền tảng nghiên cứu. Ngoài ra tác giả còn tham khảo ý kiến chuyên gia là lãnh đạo quản lý,chuyên môn nghiệp vụ tại Công ty, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm 7 thành phần là thu nhập, phúc lợi, công nhận thành tích, cơ hội thăng tiến, quan hệ với cấp trên, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc. Mô hình này có nhiều ưu điểm và lợi thế liên quan đến yếu tố cá nhân người lao động.
Theo Clark (2000), cân bằng giữa cuộc sống và công việc là về sự tương tác giữa công việc và các hoạt động khác dành cho gia đình và cộng đồng, các hoạt động giải trí và phát triển cá nhân. Sự tách biệt công việc và cuộc sống làm suy yếu cả mục tiêu của công việc lẫn mục tiêu của cá nhân giảm sút động lực làm việc và ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống gia đình.
Do vậy tác giả đề xuất thêm yếu tố “sự cân bằng trong công việc và cuộc sống” vào mô hình nghiên cứu.
Với những lý do trên, tác giả xem xét mối quan hệ của tám nhân tố tới động lực làm việc của các nhân viên trong công ty. Các nhận tố đó là: thu nhập, phúc lợi, công nhận thành tích, cơ hội thăng tiến, quan hệ với cấp trên, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, sự cân bằng trong công việc và cuộc sống.
Sơ đồ 2. 2: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả (2020)